MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TS Phan Thanh Hải
Phó khoa Kế toán
Chất lượng hoạt động kiểm toán là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước từ trước cho đến nay. Các khía cạnh khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán rất đa dạng với các mức độ ảnh hưởng, quan hệ ảnh hưởng không giống nhau. Bài viết này nêu ra một số các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kiểm toán thông qua quá trình khảo cứu một số các công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Qua quá trình khảo cứu các tài liệu cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả KTĐL đã được rất nhiều các tác giả quan tâm và thực hiện từ trước cho đến nay. Có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này và tiêu biểu là một số các yếu tố chính như sau :
1. Các yếu tố liên quan đến DNKT
(1) Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán
Nhóm các tác giả đại diện cho quan điểm cho rằng quy mô của công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Theo đó một số tác giả nhận định rằng công ty kiểm toán có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn (Burton, 1986; Grimlund, 1990) [1] [2]
Ngoài ra cũng có nhiều tác giả đi chứng minh mối quan hệ cơ bản đó là quy mô khách hàng càng lớn thì càng có tỷ lệ thấp trong việc ký kết hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (Standard & Poor’s Compustat, 2000; Mansi và cộng sự, 2004); [3]
Nghiên cứu của DeAngelo (1981) cũng đi đến kết luận các công ty kiểm toán có quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá bởi thị trường cao hơn các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ.[4] Đồng thời Lennox (1999) và Shu (2000) cũng cho rằng quy mô công ty kiểm toán càng lớn với nhiều nguồn lực thì có thể làm giảm thiểu khả năng xảy ra các vụ kiện tụng và đảm bảo việc duy trì chất lượng dịch vụ kiểm toán ở mức cao.[5] [6] [7]
Công trình nghiên cứu của tác giả Chia-Chi Lee (2008) ở Trường Kinh doanh Quốc tế Đài Loan, nghiên cứu sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các công ty KTĐL. Đây là công trình nghiên cứu được tác giả thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1988-2002 thông qua việc phân tích kết quả khảo sát đối với 370 công ty KTĐL tại Đài Loan. Kết quả nghiên cứu đã nêu ra kết luận đó là quy mô của công ty kiểm toán có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình các công ty kiểm toán đa quốc gia (international audit firms), công ty kiểm toán lớn (large-size audit firms), công ty kiểm toán có quy mô vừa (medium-size audit firms); tuy nhiên lại chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này là không đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình công ty kiểm toán có quy mô vừa với loại hình công ty kiểm toán có quy mô nhỏ (small-size audit firms).[8]
Từ những nghiên cứu kể trên cho thấy, chỉ tiêu quy mô DNKT là một trong những chỉ tiêu rất cơ bản, tiêu biểu để đo lường và đánh giá về chất lượng và hiệu quả kiểm toán. Chỉ tiêu này thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lượng và hiệu quả kiểm toán qua nhiều công trình nghiên cứu kể trên.
(2)Giá phí kiểm toán
Từ trước đến nay cũng đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến sự tác động của giá phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản ý kiến cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình. Giải thích cho điều này đó là việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.
Đầu tiên là nghiên cứu của DeAngelo (1981) với việc đưa ra mô hình phí và chi phí kiểm toán. Mô hình này đã góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể đó là các công ty kiểm toán thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm chất lượng kiểm toán. [9]
Các nghiên cứu đi sau như của Francis và Simon (1987), Simon và Francis (1988), Crasswell và Francis (1999) cũng đã cung cấp thêm khẳng định đó là các công ty kiểm toán thường có xu hướng giảm giá phí kiểm toán cho năm đầu tiên đối với khách hàng.[10] [11]
(3) Phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán cung cấp
Từ trước cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến yếu tố này. Về cơ bản kết quả cho thấy đây cũng là yếu tố có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
Nghiên cứu thực nghiệm qua điều tra 1.500 KTV của Lindberg & Beck (2002) sau sự kiện Enron cho thấy phần lớn KTV đều đưa ra nhận định dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm tổn hại đến tính độc lập của KTV. Xét về phương diện đạo đức nghề nghiệp một khi tính độc lập bị suy giảm thì chất lượng kiểm toán cũng suy giảm theo. [12] Các nghiên cứu của Sisumic (1984), Beck cùng các cộng sự (1988) cũng chỉ ra rằng việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán có thể gia tăng mối quan hệ kinh tế giữa KTV và khách hàng. Mối quan hệ này càng chặt chẽ thì tính khách quan của doanh nghiệp kiểm toán càng bị tổn hại do đó dẫn đến chất lượng kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.[13] [14]
Các nghiên cứu trước đó của Mautz & Sharaf (1961) có đề cập đến việc dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn thuế của công ty kiểm toán cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của công ty kiểm toán [15]. Ngoài ra, theo Simunic (1984) thì mối quan hệ kinh tế giữa khách hàng và công ty kiểm toán có thể gia tăng do sự kết hợp việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và dịch vụ kiểm toán. Chính lý do này đã làm cho công ty kiểm toán có xu hướng nhượng bộ với khách hàng khi có sự bất đồng ý kiến trong quá trình thực hiện kiểm toán nhằm mục đích giữ được khách hàng.[14]
Ngoài các yếu tố kể trên thì các yếu tố khác KSCL bên trong, quản trị tổ chức…đều có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTĐL.
2. Các yếu tố liên quan đến KTV
Kiến thức và chuyên môn của KTV là yếu tố liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm toán. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy kiến thức của từng chuyên ngành cụ thể tích lũy được thông qua khách hàng, nhiệm vụ được giao và kinh nghiệm nghề nghiệp về ngành nghề liên quan đến việc đánh giá có chất lượng cao hơn của KTV (Bonner,1990) [16] và cần thiết cho việc phát triển chuyên môn kiểm toán (Frederick và Libby 1986; Bonner và Lewis 1990) [17] [16] . Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán (Owhoso và cộng sự, 2002) [18], có ý nghĩa rất quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích (Wright vàWrightnăm 1997) [19] hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán (Low,2004;Hammersley,2006;MoroneyvàSimnett,2009) [20] [21] [22].Ngoài ra nghiên cứu của O'Keefe và cộng sự (1994)cũng chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa kiến thức và trình độ chuyên môn với việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm toánchung được thừanhận(GAAPs).
Trong khi đó nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) đãghi nhậnmột mối quan hệtích cực giữa thái độ hoài nghinghề nghiệpvàchất lượng kiểm toán. [23]Cụ thể,kiểm toán viênthực hiệnmức độ cao hơncủasự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năngđối đầu với mộtkhách hànghoặc thực hiện cácthủ tục bổ sungkhibất thường(Shaub và Lawrence, 1996), hoặc nhận thấycó nhiều khả năngđểphát hiện gian lận, íttin tưởngvàokhách hàng, vànhiều khả năngphảiđầu tưở mức độcaođối với các nỗ lựctrong quá trìnhkiểm toán. [24]
Một hướng nghiên cứu khác có liên quan đến việc tính cách của KTV có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán hay không cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Kelly và Margheim (1990), Raghunathan (1991) đều cho rằng chất lượng kiểm toán không phải khi nào cũng đạt được thông qua phân tích tính cách của các KTV trong cùng một công ty kiểm toán. Nếu KTV có xu hướng bỏ sót các thủ tục kiểm toán thì chắc chắn chất lượng kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Các tác giả này nhận định hành vi làm giảm chất lượng kiểm toán được định nghĩa là hành động của KTV thực hiện trong cuộc kiểm toán mà hậu quả của nó là làm giảm tính hiệu lực và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán thu thập được. [25] [26]
Các nghiên cứu đi sau như của Maletta và Roberts (1996) về mối quan hệ giữa sự tác động của hành vi làm giảm chất lượng kiểm toán và áp lực thời gian đối với nhiệm vụ được giao đã chỉ rõ sự cảm nhận áp lực của mỗi KTV về thủ tục quản lý và soát xét chất lượng kiểm toán của công ty mà họ đang làm việc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hành vi làm giảm chất lượng kiểm toán [27].Đồng thời Wooten (2003) cũng cho rằng, việc kiểm soát của chủ phần hùn và chủ nhiệm kiểm toán, kinh nghiệm của từng KTV về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính chuyên nghiệp của KTV, sự kiên trì và thái độ hoài nghi nghề nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. [28]
Qua trình bày nêu trên có thể nhận thấy rằng nhiều yếu tố khác nhau trong bản thân chủ thể thực hiện hoạt động kiểm toán có mối quan hệ tác động rất mật thiết đối với chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
3. Các yếu tố bên ngoài
Đây chính là những nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán tài chính trên các BCTC, do đó có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá đây là nhóm nhân tố quan trọng, nhất là đối với các quốc gia có nền tài chính đang và kém phát triển. Các nhân tố bên ngoài thường mang đặc trưng riêng tùy từng quốc gia, có thể kể đến như sau :
(1) Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm toán
Bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán và các văn bản pháp lý liên quan nhằm làm cơ sở cũng như hướng dẫn công việc kiểm toán của KTV và DNKT.
(2) Cơ chế KSCL hoạt động kiểm toán
Bao gồm cả bộ máy kiểm soát, phương thức kiểm soát chất lượng đối với hoạt động KTĐL nhìn từ góc độ bên ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước, các hội nghề nghiệp.
(3) Chiến lược phát triển ngành
Tác giả Trần Thị Kim Anh (2008) trong công trình nghiên cứu của mình đã phát biểu :“Chiến lược chính là quá trình đề ra các mục tiêu dài hạn để trên cơ sở đó phối hợp với các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.” [29] Do vậy chiến lược ngành mà cụ thể là các chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, chiến lược hiện đại hóa công nghệ quy trình kiểm toán, chiến lược đa dạng hóa các dịch vụ kiểm toán….cũng có những ảnh hưởng và tác động nhất định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTĐL xét dưới bình diện quy mô của DNKT lẫn quy mô của cả ngành KTĐL tại mỗi quốc gia.
---------------------------------
Tài liệu tham khảo
[1] Bonner S.E and Lewis B.L, Determinants of auditor expertise, Journal of Accounting Research, 28.
[2] Wilson, T. and W.Grimlund, 1990. An examination of the importance of an auditor’s reputation, Auditing : a Journal of practice and theory, 9: 43-59
[3] Mansi, S.A, W.F. Maxwell and D.P.Miller, 2004. Does auditor quality and tenure matter to investors ? Evidence from the bond market, Journal of Accounting Research, 42 : 755-793.
[4] DeAngelo, L. E. 1981b. Auditor size and audit quality. Journal of Accounting and Economics 3: 183-199.
[5] Lennox, C.S, 1999. Audit quality and auditor size : an evaluation of reputation and deep pockets hypotheses, Journal of Business Finance and Accounting, 26: 779-805,
[6] Lennox, C. 2005. Audit quality and executive officers’ affiliations with CPA firms. Journal of Accounting and Economics 39: 201-231.
[7] Shu, S, 2000. Auditor resignations : cliente effects and legal liability, Journal of accounting and economics, 56 : 785-800
[8] Chia-Chi Lee, 2008. Effects of size on operating result of audit firms with strategic alliances : An empirical study, International journal of management, 25 : 706-779.
[9] DeAngelo, L. E. 1981a. Auditor independence, ‘low balling’, and disclosure regulation. Journal of Accounting and Economics 3: 113-127.
[10] Simon, D and J.Francis, 1988. The effects or Auditor change on audit fees, Test of price cutting and price recovery, Accounting review, 63 : 255-269.
[11] Craswell, A and Francis, 1999. Pricing Intial audit engagements : A test of competing theories, Accounting review, 74 : 201-216.
[12] Lindberg, D.L and F.D.Beck, 2002. Before and after Enron : CPA’s views on auditor independence, CPA Journal, LXXIV.
[13] Simunic, D, 1984. Auditing, consulting and auditor independence,Journal of Accouting research, 22 : 679-702
[14] Beck,P, T.Frecka and I.Solomon, 1988. A model of the market for MAS and audit services : Knowledge spillovers and auditor-auditee bonding, Journal of Accounting Literature, 7 : 50-64.
[15] Mautz, R.K and H.A. Sharaf, 1961. The philosophy of auditing, madison, wisconsin : American Accounting Association.
[16] Bonner S.E and Lewis B.L, Determinants of auditor expertise, Journal of Accounting Research, 28.
[17] Frederick D.M and R.Libby, 1986, Expertise and auditors’ judgments of conjunctive events, Journal of Accounting Research, 24 : 270-286.
[18] Owhoso V.E, William F.Messier and John G.Lynch, 2002. Error Detection by Industry-Specialized Teams during Sequential Audit Review, Journal of Accounting Research, 3 : 883-900.
[19] Wright, A. and S. Wright. 1997. An examination of factors affecting the decision to waive audit adjustments. Journal of Accounting, Auditing, and Finance 12 (1): 15-36
[20] Low, K. 2004. The effects of industry specialization on audit risk assessments and audit-planning decisions. The Accounting Review 79 (1): 201–219.
[21] Hammersley (2006) Pattern Identification and Industry - Specialist Auditors. The Accounting Review: March 2006, Vol. 81, No. 2, pp. 309-336.
[22] Moroney .R and Roger Simnett (2009) Differences in Industry Specialist Knowledge and Business Risk Identification and Evaluation. Behavioral Research in Accounting: Fall, Vol. 21, No. 2, pp. 73-89.
[23] Chen, Q., K. Kelly, and S. Salterio. 2009. Do audit actions consistent with increased auditor skepticism deter potential management malfeasance? Working paper, Carleton University, University of Waterloo, and Queen’s University
[24] Jensen M.C and Meckling W.H,1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, 305-360
[25] Shu, S, 2000. Auditor resignations : cliente effects and legal liability, Journal of accounting and economics, 56 : 785-800
[26] Raghunandan, K, J.R. William and V.R. Dasarathe, 2001. Audit committee composition, “Gray directions” and Interaction with internal auditing accounting horizons, 15 : 105.
[27] Maletta, C.F and R.W. Robert, 1996. Factors associated with the incidence of reduced audit quality behaviors, Auditing : a journal of practice & theory, 15 : 49-64.
[28] Wooten, T.C, 2003. Research about audit quality, CPA Journal, 73 : 48-51.
[29] Trần Thị Kim Anh, 2008. Việt Namhội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ. Đại học Ngoại thương Hà Nội.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: