TÌM HIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP VÀ BỘ PHẬN, LĨNH VỰC
Đinh Thị Thu Hiền
Mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không giống nhau. Mỗi DN có những hướng tiếp cận khác nhau trong phân tích sao cho kết quả mang lại là hiệu quả nhất. Đối với những DN có quy mô nhỏ việc đánh giá hiệu quả chỉ tập trung vào những chỉ tiêu chính như doanh thu thuần BH CCDV, lợi nhuận gộp… tuy nhiên với những DN có quy mô lớn hơn, hoạt động phức tạp hơn thì việc đánh giá hiệu quả thường được thực hiện chi tiết, cụ thể hơn thông qua việc đánh giá toàn doanh nghiệp và đánh giá từng bộ phận, lĩnh vực. Bài viết xin đề cập đến phân tích hiệu quả kinh doanh trong trường hợp toàn doanh nghiệp và bộ phận lĩnh vực.
Chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh toàn DN
Phân tích hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp được hiểu là quá trình đánh giá tổng quát toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp sản xuất đó là hiệu quả bắt đầu tư quá trình sản xuất qua quá trình tiêu thụ và cuối cùng là quản lý chi phí, đối với doanh nghiệp thương mại thì đánh giá kết quả kinh doanh bắt đầu từ quá trình mua hàng hóa đến tiêu thụ và cuối cùng là quản lý chi phí. Khi đánh giá toàn bộ doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh được nhìn nhận một cách toàn diện, từ quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào đến việc quản lý chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thông thường công thức (1) về “Hiệu quả = Đầu ra/ Đầu vào” được sử dụng để thỏa mãn mục đích đánh giá hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp. Theo công thức (1) đầu ra là kết quả kinh doanh thể hiện thông qua doanh thu (doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập khác) hoặc lợi nhuận (lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế), đầu vào là các yếu tố tạo nên kết quả kinh doanh như tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, chi phí hoặc là doanh thu..
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận từ việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu tạo ra hoạt động tiêu thụ đó. Nói cách khác tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm hoặc dịch vụ. Cần lưu ý doanh thu thuần chỉ bao gồm doanh thu từ hoạt động tiêu thụ sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu. Nguồn số liệu sử dụng được lấy từ Báo cáo kết quả kinh doanh. Công thức như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp |
= |
Lợi nhuận gộp |
x100% |
Doanh thu thuần BH, CCDV |
Trong tỷ suất này, để gia tăng lợi nhuận gộp thì chi phí cần được kiểm soát ở mức tối thiểu, do đó trong 1 đồng doanh thu đạt được có bao nhiêu đồng dùng để trang trải chi phí, nếu số đồng trang trải càng ít, lợi nhuận gộp càng cao, tỷ suất lợi nhuận gộp càng lớn, có hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp và ngược lại. Tỷ suất ở mỗi ngành nghề lĩnh vực đều có sự khác nhau, muốn so sánh hiệu quả thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp thì các doanh nghiệp phải cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Ví như tỷ suất ở các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng thông thường sẽ khác so với doanh nghiệp sản xuất nhưng liên quan đến công trình cầu cống..
Tỷ suất lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận thuần họa động KD |
= |
Lợi nhuận thuần HD kinh doanh |
x100% |
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh |
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động tiêu thụ, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính. Lợi nhuận thuần HD kinh doanh có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận gộp, doanh thu tài chính và nghịch chiều với chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý. Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh luôn được mong chờ là thành phần chính trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục đầu tư vốn vào doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chính vì vậy, lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là một thông tin quan trọng để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất.. để tiến hành phân tích phù hợp, ví dụ những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ở nhiều vùng địa lý khác nhau thì việc phân tích tỷ suất này theo vùng địa lý sẽ đánh giá thực chất và khách quan nhất về tính hình quản lý chi phí nhằm gia tăng về lợi nhuận thuần HDKD và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thuần HDKD.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu |
= |
Lợi nhuận kế toán trước thuế |
x100% |
Doanh thu thuần |
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được hiểu là tỷ suất đánh giá lợi nhuận toàn bộ doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần HDKD và lợi nhuận khác, doanh thu thuần tương ứng là doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp thông thường là doanh thu thuần 3 hoạt động; doanh thu thuần BH&CCDV, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Tỷ suất càng có tỷ lệ lớn hiệu quả kinh doanh toàn bộ doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tỷ suất này phản ánh hiệu quả của quá trình quản lý chi phí ở mặt toàn diện, tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng tài sản |
= |
Doanh thu thuần |
Tổng tài sản bình quân |
Hiệu quả thể hiện quá trình sử dụng tài sản trong toàn bộ doanh nghiệp, nếu tài sản được sử dụng càng thấp, doanh thu càng lớn qua các năm thì việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này liên quan đến hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Hiệu quả càng cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển tài sản trong quá trình sản xuất, quả trính tiêu thụ, quản lý chi phí càng nhanh, vốn được luân chuyển càng nhiều hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA) |
= |
Lợi nhuận kế toán trước thuế |
x100% |
Tổng tài sản bình quân |
Tỷ suất lợi nhuân của tài sản (ROA) thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, do đó có thể gọi là sức sinh lời của tài sản hoặc khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số càng lớn thì khả năng sinh lời tài sản càng lớn. Chỉ tiêu này thường được đánh giá để đo lường độ thành công của hoạt động kinh doanh, thông thường sử dụng lợi nhuận kế toán trước thuế để tính nhằm mục đích dùng để so sánh khi loại sự khác nhau về mức thuế suất giữa các doanh nghiệp cùng ngành cùng lĩnh vực, tuy nhiên có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế để phân tích
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE) |
= |
Lợi nhuận sau thuế |
x100% |
Vốn chủ sở hữu bình quân |
Đây là chỉ tiêu thể hiện quá trình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các doanh nghiệp thường phân tích chỉ tiêu ROE nhằm đánh giá cấu trúc tài chính là sử dụng nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh.
Ví dụ minh họa
Sử dụng số liệu của công ty Cổ phần xây lắp Thương mại 2 (ACS) trong 2 năm 2018 và 2019, phân tích hiệu quả kinh doanh toàn công ty, kết quả như sau:
Phân tích hiệu quả kinh doanh toàn công ty
Đvt: tỷ đồng
CHỈ TIÊU |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Chênh lệch |
|
SỐ TIỀN |
TỶ TRỌNG |
|||
1.Doanh thu thuần BH&CCDV |
521,572 |
877,012 |
355,440 |
68.15 |
2.Doanh thu tài chính |
2,953 |
1,499 |
-1,454 |
-49.24 |
3.Thu nhập khác |
1,433 |
2,082 |
649 |
45.29 |
4.Doanh thu thuần 3 hoạt động |
525,958 |
880,593 |
354,635 |
67.43 |
5.Lợi nhuận gộp |
42,501 |
52,622 |
10,121 |
23.81 |
6.Lợi nhuận thuần HDKD |
11,257 |
3,280 |
-7,977 |
-70.86 |
7.Lợi nhuận trước thuế |
12,502 |
5,349 |
-7,153 |
-57.21 |
8.Lợi nhuận sau thuế |
9,984 |
4,232 |
-5,752 |
-57.61 |
9.Tổng tài sản bình quân |
731,012 |
875,958 |
144,946 |
19.83 |
10.Vốn chủ sở hữu bình quân |
60,294 |
60,763 |
469 |
0.78 |
11. Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) |
8.2 |
6.0 |
-2 |
-26.38 |
12.Tỷ suất lợi nhuận thuần HDKD (%) |
2.15 |
0.37 |
-2 |
-82.79 |
13.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) |
2.4 |
0.6 |
-2 |
-74.37 |
14. Hiệu quả sử dụng tài sản |
0.7 |
1.0 |
0.3 |
40.28 |
15.Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA)(%) |
1.71 |
0.62 |
-1.1 |
-63.74 |
16.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE)(%) |
16.56 |
6.96 |
-9.6 |
-57.97 |
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của Công ty
Bên cạnh việc sử dụng bảng phân tích trên, để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu về tỷ suất có thể vẽ thêm biểu đồ, cụ thể như sau:
Phân tích hiệu quả kinh doanh toàn công ty
Từ bảng và biểu đồ nhận thấy rất rõ sự giảm đi đáng kể so với năm 2018 trên tất cả các phương diện, đặc biệt tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2019 giảm 1.1% so với 2018, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm 9.6% so với 2018, 2 tỷ suất này làm cho hiệu quả sử dụng tài sản và sử dụng vốn chủ sở hữu thấp, mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp có xu hướng giảm tuy nhiên mức giảm không nhiều, chứng tỏ lợi nhuận toàn công ty phát sinh chủ yếu từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công ty cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tụt giảm của hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu về ROA, cụ thể như sau: Hiệu quả sử dụng tài sản năm 2019 giảm so với 2018 là 1.1% trong đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 2%, số vòng quay tài sản tăng 0,3 vòng. Nhận thấy rằng, mặc dù tốc độ luân chuyển tài sản có hiệu quả tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm mạnh với tỷ lệ giảm là 2%, chứng tỏ chi phí dùng trong hoạt động kinh doanh phát sinh nhiều đặc biệt là chi phí tài chính với sự phát sinh nhiều từ nợ ngắn hạn làm gia tăng chi phí lãi vay. Từ những kết quả trên nhận thấy hoạt động kinh doanh toàn Công ty được đánh giá là kém hiệu quả.
Chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh từng bộ phận, lĩnh vực kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh từng bộ phận từng lĩnh vực được hiểu là việc phân tích đánh giá chi tiết cụ thể từng hoạt động, từng bộ phận trong doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích này nhằm xác định thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh nhằm tập trung nguồn lực để phát triển mạnh về lĩnh vực đó, đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng bền vững, bên cạnh đó phát hiện những bộ phận, những lĩnh vực kinh doanh chưa thật sự hiệu quả để có phương án giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho từng lĩnh vực từng bộ phận.
Ví dụ minh họa:
Tại công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG) có các bộ phận phân chia theo hoạt động kinh doanh chính như: sản xuất và kinh doanh thép, sản xuất công nghiệp khác, bất động sản, nông nghiệp,..Dựa vào nguồn số liệu của Thuyết minh báo cáo tài chính Công ty tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh từng bộ phận trong 2 năm 2018 và 2019 như sau:
Nguồn số liệu về các bộ phận Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
I.Doanh thu thuần của bộ phận |
82,286 |
95,389 |
1.SX và kinh doanh thép |
71,271 |
85,740 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
4,656 |
2,926 |
3.Bất động sản |
1,742 |
1,659 |
4.Nông nghiệp |
4,617 |
7,987 |
II. Thu nhập khác |
494 |
763 |
1.SX và kinh doanh thép |
482 |
751 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
6 |
5 |
3.Bất động sản |
2 |
4 |
4.Nông nghiệp |
4 |
3 |
III.LN thuần của bộ phận |
10,252 |
19,968 |
1.SX và kinh doanh thép |
9,075 |
18,350 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
400 |
433 |
3.Bất động sản |
609 |
579 |
4.Nông nghiệp |
168 |
606 |
IV.LN thuần sau thuế |
8,753 |
18,545 |
1.SX và kinh doanh thép |
7,785 |
17,184 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
333 |
357 |
3.Bất động sản |
483 |
445 |
4.Nông nghiệp |
152 |
559 |
V.Tài sản của bộ phận |
80,305 |
108,117 |
1.SX và kinh doanh thép |
70,113 |
97,306 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
2,353 |
1,710 |
3.Bất động sản |
3,103 |
3,139 |
4.Nông nghiệp |
4,736 |
5,962 |
Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2019
Dựa vào bảng số liệu trên, tiến hành phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh qua 2 năm 2018 và 2019 như sau:
Phân tích hiệu quả kinh doanh bộ phận của HPG
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Chênh lệch |
|
Số tiền |
Tỷ trọng |
|||
I.Tỷ suất LN thuần HDKD (%) |
|
|
|
|
1.SX và kinh doanh thép |
12.73 |
21.4 |
8.67 |
68.11 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
8.59 |
14.8 |
6.21 |
72.29 |
3.Bất động sản |
34.96 |
34.9 |
-0.06 |
-0.17 |
4.Nông nghiệp |
3.64 |
7.59 |
3.95 |
108.52 |
II. Tỷ suất LN trên doanh thu (%) |
|
|
0 |
|
1.SX và kinh doanh thép |
10.85 |
19.87 |
9.02 |
83.13 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
7.14 |
12.18 |
5.04 |
70.59 |
3.Bất động sản |
27.69 |
26.76 |
-0.93 |
-3.36 |
4.Nông nghiệp |
3.29 |
7 |
3.71 |
112.77 |
III. Hiệu quả sử dụng tài sản |
|
|
0 |
|
1.SX và kinh doanh thép |
1.02 |
0.89 |
-0.13 |
-12.75 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
1.98 |
1.71 |
-0.27 |
-13.64 |
3.Bất động sản |
0.56 |
0.53 |
-0.03 |
-5.36 |
4.Nông nghiệp |
0.98 |
1.34 |
0.36 |
36.73 |
IV. Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (%) |
|
|
0 |
|
1.SX và kinh doanh thép |
11.1 |
17.66 |
6.56 |
59.1 |
2.Sản xuất công nghiệp khác |
14.15 |
20.88 |
6.73 |
47.56 |
3.Bất động sản |
15.57 |
14.18 |
-1.39 |
-8.93 |
4.Nông nghiệp |
3.21 |
9.38 |
6.17 |
192.21 |
Qua bảng nhận thấy rằng, Công ty có 4 bộ phận chính, trong năm 2019 cơ cấu về doanh thu của từng bộ phận lĩnh vực có sự thay đổi cụ thể: sản xuất và kinh doanh thép chiếm tỷ lệ cao với 89,88%, nông nghiệp chiếm 8,38%, sản xuất công nghiệp khác và bất động sản có tỷ lệ giảm so với năm 2018. Ở tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh bộ phận thì lĩnh vực nông nghiệp đều tăng so với năm 2018, tỷ suất lợi nhuận của tài sản tăng thêm 192,21% do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng thêm 112,77% và hiệu quả sử dụng tài sản tăng thêm 0,36 lần tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 36,73%. Bất động sản đều giảm so với năm 2018, do thị trường bất động sản có nhiều biến động theo chiều hướng giảm nên hiệu suất sử dụng bất động sản giảm 0,03 lần tương ứng tỷ lệ giảm thêm là 5,36%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm thêm 3,36% làm cho hiệu quả sử dụng trong lĩnh vực bất động sản giảm thêm 8,93%. Với 2 lĩnh vực trên nhận thấy rằng năm 2019 Công ty có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp và không hiệu quả ở lĩnh vực bất động sản. Có thể đánh giá rõ hơn qua biểu đồ về sự tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp như sau:
Lĩnh vực nông nghiệp
Hai lĩnh vực chiếm ưu thế là sản xuất và kinh doanh thép và sản xuất công nghiệp khác trong năm 2019 đạt được những hiệu quả nhất định trong hiệu quả kinh doanh bộ phận. Đối với chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận thuần HDKD, lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép và sản xuất công nghiệp khác có tỷ lệ tăng thêm cao so với 2018 trong đó sản xuất kinh doanh thép tăng 68,11% và sản xuất công nghiệp khác tăng 72,29%. Đây là tín hiệu tốt về hiệu quả kinh doanh vì 2 lĩnh vực chủ chốt của công ty. Nhận định này rõ hơn khi tỷ suất Lợi nhuận trên doanh thu của 2 lĩnh vực tăng thêm mặc dù số vòng quay tài sản chậm so với năm 2018 tuy nhiên sự tốc độ giảm ít hơn so với tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận của tài sản chiếm tỷ lệ tăng thêm cao.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép và sản xuất công nghiệp khác
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Thị Thủy (2018), Báo cáo tài chính: Phân tích – Dự báo và Định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Văn Công, (2017), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
3. Lê Đức Toàn (2011), Giáo trình Quản trị tài chính, Đại học Duy Tân
4. Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: