VAI TRÒ CỦA CHỈ TIÊU B/C TRONG VIỆC CHỌN LỰA DỰ ÁN
Lê Thị Huyền Trâm
BM Kế toán quản trị
Quyết định đầu tư dài hạn có ảnh hưởng lớn đến qui mô cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư và sinh lợi phải trải qua nhiều năm nên phải đối diện với vô số điều không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao. Do vậy, cần sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó làm cơ sở cho việc ra quyết định trong đó tỷ số lợi ích/ chi phí thường được sử dụng trong việc lựa chọn dự án đầu tư.
1. Khái quát về tỷ số lợi ích/ chi phí(Benefit/Cost –B/C)
Trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đôi khi có nhiều cơ hội đầu tư đến với đơn vị, tuy nhiên do nguồn vốn có giới hạn cũng như việc chọn lựa dự án thực hiện ở hiện tại có ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án trong tương lai…. Dù dựa trên phương cách chọn lựa nào để tìm tập hợp các dự án tối ưu, nhà quản trị phải bảo đảm nguyên tắc:
- Tổng mức sinh lợi của các dự án được chọn phải đạt cao nhất (Tổng NPV đạt cao nhất)
- Tổng vốn đầu tư ban đầu của các dự án được chọn nằm trong khả năng nguồn vốn huy động.
- Tùy thuộc từng tình huống thực tiễn, nhà quản trị sẽ có các phương pháp chọn lựa khác nhau nhằm thực hiện tốt nguyên tắc chọn tập hợp dự án tối ưu.
Tỷ số lợi ích/ chi phílà tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại chiphí bỏ ra
Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớnhơn.
Công thức như sau:
2. Nội dung phân tích tỷ số lợi ích/ chi phí
Khi chọn lựa tập hợp các dự án tối ưu, ngoài việc dựa vào chỉ tiêu NPV, thì chỉ tiêu B/C cũng là một chỉ tiêu giúp doanh nghiệp chọn lựa dự án. Trong trường hợp chỉ tiêu NPVkhôngtạocơsởchoviệcchọnlựadựán,thìchỉtiêuB/Ctrởthành chỉtiêuquantrọng.
Để thấy rõ vai trò của chỉ tiêu B/C trong việc chọn lựa dự án , ta tham khảo ví dụ sau.
Doanh nghiệp đang xem xét các DA độc lập A,B,C,D,E,F,G,H,I. Hãy giúp doanh nghiệp chọn lựa tập hợp các DA tối ưu, biết rằng nguồn vốn doanh nghiệp huy dộng để tài trợ cho các dự án là 500 triệu đồng, thông tin về vốn đầu tư, giá trị NPV và b/Ccủa các dự án như sau:
Bảng 1: Thứ tự xếp hạng dự án theo NPV.
STT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư ban đầu (triệu đ) |
NPV (triệuđ) |
B/C |
1 |
A |
420 |
100 |
1,24 |
2 |
B |
200 |
58 |
1,29 |
3 |
C |
100 |
26 |
1,26 |
4 |
D |
115 |
24 |
1,21 |
5 |
E |
100 |
22 |
1,22 |
6 |
F |
75 |
22 |
1,29 |
7 |
G |
60 |
15 |
1,25 |
8 |
H |
80 |
8 |
1,10 |
9 |
I |
40 |
6 |
1,15 |
Qua bảng có nhận xét:
* Về mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, dự án A ưu tiên được chọn vì có NPV lớn nhất, khi dự án A được chọn, vốn đầu tư ban đầu là 420 triệu đ, với vốn có được là 500 triệu đ, nguồn vốn còn lại (sau khi chọn dự án A) dùng để tài trợ cho các DA khác là: 500 – 420 = 80 triệuđ.
Với 80 triệu đ, thì chỉ có dự án F là được chọn, NPV của dự án H là: 22 triệu đ.
Vậy : Nếu căn cứ vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, thì dự án A và F được chọn với:
Tuy nhiên, nếu chọn bất kỳ các dự án như: B,C,E,G,I sẽ cho nhận địnhsau:
- Tổng vốn đầu tư = 200 + 100 + 100 + 60 + 40 = 500 triệu đ.
Như vậy: Tập hợp dự án B,C,D,G,thỏa mãn vốn đầu tư trong phạm vi huy động của doanh nghiệp , đồng thời lại đạt tổng giá trị NPV caonhất.
Trường hợp này, chỉ tiêu NPV không thể hiện tính ưu việt trongviệc giúp chọn lựa tập hợp DA tối ưu. Để chọn tập hợp DA tối ưu, sử dụng chỉ tiêu B/C để thiết lập thứ tự DA như sau:
Bảng 2: Thứ tự xếp hạng dự án theo B/C
STT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư ban đầu (triệu đ) |
B/C |
NPV(triệuđ) |
1 |
B |
200 |
1,29 |
58 |
2 |
F |
75 |
1,29 |
22 |
3 |
C |
100 |
1,26 |
26 |
4 |
G |
60 |
1,25 |
15 |
5 |
A |
420 |
1,24 |
100 |
6 |
E |
100 |
1,22 |
22 |
7 |
D |
115 |
1,21 |
24 |
8 |
I |
40 |
1,15 |
6 |
9 |
H |
80 |
1,10 |
8 |
Qua bảng, các dự án được chọn theo thứ tự xếp hạng của chỉ tiêu B/C là: Dự án B,F,C,G,A,E,…, nếu chọn 4 dự án đầu là B,F,C,G, ta có:
+ Tổng vốn đầu tư = 200 + 75 + 100 + 60 = 435 tr đ. (còn thừa vốn là 500 – 435 = 65)
+ Tổng giá trị NPV là : 58 + 22 + 26 + 15 = 121 triệu đ.
Với số vốn thừa là 65 triệu đ, tuy dự án A,E,D có B/C đạt cao,nhưng do nguồn vốn còn lại không đủ tài trợ, nên ta chọn dự án I. Tập hợpdứa được chọn là:B,F,C,G,I.
+ Tổng vốn đầu tư = 200 + 75 + 100 + 60 +40 = 475 tr đ.
+ Tổng giá trị NPV là : 58 + 22 + 26 + 15 +6 = 127 triệu đ .
Tuy đã có được một tập hợp các dự án có tổng lợi nhuận đạt cao, nhưng ở đây, ta có nhận xét : Dự án G và I có tổng vốn đầu tư là 60+40=100 triệu đ và tổng hiện giá NPV là 15 + 6 = 21 tr đ, nguồn vốn còn thừa khi tài trợ cho tập hợp dự án B,F,C,G,I là : 500 – 475 = 25 triệuđ.
Xét dự án D: Vốn đầu tư ban đầu là 115 tr đ và NPV = 24 tr đ.
Nếu thay 2 dự án G và I bằng dự án D, thì tổng vốn tài trợ vẫn đầy đủ và NPV đạt cao Tập hợp dự án được chọn là B,F,C,D với thông tin:
+ Tổng vốn đầu tư = 200 + 75 + 100 + 115 = 490 tr đ.
+ Tổng giá trị NPV là : 58 + 22 + 26 + 24 = 130 triệu đ.
Căn cứ vào B/C của các dự án, ta chọn được tập hợp dự án tối ưu.
Vậy: Doanh nghiệp nên chọn các dự án: B,F,C,D.
3. Kết luận
Tỷ số lợi ích/ chi phí được xem là phương pháp giúp đánh giá khả năng sinh lời của dự án.
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tập hợp dự án được chọn phải đạt tổng giá trị NPV lớn nhất, tuy nhiên do nguồn ngân quỹ có giới hạn, do vậy cần quan tâm đến yếu tố: Hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn của dự án đầu tư được thể hiện thông qua chỉ tiêu B/C.Tuy nhiên cần phải kết hợp thêm các phương pháp khác để quyết định đúng đắn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.PGS.TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục.
2. TS Phan Đức Dũng ( 2008), Kế toán Quản trị, NXB Thống Kê
3. Th.S Võ Ngàn Thơ(2009), Bài giảng Quản trị dự án đầu tư
4. Bùi Xuân Phong. 2006. Quản trị dự án đầu tư. NXB Bưu chính viễn thông.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: