XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO BẰNG CỔ PHIẾU
Kể từ năm 2000 đến thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một thị trường non trẻ với một vài mã cổ phiếu đến nay thị trường đã có trên 200 mã cổ phiếu được giao dịch với tổng giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Do đó, thị trường chứng khoán đang được các tổ chức tài chính tham gia vào một cách triệt để và mạnh mẽ, bên cạnh việc thành lập ra các công ty chứng khoán để thực hiện các công việc về chuyên môn, các ngân hàng thương mại còn triển khai một sản phẩm tài chính đó là cho vay cầm cố chứng khoán. Nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế hiện tại là tương đối lớn trong khi khả năng tài chính của các nhà đầu tư là có giới hạn nên đây là một thị trường hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do có ít kinh nghiệm về nghiệp vụ này nên những rủi ro cho ngân hàng là không thể tránh khỏi. Trọng tâm bài viết đi vào nội dung chính như sau:
- Tổng quan về cho vay với tài sản đảm bảo là cổ phiếu-
- Những rủi ro thường gặp trong cho vay cầm cố chứng khoán
1. Tổng quan về cho vay với tài sản đảm bảo là cổ phiếu
Việt Nam trong những năm gần đây thị trường chứng khoán phát triển một cách vượt bậc và ngày ngày cành khẳng định vau trò trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển của mình, thị trường chứng khoán đã kết hợp với ngân hàng thương mại đã tạo thành một chuỗi cung – cầu hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả hai phía, kết hợp với nhau tạo thành một thị trường tất yếu, một kênh quan trọng nhất của hoạt động đầu tư của thị trường chứng khoán Viêt Nam trong thời điểm bấy giờ.
Bên cạnh các hoạt động như bảo lãnh phát hành, thành lập công ty chứng khoán, ngân hàng phát triển thêm một hình thức kinh doanh nữa đó là cho vay đầu tư chứng khoán, hình thức này đang phát triển một cách mạnh mẽ và mang lại khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ngày càng ưa chuộng hình thức tín dụng này, họ có thêm vốn để đầu tư và tài sản đảm bảo lại có thể chính là lượng chứng khoán mà họ đã vay ngân hàng để mua.
Việc ra đời của hình thức này là một tất yếu phát triển của thị trường, nó là chiếc cầu nối cho việc luân chuyển dòng vốn từ ngân hang sang thị trường chứng khoán và ngược lại, nó cung cấp vốn cho thị trường chứng khoán phát triển và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, hình thức này còn buộc nhà đầu tư phải có kế hoạch chiến lược đầu tư hiệu quả, đầu, lựa chọn những cổ phiếu tốt, qua đó giảm thiểu những rủi ro cho nhà đầu tư và đảm bảo kế hoạch trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Mặc dù cho đến hiện tại hình thức kinh doanh này là khá an toàn cho các ngân hàng, tuy nhiên hình thức này luôn chứa đựng những rủi ro cao do vay đòi hỏi các ngân hàng phải có chiến lựợc quả trị rủi ro hợp lý, nhằm giảm thiểu những rủi ro cho ngân hàng. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất mà ngân hàng dùng vẫn là sử dụng các đảm bảo tín dụng. Chỉ trừ một số khách hàng có uy tín cao còn lại hầu hết các khoản tín dụng ngân hàng đều yêu cầu phải có đảm bảo. Tuy nhiên hình thức cho vay đầu tư chứng khoán có khác các hình thức khác một chút đó là tài sản đảm bảo có thể chính là các cổ phiếu, song không phải cổ phiếu nào cũng được là tài sản đảm bảo, chỉ những cổ phiếu có chất lượng tốt rủi ro ít mới được ngân hàng chấp nhận. Cổ phiếu như thế nào là tốt là ít rủi ro điều này phụ thuộc vào trình độ đánh giá của từng ngân hàng, ngoài ra còn phụ thuộc và chiến lược cho vay của ngân hàng đó. Tuy nhiên không thể phủ định rằng cho vay chứng chứng khoán là một hình thức đầy tiềm năng và mang lại những khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Trong tương lai cùng với việc phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đây chắc chắn sẽ trở thành một hoạt động tín dụng chính của ngân hàng thương mại.
2. Những rủi ro thường gặp trong cho vay cầm cố chứng khoán
Mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam là khá cao, tính quy luật còn thấp, đầu tư mang tính chất bầy đàn. Do đó, cho vay cầm cố chứng khoán là một hoạt động tín dụng chứa đựng những rủi ro mang tính đặc trưng riêng có.
- Các tác động mang tính chất khách quan:
Những nguyên nhân mang tính vĩ mô như là các quyết định của Chính phủ, bộ tài chính… tác động tới giá của cổ phiếu đem đi cầm cố hoặc là sự suy thoái về kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà đầu tư không thể tính toán trước được khiến giá cổ phiếu bị giảm dẫn đến tổn thất cho nhà đầu tư, điều này dẫn đến khả năng trả nợ của họ bị suy giảm, nhà đầu tư có thể không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi vay cho ngân hàng.
- Trình độ của nhà đầu tư
Do trình độ của nhà đầu tư trong việc phân tích, dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai không diễn ra đúng như tính toán. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro trong việc cho vay cầm cố cổ phiếu, nếu nhà đầu tư có năng lực phân tích, đánh giá thấp , không có chiến lược đầu tư rõ ràng.
- Chính sách của ngân hàng cho vay
Mỗi ngân hàng có một danh mục cổ phiếu được phép cầm cố khác nhau và tỷ lệ cho vay so với thị giá của cổ phiếu cũng khác nhau, do đó chính sách cho vay cầm cố cổ phiếu của mỗi ngân hàng cũng khác nhau, nếu chính sách này không tốt sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Một nguyên nhân nữa là thuộc về trình độ năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá cũng như phòng ngừa rủi ro.
3. Biện pháp phòng tránh những rủi ro khi cho vay cầm cố chứng khoán
Mỗi ngân hàng đều có những chính sách để dự phòng rủi ro có thể gặp phải trong cho vay cầm cố chứng khoán phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng trong từng thời điểm. Tùy vào mức độ rủi ro, hay nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà các ngân hàng đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp
- Quy định tỷ lệ dư nợ cho vay
Các ngân hàng đều quy định tỷ lệ dư nợ cho vay cho toàn hệ thống và cho các chi nhánh cụ thể. Theo quy định thì tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá
- Tỷ lệ vay cầm cố chứng khoán đối với khách hàng
Các chính sách của các ngân hàng quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với khách hàng được vay theo hình thức cầm cố chứng khoán trong một lần vay
- Xây dựng danh mục các cổ phiếu được nhận làm tài sản đảm bảo
Các mã chứng khoán của các công ty đang giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội được các ngân hàng sàng lọc, lựa chọn để làm tài sản đảm bảo trong sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán. Đối với mỗi mã chứng khoán, ngân hàng phân tích đánh giá về quy mô hoạt động, hiệu quả hoạt động của công ty giao dịch từ đó đưa ra những tỷ lê cho vay khác nhau đối với các mã chứng khoán khác nhau. Hầu hết các ngân hàng đều rất hạn chế trong việc tiếp nhận các cổ phiếu chưa được niêm yết làm tài sản đảm bảo, trường hợp đặc biệt nếu nhận thì cũng trong phạm vi kiểm soát được rủi ro trong vấn đề cấp phát tín dụng.
- Ngưỡng xử lý tài sản đảm bảo là cổ phiếu
Các ngân hàng thường cho vay theo thị giá của cổ phiếu, điều này có thể xảy ra rủi ro cho ngân hàng nếu giá của cổ phiếu đó bị rớt giá. Để hạn chế rủi ro này thì khi giá cổ phiếu giảm xuống đến một mức độ nào đó đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm vay cầm cố chứng khoán phải bổ sung thêm cổ phiếu tương ứng với phần đã bị giảm giá hoặc ngân hàng có toàn quyền xử lý số lượng cổ phiếu đã cầm cố đó.
- Thời gian vay đối với sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán
Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn, thường là 12 tháng đối với khoản cho vay cầm cố chứng khoán. Với thời gian vay ngắn như vậy, các ngân hàng có thể kiểm soát được sự biến động giá của cổ phiếu, giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Theo dõi chặt chẽ thông tin về thị trường chứng khoán
Theo dõi các thông tin về thị trường chứng khoán đối với các mã chứng khoán đang cầm cố tại ngân hàng, có thể bằng các biện pháp như tìm hiểu thông tin hoạt động của đơn vị phát hành cổ phiếu, hiêu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó như thế nào để đánh giá chất lượng và xu hướng biến động của cổ phiếu.
- Trích lập dự phòng rủi ro đối với sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán
Đối với những sản phẩm cho vay mà tài sản đảm bảo có sự biến động lớn về giá trị, các ngân hàng thường quy định tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cao đối với sản phẩm nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho hệ thống trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Tài liệu tham khảo:
(1):http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/mac-ket-voi-tai-san-dam-bao-la-co-phieu-20120907114017661ca34.chn
(2)http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=14719s
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: