Nguyễn Thị Hồng Sương
Phân tích điểm hòa vốn là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, là công cụ hữu ích cho các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định tối ưu. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, với cơ cấu sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất. Do vậy khi đưa ra các quyết định về sản xuất, tiêu thụ trong môi trường cạnh tranh, các nhà quản trị thường dựa vào công cụ phân tích điểm hòa vốn.
1. Khái niệm điểm hòa vốn
Có nhiều khái niệm khác nhau về điểm hòa vốn, tùy theo từng các tiếp cận:
Theo bất cứ khái niệm nào thì điểm hóa vốn cũng là một "ngưỡng" quan trọng của các nhà quản trị kể từ khi tiến hành sản xuất. Khi doanh nghiệp qua khỏi "ngưỡng" đó nhà quản trị tự tin trong các quyết định kinh doanh để mau chóng tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường.
Điểm hòa vốn được xác định theo 3 tiêu chí:
Để xác định điểm hòa vốn cần phân loại chi phí thành biến phí và định phí. Cần xác định giới hạn của quy mô hoạt động trong phạm vi cho phép. Việc xác định giới hạn của quy mô hoạt động là cơ sở tiền đề để xác định định phí cho doanh nghiệp. Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị, bởi nó là căn cứ để nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án kinh doanh, chọn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm cho hợp lý, xác định mức sản lượng doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn.
Điểm hòa vốn được phân loại thành 2 loại cơ bản sau đây:
Trong hoạt động kinh doanh, để xác định điểm hòa vốn, tùy vào việc doanh nghiệp kinh doanh một sản phẩm hay nhiều sản phẩm mà cách tính điểm hòa vốn sẽ khác nhau.
+ Xác định điểm hòa vốn trong trường hợp DN kinh doanh 1 loại sản phẩm.
Số lượng sản phẩm hòa vốn:
Doanh thu tại điểm hòa vốn: S0 = Q0 x P
Trong đó:
Ví dụ 1 : Một công ty sản xuất quạt A có kế hoạch sản xuất ra sản phẩm mới dự kiến sẽ có giá bán là 2.000 $. Chi phí cố định trung bình của một năm là 300 nghìn $. Tiền mua các nguyên liệu để sản xuất quạt là 500$/quạt và sẽ biến đổi theo thời gian. Từ các thông số sau, ta dễ dàng tính được điểm hòa vốn như sau:
Điểm hòa vốn ( ) = $300.000 / ($2.000 - $500) = 200 chiếc
Điều này có nghĩa là công ty A phải bán 200 cái tủ không có lãi. Từ chiếc thứ 201 trở đi thì mới là tiền lãi.
Nếu công ty bạn nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cần phải tính điểm hoà vốn cho từng loại sản phẩm. Cách thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ theo công thức sau:
Tỷ lệ của mặt hàng i = (Doanh thu của từng mặt hàng i / Tổng doanh thu) x 100%
Bước 2: Tính tỷ lệ số dư đảm phí từng sản phẩm
Tỷ lệ SDĐP từng sản phẩm i = Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm i/ Giá bán đơn vị từng sản phẩm i
Bước 3: Tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của các mặt hàng theo công thức:
Tỷ lệ SDĐP bình quân =
Bước 4: Tính doanh thu hòa vốn chung theo công thức:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Bước 5: Tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng theo công thức:
Doanh thu hòa vốn mặt hàng (i) = Doanh thu hòa vốn chung x Tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng
Sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm i theo công thức:
Sản lượng hòa vốn = Doanh thu hòa vốn sản phẩm i / giá sản phẩm
Ví dụ 2: Tại một DNSX X kinh doanh 2 loại SP N và SP M có tài liệu thu thập được như sau:
Khoản mục |
Sản phẩm N |
Sản phẩm M |
Đơn giá bán(ĐVT: 1.000 đồng) |
60 |
80 |
Biến phí đơn vị(ĐVT: 1.000 đồng) |
45 |
50 |
Kết cấu hàng bán |
60% |
40% |
Định phí (ĐVT: 1.000 đồng) |
2.100.000 |
Yêu cầu: Xác định điểm hòa vốn của cả 2 sản phẩm N và M
Bước 1: Kết cấu hàng hoá tiêu thụ theo doanh thu
Sản phẩm N: t = 60%
Sản phẩm M: t = 40%
Bước 2: Tỷ lệ số dư đảm phí từng SP
Sản phẩm N:
Sản phẩm M:
Bước 3: Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân
Rcm bình quân = å(Rcmi * kết cấu từng sản phẩm)
= (25%*60%) + (37,5%*40%) = 30%
Bước 4: Tính doanh thu hoà vốn chung
Bước 5: Tính doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn từng sản phẩm
Sản phẩm N: S0 = 7.000.000 * 60%= 4.200.000
Q0 = S0/P = 70.000 sp
Sản phẩm M: S0 = 2.800.000
Q0= 35.000 sp
Việc nắm chắc công thức xác định điểm hòa vốn sẽ giúp chúng ta làm tốt một số việc như:
1. Xác định giá bán hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường;
2. Xác định thời điểm để bán giảm giá hoặc giữ giá hoặc tăng giá; việc này chúng ta có thể thấy được rõ nét trên các chương trình “sale off “ của rất nhiều siêu thị và nhà cung cấp trên thị trường.
3. Xác định chu kỳ vốn để tái đầu tư.
Ngoài việc giúp doanh nghiệp đưa ra các phương án và quyết sách trong bán hàng, công thức này cũng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, có phương thức chọn lựa tốt hơn khi so sánh các phương án kinh doanh.
KẾT LUẬN
Phân tích Điểm hòa vốn, một công cụ hữu ích để nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí cố định với chi phí biến đổi và doanh thu.Nó liên kết chặt chẽ với khái niệm Điểm hòa vốn là điểm cho biết tại thời điểm nào một khoản đầu tư sẽ bắt đầu đem lại lợi nhuận dương. Phân tích hòa vốn mang lại giá trị cao trong việc quyết định phương án sản xuất, đầu tư nào là tối ưu cho doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu điểm hoàn vốn để xác định mức đầu tư cần thiết cho sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC “ Hướng dẫn áp dụng KTQT trong các DN”.
[2] PGS.TS. Phạm Văn Dược - TS. Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, NXB tài chính.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: