Nhóm SVTH: Vũ Thị Phương Thảo
Trần Như Phương
Nguyễn Ngọc Anh Thư
GVHD: TH.S Dương Thị Thanh Hiền
Tóm tắt
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên viên kế toán sẽ nhằm giải đáp câu hỏi hiện tại động lực làm việc của đội ngũ nhân viên kế toán ở mức nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ? Từ đó các nhà quản lý sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nhân sự mình quản lý, có các biện pháp nâng cao hiệu quả cho kế toán; các nhân viên kế toán sẽ nhìn lại động lực thực sự mà mình đang làm việc, cống hiến là gì?
Cơ sở lý thuyết
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu khác nhau đối với các vấn đề liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực động lực làm việc đã được nhiều tác giả đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất, nghiên cứu của Boeve (2007)
Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường Y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng học thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc (JDJ) của Smith, Kendall và Hulin (1969). Theo đó, nhân tố tạo động lực được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồm lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với đồng nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007)
Abby M. Brooks (2007) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát đối với 181 người làm các công việc khác nhau trên nước Mỹ. Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu sau:
Mô hình nghiên cứu của Abby M.Brooks
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất dự đoán động lực làm việc của nhân viên; các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hài lòng của nhân viên bao gồm: đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo, cấp trên, đóng góp vào tổ chức.
Thứ ba, nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011)
Trong nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011), tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc để tiến hành cuộc khảo sát với nhân viên bán hàng tại Malaysia. Kết quả các phân tích đã chứng minh rằng động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc, sự công nhận. Các bằng chứng kết luận rằng các nhân tố duy trì hiệu quả hơn nhân tố động viên trong việc tạo động lực cho nhân viên bán hàng.
Mô hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011)
Thứ tư, nghiên cứu của Marko Kukanja (2012)
Marko Kukanja (2012) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của các nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch tại khu vực ven biển Piran của Slovenia. Nghiên cứu đã tiến hành đối với 191 nhân viên làm việc tại các quán bar, nhà hàng, quán café, kết quả cho thấy rằng tiền lương là yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo là phúc lợi xã hội và thời gian làm việc linh hoạt; yếu tố đào tạo được đánh giá ít quan trọng nhất.
Sau khi tìm hiểu nhiều nghiên cứu về tạo động lực làm việc đối với người lao động, có thể nhận thấy rằng học thuyết hai nhân tố của Herzberg và học thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những học thuyết được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng nhằm khám phá và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua tổng hợp các tài liệu, quy định và nghiên cứu trước đây nhằm xác định những khoảng trống từ các nghiên cứu đã có và tổng hợp các nhóm nhân tố tác động đến thu nhập của nhân viên kế toán.
Nghiên cứu định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ. Từ đó, tiến hành làm sạch toàn bộ dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS và đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan tuyến tính, kiểm định các giả thuyết và phân tích hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Bảng thống kê kết quả tổng hợp các nhóm biến
STT |
Nhân tố |
Biến quan sát ban đầu |
Biến quan sát còn lại |
Cronbach’s Alpha |
1 |
Thu nhập của kế toán |
4 |
4 |
0,736 |
2 |
Cơ hội đào tạo và thăng tiến |
3 |
3 |
0,708 |
3 |
Điều kiện làm việc |
3 |
3 |
0,801 |
4 |
Phong cách lãnh đạo |
3 |
3 |
0,643 |
5 |
Quan hệ đồng nghiệp |
4 |
4 |
0,733 |
|
Động lực làm việc |
3 |
3 |
0,679 |
Kiểm định KMO và Bartlett's Test: KMO là một chỉ tiêu để xem xét sự thích hợp của EFA. Nếu 0.5 ≤KMO ≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp
KMO and Bartlett's Test |
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.816 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
1603.894 |
Df |
136 |
|
Sig. |
.000 |
Hệ số KMO and Bartlett’s Test = 0.816>0.5 phân tích EFA có ý nghĩa. Từ 20 biến quan sát trích được 5 nhân tố với phương sai trích 61,657% > 50%, trị số Eigenvalue = 1.009>1. Các hệ số Factor loading đều lớn hơn 0.5.
Phương pháp trích trong phân tích nhân tố yêu cầu các giá trị trích Eigenvalue phải lớn hơn mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Do đó 5 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 có Eigenvalue là 1.009>1. Tổng phương sai trích của 5 nhân tố bằng 61,657%>50% điều này cho thấy khả năng sử dụng 5 nhân tố thành phần này giải thích được 61,657% biến thiên của các biến quan sát.
Rotated Component Matrixa |
|||||
|
Component |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
TN_01 |
.776 |
|
|
|
|
TN_02 |
.521 |
|
|
|
|
TN_04 |
.792 |
|
|
|
|
TN_03 |
.679 |
|
|
|
|
CH_03 |
|
.775 |
|
|
|
CH_01 |
|
.748 |
|
|
|
CH_02 |
|
.561 |
|
|
|
DK_02 |
|
|
.764 |
|
|
DK_03 |
|
|
.648 |
|
|
DK_01 |
|
|
.588 |
|
|
LD_03 |
|
|
|
.634 |
|
LD_02 |
|
|
|
.630 |
|
LD_03 |
|
|
|
.634 |
|
DN_04 |
|
|
|
|
.731 |
DK_03 |
|
|
|
|
.725 |
DN_01 |
|
|
|
|
.755 |
DN_02 |
|
|
|
|
.806 |
Kết quả Rotated Component Matrixa
KMO and Bartlett's Test |
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.661 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
96.651 |
Df |
3 |
|
Sig. |
.000 |
Hệ số KMO của động lực = 0.661>0.5 nên kết quả phân tích này có ý nghĩa.
Total Variance Explained |
||||||
Component |
Initial Eigenvalues |
Extraction Sums of Squared Loadings |
||||
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
|
1 |
1.842 |
61.413 |
61.413 |
1.842 |
61.413 |
61.413 |
2 |
.630 |
20.983 |
82.396 |
|
|
|
3 |
.528 |
17.604 |
100.000 |
|
|
|
Kết quả của phân tích hồi quy được sử dụng để xem xét sự tác động giữa các biến độc lập (TN, CH, DK, LD, DN) lên biến phụ thuộc (DL). Mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến được thể hiện thông qua phương trình hồi quy có dạng như sau:
Động lực làm việc của nhân viên kế toán (dl) = bo + b1xTN + b2xCH + b3xDK + b4xLD + b5xDN + e
(Với: bo: hằng số hồi quy, bi: trọng số hồi quy, e: sai số)
* Kết quả phân tích hồi quy
Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan. Các biến được đưa vào cùng một lúc để xem biến nào được chấp nhận.
Bảng Hệ số phù hợp của mô hình
Model |
R |
R Square |
Adjusted R Square |
Std. Error of the Estimate |
Durbin-Watson |
1 |
.835a |
.698 |
.690 |
.30959 |
1.505 |
Kết quả cho thấy mô hình hồi quy đưa ra kết quả tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 0,05. Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,690 có nghĩa là có 69% biến thiên của biến phụ thuộc DL – động lực làm việc của kế toán được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập: thu nhập, cơ hội học tập và thăng tiến, điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ đồng nghiệp. Còn lại 31% biến thiên động lực làm việc kế toán được giải thích bởi các nhân tố khác chưa được xem xét đến trong mô hình.
Bảng Phân tích phương sai
Mô hình |
Tổng bình phương |
df |
Trung bình bình phương |
F |
Sig. |
|
1 |
Hồi quy |
42.983 |
5 |
8.597 |
89.689 |
.000b |
Phần dư |
18.595 |
194 |
.096 |
|
|
|
Tổng cộng |
61.577 |
199 |
|
|
|
Giá trị sig của phân tích ANOVA về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Thống kê giá trị F = 89,689 được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc động lực làm việc của kế toán, sự tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức tin cậy 95%.
Bảng Kết quả hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa |
Hệ số hồi quy chuẩn hóa |
T |
Sig. |
Thống kê đa cộng tuyến |
||
Beta |
Sai số chuẩn |
Beta |
Dung sai |
VIF |
|||
(Constant) |
.381 |
.201 |
|
2.895 |
.000 |
|
|
Thunhap |
.430 |
.060 |
.430 |
7.150 |
.000 |
.430 |
2.326 |
Cohoi |
.253 |
.055 |
.271 |
4.607 |
.000 |
.449 |
2.227 |
dieukien |
.264 |
.048 |
.298 |
5.520 |
.000 |
.534 |
2.872 |
lanhdao |
.012 |
.068 |
.009 |
2.168 |
.000 |
.513 |
2.949 |
dongnghiep |
-.040 |
.060 |
-.037 |
-.669 |
.505 |
.503 |
2.986 |
Nhận xét: Từ bảng trên, những nhân tố nào có mức ý nghĩa sig. < 0,05 tương đương với độ tin cậy 95% và tiêu chuẩn kiểm định |t| > 2 thì nhân tố đó được chấp nhận. Nghĩa là nhân tố đó có tác động đến động lực làm việc của kế toán. Từ bảng trên cho thấy có 4 nhân tố thỏa mãn điều kiện là: Thu nhập (TN); Cơ hội đào tạo và thăng tiến (CH); Điều kiện làm việc (DK); Phong cách lãnh đạo (LD). Nhân tố Quan hệ đồng nghiệp (DN) có mức ý nghĩa là 0,505 lớn hơn 0,05 và hệ số beta bị âm (-0,040) trái với giả thuyết thuận chiều nên nhân tố này có tác động đến động lực làm việc của nhân viên kế toán là không được chấp nhận (trong điều kiện độ tin cậy 95%, kích thước mẫu n = 200).
Kết quả phương trình hồi quy:
|
* Nhận xét chung về kết quả phân tích hồi quy
Nhân tố Thu nhập, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Điều kiện làm việc, Phong cách lãnh đạo có tác động thuận chiều (đồng biến) đến Động lực làm việc của nhân viên kế toán.
Riêng nhân tố Quan hệ đồng nghiệp chưa đủ ý nghĩa thống kê để chấp nhận giả thuyết ban đầu.
Tóm tắt kết quả tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Giả thuyết nghiên cứu |
Biến độc lập |
Trọng số hồi quy đã chuẩn hóa |
Mức ý nghĩa (Sig.) |
Kết luận |
1 |
TN – Thu nhập |
0,430 |
0,000 |
Chấp nhận giả thuyết |
2 |
CH – Cơ hội được đào tạo và thăng tiến |
0,271 |
0,000 |
Chấp nhận giả thuyết |
3 |
DK – Điều kiện làm việc |
0,298 |
0,000 |
Chấp nhận giả thuyết |
4 |
LD – Phong cách lãnh đạo |
0,09 |
0,000 |
Chấp nhận giả thuyết |
5 |
DN – Quan hệ đồng nghiệp |
-0,037 |
0,505 |
Trái với giả thuyết |
Kết quả kiểm định giả thuyết sau phân tích hồi quy
Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu bắt đầu từ giai đoạn đưa ra vấn đề nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu trước, đến việc xây dựng cơ sở lý thuyết có kế thừa, bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp nhóm tác giả đã kiểm định được mô hình với các giả thuyết ban đầu. Từ đó đạt được mục tiêu đã đề ra, và đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể, sau khi phân tích các nhân tố có tác động đến động lực làm việc của kế toán là: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 với kích thước mẫu là 200 tại thành phố Đà Nẵng. Riêng mối quan hệ đồng nghiệp không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.
Bài nghiên cứu đã đem lại những kết quả và đóng góp nhất định để tạo thêm động lực cho người làm kế toán, nhưng cũng là cơ sở cho các đối tượng quan tâm hoàn thiện hơn chính sách lao động, tiền lương cho người lao động, cho các nhà quản lý xác định được yếu tố nào tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động, tạo tiền đề xây dựng cơ chế khuyến khích cho người lao động nhằm tăng hiệu quả quản trị nhân lực trong doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong nước
1. Bùi Thu Minh, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama). Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế t Tp. Hồ Chí Minh.
2. Cao Thị Thanh, Trần Quang Hưng (2018), Các yếu tố ảnh hưởng dến động lực làm việc của người lao động tại trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí kinh tế phát triển số tháng 8/2018
3. Chu Văn Toàn, (2009), Các nhân tố tác động đến thỏa mãi công việc nhân viên văn phòng ở thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế t Tp. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê Hà Nội.
6. Lưu Thị Bích Ngọc và các tác giả (2013), Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP HCM, số 49 năm 2013.
7. Nguyễn Khắc Hoàn (2010), Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Số 60, 2010.
8. Nguyễn Thị Hạnh, (2015). Tạo động lực lao động tại công ty cổ phần Vận tải Thăng long. Luận Văn Thạc Sỹ, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân.
9. Nguyễn Thị Phương Dung (2011), Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Tài chính số tháng 12/2011.
10. Phạm Đức Chính, (2016). Mối quan hệ giữa động lực làm việc và sự hài lòng công việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
11. Trương Đức Thao (2018). Động lực làm việc của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Trương Minh Đức (2011), Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho người lao động công ty TNHH Erisson tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN kinh tế và kinh doanh, Số 27.
13. Vũ Thị Uyên (2008). Tạo động lực cho người lao động quản lý trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Ngoài nước
1. Abby M. Brooks (2007), Factors that influence employee motivation in organizations, The University of Tennessee, Knoxville, USA.
2. Boeve, W. D (2007), A National Study of Job factors among faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University.
3. Bellingham, R. (2004), Job Satisfaction Survey, Wellness Council of America.
4. Drafke, M.W., and Kossen, S. (2002), The Human Side of Organizations, New Jersey: Prentice-Hall, Inc.
4. Hackman, J. R., & Oldham, G. R. (1974), The job diagnostic survey: An instrument for the diagnosis of jobs and the evaluation of job redesign projects, Technical Report No.4, Department of Administrative Sciences, Yale University, USA.
5. Ken Blanchard, Ph.D (2006), Sức mạnh của sự khích lệ, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.
6. Lindner, J. R. (1998), Understanding Employee Motivation, Journal of Extension 36.
7. Maslow, A. H (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review, 50, pp 370-396.
7. Mohammad Kamal HossainI, Anowar HossainII (2012), Factors affecting employee’s motivation in the fast food industry: The case of KFC UK LTD, prescott, Arizona, USA.
8. Netemeyer RG, Boles JS, McKee DO, McMurrian R (1997), An investigation into the antecedents of organizational citizenship behaviors in a personal selling context. J Mark 1997;61(3):85 –98.
9. Pinto, Eder Paschoal (2011), The Influence Of Wage On Motivation And Satisfaction, 16. The International Business & Economics Research Journal; Sep 2011; 10, 9;ProQuest Business Collection,pg. 81.
10. ShaemiBarzoki, Attafar, RezaJannati (2012), An Analysis of Factors Affecting the Employees Motivation based on Herzberg’s Hygiene Factors Theory, Australian Journal of Basic and Applied Sciences.
10. Sharon D. Mays (2007), Anchoring careers through leadership and motivation – exploring factors that improve employee and retention, University of Phoenix, USA.
10. Tan Teck-Hong and Amna Waheed (2011), Herzberg’s Motivation – Hygiene Theory And Job Satisfation in the Malaysian retail sector: The Mediating effect of love of money, Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 1, 73–94, January 2011.
10. Tehmina Sattar, Shahbaz Khan, Aamir Sagheer, Muhammad Imdad Ullah (2013), Factors Influencing Students Motivation to Learn in Bahauddin Zakariya University, Pakistan.
11. Terence Baaren and Cornelia Galloway (2014), Consequence of Job Satisfaction Factors on the Productivity Level of Operating Core, Institute of Employee Well Being, Imperial University.
12. Wilson Ian, Madsen Susan R (2008), The Influence of Maslow's Humanistic Views on an Employee's Motivation to Learn, Journal of Applied Management and Entrepreneurship; Apr 2008; 13, 2; ProQuest Business Collection, pg. 46.
13. Robbin, S. P. & Coulter, M. 2005. Management (international edition no 7 ed.). Prentice Hall Inc.
14. Wright, B. 2001. Public sector working motivation: A review of the current literater and a revised conceptual model. Journal of Public Administration Research and Theory, 11 (4), 559 - 586.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: