Tóm tắt:
Lao động trong doanh nghiệp là một trong 3 yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Lực lượng lao động bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp là yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất. Đây được xem là lực lượng có tính sáng tạo, có tay nghề kỹ thuật cao và là yếu tố quyết định nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Việc nghiên cứu các nội dung phân tích về lực lượng lao động kết hợp với các phương pháp phân tích tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình đánh giá công tác quản lý và sử dụng lực lượng lao động. Bài viết xin đề cập đến các nội dung đánh giá lao động về mặt số lượng
Từ khóa: Lao động, phân tích lao động…
1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng lao động
- Ý nghĩa của phân tích tình hình sử dụng lao động
Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, sau khi phân tích tình hình sản xuất về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm cần đi sâu phân tích các yếu tố của sản xuất, bởi vì việc tổ chức quản lý và sử dụng các yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
Trong 3 yếu tố trên thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có nó có ý nghĩa quyết định lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt là số lượng và chất lượng, cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động (năng suất lao động). Sự tác động này được thể hiện bằng công thức sau:
Phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá ảnh hưởng của hai mặt số lượng và chất lượng đến sản xuất và có ý nghĩa quan trọng vì:
+ Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp bố trí hợp lý, tiết kiệm lao động.
+ Qua phân tích đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng thời gian lao động, trình độ thành thạo của lao động, tình hình năng suất lao động, thấy rõ khả năng tiềm tàng về lao động, trên cơ sở đó có biện pháp khai thác có hiệu quả.
+ Qua phân tích mới có biện pháp quản lý sửa chữa, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng năng suất lao động.
Nhiệm vụ phân tích.
Với ý nghĩa trên, thì nhiệm vụ phân tích là:
+ Phân tích tình hình tăng giảm lao động, tình hình bố tri lao động.
+ Phân tích tình hình năng suất lao động, điều này cho ta đánh giá được tình hình sử dụng thời gian lao động, cải tiến kỹ thuật, tổ chức lao động.
Lao động là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lao động là việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động và phân tích tình hình năng suất lao động.
2. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
Số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.
Vận dụng phương pháp so sánh, xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động.
- Mức biến động tuyệt đối: là kết quả so sánh số lao động sản xuất thực tế bình quân với số lượng kế hoạch bình quân để tính ra số chênh lệch tuyệt đối.
Mức chênh lệch tuyệt đối = LĐ thực tế - LĐ kế hoạch
Hay:
Kết quả phân tích này phản ánh tình hình sử dụng số lượng lao động thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm, chưa nêu được doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí, vì lao động được sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
Có thể phân tích cụ thể hơn: nếu trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được số lượng lao động cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc giảm với tốc độ nhỏ hơn, điều này thể hiện doanh nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng tốt lao động nên năng suất lao động tăng lên. Trường hợp nếu số lượng lao động đảm bảo vượt mức nhưng giá trị sản xuất tăng với tốc độ nhỏ hơn số lao động, chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng không tốt lao động nên năng suất lao động giảm. Vì thế, phải so sánh bằng sự biến động tương đối hay nói khác hơn là so sánh số lao động thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng lao động.
Hay: x T
Trong đó:
: số lao động trực tiếp tăng giảm tương đối
T: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (hoặc tốc độ phát triển)
+ Nếu số công nhân bình quân tăng lên chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động không tốt.
+ Nếu số công nhân bình quân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý sử dụng lao động tốt hơn.
VD. Phân tích sự biến động về số lượng lao động theo tính chất của quá trình lao động (Lao động sản xuất và lao động ngoài sản xuất).
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực tế |
||
Số lượng |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
|
Công nhân viên sản xuất + Công nhân viên trực tiếp + Nhân viên gián tiếp Nhân viên ngoài sản xuất + Nhân viên bán hàng + Nhân viên qủan lý doanh nghiệp Tổng cộng |
850 800 50 150 50 100 1000 |
85% 80% 5% 15% 5% 10% 100% |
825 780 45 126 52 74 951 |
86,7% 82,0% 4,7% 13,3% 5,5% 7,8% 100% |
Từ bảng phân tích cho thấy, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp giảm 49 người so với kế hoạch (951-1.000)
- Xét về mặt kết cấu (tỷ trọng) cho thấy: nhân viên qủan lý giảm 2,2% (7,8% - 10%) và nhân viên sản xuất gián tiếp giảm 0,3% (4,7%-5%). Nếu công việc của các loại nhân viên này trên thực tế vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt.
Ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo thì đánh giá không tốt.
- Tỷ trọng công nhân sản xuất trực tiếp tăng 2% (82%-80%) và nhân viên bán hàng tăng 0,5% (5,5%-5%). Việc tăng tỷ trọng của hai loại lao động này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất (khối lượng sản xuất ) và kết quả tiêu thụ (khối lượng tiêu thụ). Vậy để đánh giá tình hình này ta phải đặt chúng trong mối liên hệ với kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ mới có kết luận chính xác.
Để minh họa cho quá trình phân tích ta có tài liệu sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
KẾT QUẢ SẢN XUẤT
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực tế |
Chênh lệch |
|
Mức |
Tỷ lệ % |
|||
Giá trị sản xuất (1.000 dồng) Số c.nhân s.xuất b.quân (người) Năng suất lao động bình quân |
50.000 800 62,5 |
49.000 780 62,82 |
-1.000 -20 + 0,32 |
-2% -2,5% + 0,5% |
Từ tài liệu phân tích: số công nhân sản xuất trực tiếp giảm 20 người, tương ứng tỷ lệ giảm 2,5%. Số lượng công nhân sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch đề ra. Mức giảm tuyệt đối này chưa thể đánh giá được chính xác về tình hình sử dụng công nhân sản xuất tốt hay không tốt mà cần phải dựa vào mức biến động công nhân sản xuất tương đối, tức là phải đặt sự biến động số lượng công nhân sản xuất trong mối liên hệ với kết quả sản xuất mới đánh giá được đầy đủ về tình hình sử dụng lao động.
Ta có:
= 780 -800 x = 780 - 784 = -4 (công nhân sản xuất )
Ta thấy rằng mức biến động tương đối của công nhân sản xuất trực tiếp thực tế giảm so với kế hoạch 4 công nhân. Mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp đặt ra là 800 công nhân để sản xuất đạt giá trị sản lượng 50.000 nghìn đồng.
Tuy nhiên, thực tế giá trị sản lượng chỉ đạt 49.000 nghìn đồng thì số lượng công nhân tương ứng phải là 784 công nhân sản xuất, nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ sử dụng 780 công nhân sản xuất.
Vậy, so với mục tiêu kế hoạch đặt ra thì doanh nghiệp tiết kiệm được 4 công nhân, chứng tỏ thực tế việc sử dụng công nhân sản xuất trong kỳ hiệu qủa hơn kế hoạch.
Như vậy, giá trị sản lượng thay đổi so với kế hoạch là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố là số công nhân sản xuất bình quân và năng suất lao động bình quân. Để xác định mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố này ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định.
- Đối tượng phân tích là: chênh lệch về giá trị sản xuất của thực tế so với kế hoạch :49.000 - 50.000 =1.000
+ Ảnh hưởng của số công nhân sản xuất bình quân
(780-800) x 62,5 = -1.250 nghìn đồng.
Do số lượng công nhân sản xuất bình quân giảm 20 công nhân làm cho giá trị sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch 1.250 nghìn đồng.
+ Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân của một công nhân sản xuất
780 (62,82 - 62,5) = + 250 (nghìn đồng)
Do năng suất lao động bình quân của một công nhân sản xuất bình quân tăng từ 62,5 lên 62,82 nghìn đồng làm cho giá trị sản xuất tăng 250 nghìn đồng.
Tóm lại: Kết quả sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch là 1.000 nghìn đồng là do số lượng công nhân sản xuất giảm làm cho giá trị sản xuất giảm 1.250 nghìn đồng, doanh nghiệp đã làm giảm số lượng công nhân sản xuất dưới mức cần thiết, không đảm bảo kế hoạch sản xuất. Nếu như năng suất lao động không tăng thì giá trị sản lượng sẽ giảm hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Tấn Bình,(2004),Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê
- Nguyễn Văn Công,(2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân
- Phạm Thị Gái,(2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân
- Nguyễn Năng Phúc,(2008) Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Trương Bá Thanh,(2005), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp(Phần II), Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
- Website: www.mof.gov.vn
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: