LẬP BÁO CÁO BỘ PHẬN TRONG BÁO CÁO QUẢN TRỊ THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 28
Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, các kế toán viên kế toán quản trị (KTQT) sẽ soạn thảo các báo cáo. Trong đa số các báo cáo thực hiện, KTQT vừa trình bày các thông tin thực hiện, vừa trình bày những thông tin về dự toán (kế hoạch) tương ứng để đảm bảo so sánh những kết quả thực tế đạt được với dự toán. Bài viết này nhằm mục đích hướng dẫn vận dụng chuẩn mực 28 vào việc lập báo cáo bộ phận trong doanh nghiệp.
Từ khóa: Kế Toán Quản Trị , chuẩn mực, báo cáo bộ phận , phương pháp,
1. Yêu cầu của việc tổ chức các báo cáo Kế toán quản trị
Kế toán quản trị vừa trình bày thông tin thực hiện vừa trình bày thông tin kế hoạch , liệt kê tất cả những sự khác biệt giữa thực hiện với dự toán để giúp cho các nhà quản trị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch (dự toán). Do đoa, việc tổ chức các báo cáo KTQT cần đảm bảo các yêu cầu:
- Các thông tin trên báo cáo phải được phân chia thành các chỉ tiêu phù hợp với các tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi tình huống quyết định khác nhau và phải có mối quan hệ logic, chặt chẽ với nhau.
- Các số liệu thực tế, dự toán, định mức hoặc các mục tiêu định trước trong báo cáo phải so sánh được với nhau để giúp các nhà quản trị sử dụng thông tin thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động;
- Hình thức kết cấu các báo cáo cần đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá thông tin trong mỗi báo cáo phục vụ cho từng tình huống cụ thể
- Các chỉ tiêu trong báo cáo thực hiện nên được phân bổ theo loại sản phẩm, mặt hàng hoặc theo khu vực, thời gian, bộ phận.
- Thông tin về chi phí trong các báo cáo KTQT cần phải phân tích theo mô hình ứng xử chi phí, tức là phân tích thành định phí và biến phí.
2. Khái niệm về báo cáo bộ phận
Theo chuẩn mực 28 về báo cáo bộ phận thì báo cáo bộ phận được hiểu như sau :
2. 1 Định nghĩa bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh
Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một DN tham gia vào quá trình SX hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định sản phẩm và dịch vụ có liên quan hay không, gồm:
a) Tính chất của hàng hóa và dịch vụ;
b)Tính chất của quy trình sản xuất;
c) Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ;
d) Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;
e) Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ công cộng.
2.2 Định nghĩa bộ phận theo khu vực địa lý
Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được với nhau trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm:
a) Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị;
b) Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau;
c) Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh;
d) Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể;
e)Các quy định về kiểm soát ngoại hối; và
f) Các rủi ro về tiền tệ.
3. Các thuật ngữ sử dụng trong báo cáo bộ phận
* Doanh thu bộ phận:Là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh thu bộ phận không bao gồm:
a) Thu nhập khác;
b) Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các khoản ứng trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính; hoặc
c) Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xoá nợ trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.
* Chi phí bộ phận: Là chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của bộ phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho bộ phận đó, bao gồm cả chi phí bán hàng ra bên ngoài và chi phí có liên quan đến những giao dịch với bộ phận khác của doanh nghiệp.
Chi phí bộ phận không bao gồm:
a) Chi phí khác;
b) Chi phí tiền lãi vay trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính;
c) Lỗ từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lỗ từ việc xoá nợ, trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính;
d) Phần sở hữu của doanh nghiệp trong khoản lỗ của bên nhận đầu tư do đầu tư vào các công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
e) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
f) Chi phí hành chính chung và các chi phí khác phát sinh liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp.
* Kết quả kinh doanh của bộ phận: Là doanh thu bộ phận trừ (-) chi phí bộ phận. Kết quả kinh doanh của bộ phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số.
* Tài sản của bộ phận: Là tài sản đang được bộ phận đó sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và được tính trực tiếp hoặc được phân bổ vào bộ phận đó.
* Các khoản nợ phải trả bộ phận: Là các khoản nợ trong kinh doanh của bộ phận được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ phận đó.
3. Các báo cáo bộ phận trong kế toán quản trị theo chuẩn mực số 28
Hiện nay hầu hết các báo cáo bộ phận trong kế toán quản trị thường bao gồm:
3.1 Báo cáo tình hình thực hiện:
-Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hànghoá, dịch vụ;
-Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượngkhách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;
-Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;
-Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động;
-Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành;- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hànghoá;
-Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng thu nợ;
-Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ;
-Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm;- Báo cáo chi tiết tăng, giảm vốn chủ sở hữu.
3.2 Báo cáo phân tích:
-Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
-Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp;
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính;
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể,doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
Chất lượng thông tin do báo cáo kế toán cung cấp luôn là mối quan tâm của các nhà quản trị, cho nên thông tin trong báo cáo cung cấp đảm bảo về chất lượng sẽ rất quan trọng, giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn hơn. Vì vậy cần sử dụng các quy định, chuẩn mực hướng dẫn để lập báo cáo trong doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong các DN;
2. Bộ Tài chính (2006),chuẩn mực kế toán số 28 về Báo cáo bộ phận
3. PGS.TS Võ Văn Nhị (2007), Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Giao Thông vận tải
4. Các website: www.mof.gov.vn; www.vcci.com.vn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: