Th.S Lê Thị Huyền Trâm
BM Kế toán quản trị
Các chỉ số tài chính được dùng so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua thời gian. Các con số trên Báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ sẽ có rất ít ý nghĩa.Bài viết tìm hiểu thêm về các nhóm chỉ số tài chính cơ bản trong chứng khoán nhằm giúp nhà đầu tư phân tích số liệu.
Từ khóa: phân tích, chỉ số, chứng khoán
1. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán bao gồm:
Nhằm kiểm tra tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, hay mức độ tự chủ tài chính; kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp… Hệ số cơ cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Hệ số nợ cho thấy mức độ độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, giúp đưa các quyết định, điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.
Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn = TSNG/ tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư tài sản dài hạn = TSDH/ tổng tài sản
Nhóm chỉ số này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý, sử dụng tài sản hiện có trong doanh nghiệp như
Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh nghiệp.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
Hệ số này phản ánh: trong kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng? Phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Đo lường khả năng sinh lời của vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ phân phối lợi nhuận so với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông, chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu sau:
6. Nhóm chỉ số giá thị trường: Phản ánh giá trị thị trường của cổ phiếu, liên quan đến nhóm chỉ số này chúng ta có thể phân tích các chỉ tiêu sau:
7. Kết luận
Các chỉ số tài chính thể hiện thông qua những con số nhằm phản ánh quá trình như tiến độ hoạt động, các khoản nợ….Phân tích các chỉ số tài chính giúp chúng ta hiểu về doanh nghiệp, sẽ giúp chúng ta chọn lựa được những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sức khỏe tài chính tốt…
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.PGS.TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục.
2. TS. Phạm Thị Thủy (2019), Báo cáo tài chính Phân tích- dự báo và định giá, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế quốc dân.
3. https://cophieux.com/hieu-chi-so-pb-tu-a-den-z/
4. https://govalue.vn/chi-so-tai-chinh/
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: