THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Tóm tắt: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại đang có sức phát triển một cách mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một hình thức đầu tư mang tính ổn định, lâu dài với tính bền vững và tổ chức tương đối cao. Tuy nhiên hiện tại công tác cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các Ngân hàng thương mại diễn ra tương đối chậm và chỉ tập trung ở một số ít ngân hàng như Vietcombank, Eximbank và VIB.
Từ khóa: FDI, doanh nghiệp, cho vay
1. Thực trạng công tác cấp phát tín dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hằng năm, các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tăng rất nhanh. Nguyên nhân do Việt Nam có sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, nền kinh tế trong nước bắt đầu có tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó còn có một số lợi điểm nhất định như nguồn nhân công giá rẻ, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh.
Sự tăng tốc của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện ở cả ba nguồn, bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn đầu tư gián tiếp. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngay từ khi chỉ mới nghe tin Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO đã có dấu hiệu khởi sắc, năm 2006 đã đạt kỷ lục cả về lượng vốn đăng ký (10,2 tỉ USD), cả về lượng vốn thực hiện (4,1 tỉ USD). Hai tháng đầu năm nay, theo số liệu được cập nhật mới nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục vượt trội trên nhiều mặt: Lượng vốn đăng ký của các dự án mới đã đạt khá lớn (trên 1,5 tỉ USD), có tốc độ tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước (27%) - một tốc độ tăng cao hiếm thấy trong hai tháng của cùng kỳ nhiều năm qua. Đây là thời gian có hai tết (cả Tây và Ta), đạt được quy mô và tốc độ tăng như trên là một cố gắng lớn và là tín hiệu khả quan để năm nay sẽ vươn lên kỷ lục mới.
Tuy nhiên, thông tin sơ bộ cho thấy, dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống các Ngân hàng thương mại là khá thấp, hầu hết chủ yếu tập trung ở nhóm Ngân hàng liên doanh và các Ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu của nhóm dư nợ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng ở mức thấp hơn toàn hệ thống.
Theo thống kê của các Ngân hàng thương mại cho thấy, tổng dư nợ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 3,6% tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại đạt ở mức 95 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, cơ cấu vốn tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có sự dịch chuyển vào các kênh sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Dư nợ của kênh sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 77% tổng dư nợ cho vay, ở mức 71 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất tương ứng xấp xỉ 21,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả tổng hợp trên cũng cho thấy, dư nợ cho vay của nhóm ngân hàng liên doanh và nước ngoài cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến cuối tháng 2/2015 khoảng 49,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài toàn hệ thống.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều chấp hành nghiêm các quy định về quản lý ngoại hối và thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số vấn đề nổi cộm về quản lý tài chính tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đang ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay và sử dụng vốn tín dụng tại các doanh nghiệp này.
Năm 2014, kết quả thanh tra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ khoảng 4.400 tỷ đồng tại 856 doanh nghiệp, tăng 2,5 lần so với năm trước; đồng thời truy thu thuế và phạt khoảng 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm 2013.
Ngoài ra, một số trường hợp vay vốn với mục đích nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào nhưng thực tế lại được công ty mẹ hỗ trợ vốn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao tiêu sản phẩm và cho phép chiếm dụng vốn thương mại…
Thêm một vấn đề nữa là nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vốn điều lệ cao nhưng tiến độ góp vốn chậm, thậm chí điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Vì vậy, vốn đăng ký theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp không phản ánh thức chất năng lực tài chính của doanh nghiệp, cũng “làm khó” cho công tác giám sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp
2. Giải pháp phát triển và đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại mậu dịch tự do, cắt giảm thuế quan đã ký kết với các tổ chức như AFTA, EFTA, đã có hiệu lực và sắp tới hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết trong năm 2014, sẽ là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta.
Chính vì những lý do đó, các địa phương trên cả nước cùng các Ngân hàng đã có những động thái, những biện pháp hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để họ có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất đến vốn vay với lãi suất thấp nhất có thể. Các Ngân hàng thương mại như Vietcombank, VIB, Sacombank với cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vượt qua khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn có lãi suất thấp, cải thiện môi trường đầu tư.. với chương trình hành động có sự tham gia của nhiều sở, ban, ngành.
- Đối với các Ngân hàng, bên cạnh vấn đề giảm lãi suất, các Ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp FDI hơn nữa trong việc tiếp cận nguồn vốn, tư vấn sử dụng nguồn vốn sao cho có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bởi vì thực tế đã cho thấy, dù lãi suất cho vay có thể tiếp tục hạ xuống thì câu trả lời cho việc doanh nghiệp có dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn giá rẻ của Ngân hàng hay không, cũng chưa thật sự rõ ràng. Bởi lẽ cùng với lãi suất, các doanh nghiệp còn vấp phải rào cản về thủ tục vay vốn và các điều kiện vay vốn khác. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, nợ xấu của doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng còn ở mức cao cho nên để hạn chế rủi ro, các Ngân hàng dường như cũng xem xét ngặt nghèo hơn đối với những khoản tín dụng cấp mới.
- Nâng cao sức mua của nền kinh tế cũng là một trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp FDI có thể tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ, bở vì thực tế cũng đã chỉ ra rằng, trong khi các doanh nghiệp nỗ lực tái cơ cấu để duy trì sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay với lãi suất rất thấp nhưng sức mua của nền kinh tế quá thấp cũng sẽ khiến cho các doanh nghiệp cũng không còn mấy mặn mà trong việc mở rông hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó cũng không có nhu cầu vay vốn thêm.
- Các Ngân hàng thương mại cần hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong công tác giải ngân đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó cần xác định rõ vai trò quan trọng của khâu quản lý dòng tiền, áp dụng các phương pháp quản lý dòng tiền hơp lý, chính xác sẽ là cho dòng tiền luôn cân đối, ổn định là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Kết luận: Trước thực trạng nền kinh tế đang trong giai đoạn hiện nay thì thực hiện các giải pháp trên thực sự là điều cần thiết. Không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ mà còn có thể nâng cao sức mua của nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1.http://phocanh.vn/479-4--Can-trong-tin-dung-doanh-nghiep-FDI--details.html
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: