CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH – NHỮNG KHÁC BIÊT SO VỚI CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ
Chứng khoán phái sinh là loại chứng khoán sinh ra dựa trên một loại chứng khoán cơ sở.Ví dụ: Từ chứng khoán cơ sở là chỉ số VN30 ta sẽ tạo ra các loại chứng khoán phái sinh là Hợp đồng tương lai VN30 (VN30 Futures) hoặc là hợp đồng quyền chọn VN30 (VN30 Options).
Ví dụ ta có hợp đồng tương lai VN30 sẽ đáo hạn vào 30/9/2019 thì sẽ có mã là: VN30F1909. Giả sử VN30F1909 giao dịch tại mức giá 800 là một hợp đồng mà bên mua A và bên bán B thỏa thuận với nhau tới ngày 30/9/2019. Hai bên sẽ phải thực hiện giao dịch 100.000 chỉ số VN30 với giá 800, giá trị là 80tr đồng. (Do 1 hợp đồng đc quy định sẵn trị giá là 100.000 x VN30).
Nhưng vì chỉ số VN30 không phải là một món hàng vật lý như vàng hay cao su, nên tới ngày 30/9/2019 hai bên không thể thực hiện việc một bên trao hàng một bên trao tiền. Lúc này Trung Tâm Lưu Ký (VSD) sẽ làm vai trò trung gian, căn cứ vào chỉ số VN30 thực tế (ví dụ là 810) thì VSD sẽ phân xử như sau: ông A mua 800 bây giờ giá là 810 thì sẽ có lời 10x100.000= 1tr đồng, ông B bán giá 800 nhưng bây giờ giá 810 nên bị lỗ 10x100.000= -1tr đồng. Vậy là kết thúc hợp đồng A lời 1tr và B lỗ 1tr. Tiền của B thông qua VSD sẽ được chuyển sang cho A, hai bên không phải gặp nhau và không cần biết nhau.
VN30F1909 sẽ được niêm yết và giao dịch hàng ngày giống như một cổ phiếu bình thường (vd như VNM, cũng dư mua dư bán, ai thích mua cứ đặt lệnh mua, ai thích bán thì đặt lệnh bán) trong suốt vòng đời của nó cho tới khi đáo hạn vào cuối tháng 9.
Trong vòng đời giao dịch sẽ có hai loại giao dịch cơ bản:
+ loại 1 là A hoặc B sẽ chuyển nhượng hợp đồng này cho C và rút lui, như vậy số lượng HĐ vẫn là 1.
+ loại 2 là xuất hiện hai người mới là C và D ký với nhau như vậy số lượng HĐ sẽ tăng lên 2.
*Vậy Chứng khoán phái sinh sinh ra để làm gì?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất là đầu cơ: ví dụ bạn nghĩ rằng thị trường từ giờ đến cuối tháng 9 sẽ tăng, tuy nhiên bạn không biết phải chọn cổ phiếu nào để mua, hoặc sợ dồn tiền vào một hai cp thì sợ công ty phá sản, cách đơn giản là bạn cứ mua VN30F1909, nó chính là đại diện cho thị trường.
Thứ hai là phòng ngừa rủi ro: giả sử bạn đang sở hữu một danh mục 50 cổ phiếu với mục tiêu đầu tư dài hạn và thị trường đang có một tin vĩ mô cực xấu xảy ra, bạn nghĩ là nên tạm thoát khỏi thị trường, tuy nhiên việc bán hết một lúc 50 cp không phải là giải pháp hay, lúc này chỉ đơn giản là bán một số lượng hđ VN30F1909 bằng với giá trị danh mục. Như vậy trạng thái rủi ro lúc này của toàn bộ danh mục là gần như cân bằng, thị trường tăng giảm gì cũng không ảnh hưởng vì 50 cp kia và lượng hđ VN30F1909 đang ngược nhau về mặt lời lỗ khi thị trường biến động. Chức năng phòng hộ này rất cần thiết đối với các quỹ lớn, và muốn nâng hạng thị trường thì chứng khoán Việt Nam phải có sản phẩm phái sinh
*Giá HĐ Futures và giá VN30?
VN30F1909 khi bắt đầu niêm yết sẽ được sở GDCK ấn định một mức giá chào sàn, và từ đó cho tới khi đến hạn giá sẽ do cung cầu mua bán trên sàn quyết định.Giá của VN30 chính là chỉ số VN30, mức giá này sẽ do 30 cổ phiếu trong rổ VN30 quyết định
Tại mỗi thời điểm, mức chênh lệch giữa giá VN30F1909 và VN30 được gọi là Basis. Về mặt lý thuyết thì Basis này sẽ càng lớn khi mới bắt đầu giao dịch VN30F1909 và sẽ tiến dần về 0 khi đáo hạn hợp đồng.
* Vậy lời lỗ sẽ tính như thế nào?
Khi đặt lênh Mua/Ban VN30F1909 tức là đã tác động vào biến động giá của VN30F1909, kể từ lúc đó cho tới trước khi hết hạn HĐ lời lỗ được tính theo giá VN30F1909; chỉ đến khi đáo hạn hợp đồng thì lời lỗ sẽ được tính theo VN30 tại thời điểm đó. Chính vì vậy trong vòng đời của mình, giá của VN30F1909 có thể biến động thoải mái nhưng khi đến ngày đáo hạn nó sẽ phải quay về với VN30.
Sự khác biệt của chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở?
TT |
Nội dung |
Chứng khoán Cơ sở |
Chứng khoán Phái sinh |
1 |
Ký quỹ |
|
Chỉ ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng tương lai. Hiện tại tỷ lệ ký quỹ theo quy định của VSD là 13% nhưng để phòng ngừa rủi ro. |
2 |
Thời gian giao dịch |
09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00 |
08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45 |
3 |
Các loại lệnh giao dịch |
ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL |
ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL |
4 |
Phương thức giao dịch |
Khớp lệnh và thỏa thuận |
Khớp lệnh và thỏa thuận |
5 |
Nguyên tắc khớp lệnh |
Ưu tiên về giá và thời gian |
Ưu tiên về giá và thời gian |
6 |
Bước giá |
Sàn HSX < 10.000 đồng: 10 đồng 10.000 – 49.950: 50 đồng ≥ 50.000: 100 đồng Sàn HNX và UpCom 100 đồng |
0.1 điểm chỉ số (Hợp đồng tương lai chỉ số VN30) |
7 |
Biên độ dao động giá |
± 7% (đối với sàn HOSE) ± 10% (đối với sàn HNX) ± 15% (đối với sàn UPCOM) |
± 7% |
8 |
Giá tham chiếu |
Là giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước. Ngày giao dịch đầu tiên: mức giá do doanh nghiệp đăng ký và HNX, HOSE phê duyệt. |
Là giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng tương lai trong ngày giao dịch liền trước. Ngày giao dịch đầu tiên: là giá lý thuyết (do VSD tính toán và công bố). |
9 |
Thời gian sở hữu |
Không giới hạn |
Sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn |
10 |
Số lượng niêm yết |
Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành cổ phiếu) |
Không giới hạn |
11 |
Khối lượng phát hành |
Theo quy mô vốn của các doanh nghiệp |
Không giới hạn |
12 |
Khối lượng giao dịch tối thiểu |
Bội số 10 cổ phiếu (đối với sàn HOSE) Bội số 100 cổ phiếu (đối với sàn HNX và UPCOM) |
1 hợp đồng |
13 |
Khối lượng giao dịch tối đa |
500.000 CP/ lệnh đối với sàn HOSE – 999.990 CP/ lệnh đối với sàn HNX và Upcom |
500 hợp đồng/lệnh |
14 |
Khối lượng nắm giữ tối đa |
Không giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt hạn chế tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. |
|
15 |
Thời gian thanh toán |
|
|
16 |
Khả năng bán khống chứng khoán |
Chưa được thực hiện |
Thực hiện bằng hình thức Tham gia vị thế bán |
*Mở, đóng vị thế mua, bán là như thế nào?
Mở vị thế:
- Mở Vị thế: là việc nhà đầu tư đang tham gia vào 1 bên của hợp đồng.
- Thuật ngữ: • Vị thế mua: khi giá trị Tài sản cơ sở được kỳ vọng tăng
• Vị thế bán: khi giá trị Tài sản cơ sở được kỳ vọng giảm
Đóng vị thế:
- Khi NĐT đang nắm giữ vị thế mua hoặc bán, NĐT thực hiện mở vị thế ngược chiều với vị thế đang nắm giữ thì các vị thế được bù trừ với nhau, hay còn gọi là đóng vị thế.
- Các Vị thế được tự động đóng khi HĐTL đến thời điểm đáo hạn.
Ví dụ 1: Bán hợp đồng tương lai.
Đầu tư: 650 triệu
TTCK cơ sở:
TKCK phái sinh:
Ví dụ 2: Mua hợp đồng tương lai.
Đầu tư: 650 triệu
TTCK cơ sở:
TKCK phái sinh:
Ví dụ3 : Mua hợp đồng tương lai.
Đầu tư: 666 triệu
TTCK cơ sở:
TKCK phái sinh:
Ví dụ 4: Bán hợp đồng tương lai.
Đầu tư: 198 triệu
TTCK cơ sở:
TKCK phái sinh:
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: