Nguyễn Thị Khánh Vân
Đại học Duy Tân
Tóm tắt
Đạo đức nghề nghiệp là những qui tắc hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích nghề nghiệp và xã hội. Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán yêu cầu mỗi kiểm toán viên phải có đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cồng động của những người có đạo đức. Đức nghề nghiệp kiểm toán là yêu cầu bắt buộc đối với kiểm toán viên (KTV) nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán được công chúng thừa nhận. Chính vì vậy ngay từ khi kiểm toán xuất hiện, các qui tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán đã được hầu hết các quốc gia quan tâm. Bài viết này sẽ đề cập đề các qui định đạo đức nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính chính thức đang được áp dụng tại Việt Nam.
Từ khóa: Đạo đức nghề nghiệp, kiểm toán, báo cáo tài chính
Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành từ năm 1991 bắt đầu bằng việc thành lập 02 doanh nghiệp kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991. Đó là công ty TNHH dịch vụ tư vấn và kiểm toán (AASC) và công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO). Tính đến nay, kiểm toán độc lập đã trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã có 195 công ty kiểm toán, trong đó có 165 công ty TNHH, 03 công ty hợp danh, 05 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 22 công ty hãng thành viên quốc tế. Việt Nam đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA). Ở Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kiểm toán. Khi chuyển hoá các chuẩn mực kiểm toán quốc tế sang hệ thống chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam, các điều kiện về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, trình độ của kiểm toán viên được nghiên cứu, xem xét rất kỹ.
Theo thông lệ quốc tế, những người làm kế toán, kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Năm 1994 Việt Nam đã ban hành quy chế kiểm toán độc lập quy định kiểm toán viên phải bảo đảm trung thực, độc lập, khách quan, công bằng và bí mật số liệu. Tiếp đến vào năm 1999, vấn đề này được cụ thể hơn trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính, bao gồm bảy nguyên tắc là Độc lập – Chính trực – Khách quan – Năng lực chuyên môn và tính thận trọng – Tính bảo mật – Tư cách nghề nghiệp –Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Sau đó vấn đề đạo đức nghề nghiệp tiếp tục được quy định trong những văn bản khác như VSA 220, Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. Thế nhưng vấn đề này chỉ được quy định đầy đủ và toàn diện nhất khi Bộ tài chính ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 để áp dụng cho tất cả những người hành nghề kế toán và kiểm toán. Đến ngày 8 tháng 5 năm 2015, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo thông tư 70/2015/TT-BTC thay thế Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC. Theo đó Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là:
(a) Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyênmôn và kinh doanh;
(b) Tínhkhách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnhhưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;
(c) Nănglực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹnăng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệpđược cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mớinhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thậntrọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng;
(d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn vàkinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khichưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phảicung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chứcnghề nghiệp, và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kếtoán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
(e) Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan,tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
Đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề nghiệp. Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề phải nắm được và tuân thủ các quy định của chuẩn mực đạo đức vì lợi ích của công chúng.
Tài liệu tham khảo:
Bộ tài chính, quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005,
Bộ tài chính, Số: 70/2015/TT-BTC, ngày 8 tháng 5 năm 2015
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: