Exploring the quality of judgment in financial audit in Vietnam
Ths.Nguyễn Thị Khánh Vân
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân Đà Nẵng
254 Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng
Tóm tắt
Các kiểm toán viên (KiTV) hình thành các xét đoán quan trọng và kết quả xét đoán của họ ảnh hưởng đến nhiều bên có liên quan. Tuy nhiên, các KiTV này phải đối mặt với một thách thức quan trọng: họ cần phải đưa ra những xét đoán dựa trên những thông tin không chắc chắn và khó đoán trước. Bài viết này này khám phá một ví dụ nhỏ về việc các kiểm toán viên có khả năng đưa ra các xét đoán chưa chính xác, và không phải tất cả các xét đoán đều được chứng minh đầy đủ bằng bằng chứng.
Abtract
The auditors form significant judgments, and the results of their judgments affect a variety of stakeholders. However, these auditors face an important challenge: they need to make judgments based on uncertain and unpredictable information. This article explores a small example of auditors' ability to make inaccurate judgments, and not all judgments are supported by sufficient evidence.
Từ khóa: Chất lượng xét đoán, xét đoán chuyên nghiệp, xét đoán kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính
1.Giới thiệu
Kể từ khi công ty kiểm toán Arthur Andersen bị phanh phui với vụ bê bối tài chính của Enron. Điều đó đặt ra nhiều nghi vấn về chất lượng kiểm toán tài chính. Các cơ quan quản lý lĩnh vực kế toán - kiểm toán ở nhiều quốc gia tìm cách cải thiện chất lượng kiểm toán để củng cố niềm tin của công chúng đối với dịch vụ kiểm toán.
Ngay sau khi Enron sụp đổ, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 (SOX) để cải thiện quy trình kiểm toán. Đạo luật SOX thiết lập một hội đồng quản lý với các hình phạt hình sự nghiêm khắc vì gian lận kế toán như án tù kéo dài. Nó cũng tạo ra quy trình kiểm tra độc lập các công ty kiểm toán bởi Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB). Tại Vương quốc Anh, Nhóm Đánh giá Chất lượng Kiểm toán được Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) thành lập để đánh giá chất lượng công việc kiểm toán của các công ty kiểm toán lớn. Các cơ quan chuyên môn như Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB, 2004) không ngừng quan tâm về những khiếm khuyết của cuộc kiểm toán về bản chất và nội dung của cuộc kiểm toán. Các cơ quan đã bày tỏ lo ngại về sự miễn cưỡng của các kiểm toán viên khi thực hiện xét đoán chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan đến ước tính kế toán, sự không chắc chắn và tính toán chủ quan của chủ doanh nghiệp. Chẳng hạn PCAOB đã tổ chức hội thảo vào năm 2005 thảo luận các câu hỏi liên quan đến các vấn đề thực tế trong xét đoán kiểm toán như sự khác biệt về sự không chắc chắn vốn có trong các khoản mục kế toán riêng lẻ trong báo cáo tài chính. Tại Vương quốc Anh, Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) đã ban hành tài liệu thảo luận để lấy ý kiến từ các bên có liên quan tìm cách thúc đẩy chất lượng kiểm toán (tài liệu thảo luận của FRC, 2006). Các công bố đã thu hút sự chú ý đến những khiếm khuyết của kiểm toán: Church et al. 2008, lập luận rằng báo cáo của kiểm toán viên có ít giá trị truyền thông "và chỉ đơn thuần là "có giá trị tượng trưng". Báo cáo kiểm toán có rất ít dấu hiệu về các lập luận lôgic mà kiểm toán viên đưa ra dựa trên một loạt các tuyên bố được hỗ trợ bởi rất nhiều bằng chứng thu thập được từ cuộc kiểm toán. Danh tiếng của nghề kiểm toán được đánh giá cao hơn sức mạnh của lập luận được thể hiện (Smieliauskas et al. 2008). Bất chấp những nỗ lực từ các bên khác nhau nhằm thúc đẩy chất lượng kiểm toán, sự phá sản của Lehman Brothers vào năm 2008 một lần nữa khiến công chúng đặt câu hỏi về độ tin cậy của các kiểm toán viên được cho là chịu trách nhiệm về việc không đưa ra cảnh báo về cách tiếp cận nguy hiểm mà công ty tài chính này áp dụng.
Nghiên cứu của Bazerman, Loewenstein và Moore (2002) đã chỉ ra rằng chính sự “thiên vị vô thức” đã dẫn đến xét đoán sai lầm của kiểm toán viên. Trong khi Đạo luật Sarbanes-Oxley tập trung chủ yếu vào việc chống gian lận có ý thức. Mục tiêu của bài viết này là làm rõ quá trình lập luận xét đoán và các yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo cho một xét đoán kiểm toán đạt chất lượng và thực hiện một khảo sát thực tế nhằm đánh giá chất lượng xét đoán kiểm toán tài chính tại Việt Nam.
1. Quá trình lập luận xét đoán trong kiểm toán
Quá trình xét đoán thực chất là quá trình thu thập và đánh giá thông tin để làm cơ sở hình thành các xét đoán chung (Einhorn, 1976; Libby, 1985). Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu chính thức chuẩn hóa mô hình xét đoán trong kiểm toán điển hình như Einhorn, 1976; Libby, 1985. Einhorn (1976) xây dựng mô hình lập luận xét đoán được minh họa trong hình 1.1.
Các dấu hiệu tính tình huống |
Tạo giả thuyết |
Tìm kiếm thông tin |
Sự hình thành xét đoán |
sự chính xác là có thể |
sự giải thích hợp lý |
(Không) phù hợp |
kiểm tra phù hợp |
Quá trình lặp đi lặp lại |
Hình 1.1. Lập luận xét đoán được mô hình hóa trong kiểm toán nguồn: Einhorn's (1976) |
Trong mô hình này, quá trình đưa ra xét đoán được kích hoạt bằng cách trình bày các dấu hiệu tình huống (gợi ý tình huống) (ví dụ: các thông tin của khách hàng kiểm toán). Mô hình của Einhorn (1976) được phát triển trong phạm vi kiểm toán, do đó tập trung vào việc đánh giá các giả thuyết. Công trình của Einhorn đã cung cấp thông tin về một loạt các xét đoán và ra quyết định trong kiểm toán, chẳng hạn như về vai trò của suy đoán, thành kiến và kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trong các quy trình xét đoán, cũng như các nghiên cứu về chuyên môn kiểm toán và xử lý thông tin (Brown, Peecher, & Solomon, 1999 ; Libby & Frederick, 1990; Libby & Luft, 1993; Libby & Tan, 1994, Moroney và Trotman 2016, DeZoort 2019). Theo nghiên cứu của Einhorn bản chất các xét đoán chuyên môn được thể hiện qua chất lượng xét đoán.
2. Chất lượng xét đoán trong kiểm toán tài chính
Chất lượng xét đoán (Judgment Quality) được định nghĩa là quá trình thu thập bằng chứng liên quan và đưa ra phán quyết chính xác (AFM, 2014; Einhorn, 1976). Xét đoán chất lượng cao là chính xác và dựa trên các bằng chứng liên quan; một phán quyết chất lượng thấp là không chính xác và không dựa trên bằng chứng liên quan.
Quá trình suy luận chẩn đoán được mô hình hóa bởi Einhorn (1976) phụ thuộc nhiều vào các dấu hiệu tình huống do môi trường kiểm toán cung cấp. Tuy nhiên, các dấu hiệu tình huống trong thực tiễn kiểm toán không phải lúc nào cũng hoàn toàn phù hợp và hỗ trợ tốt để đưa ra các xét đoán chính xác. (Shanteau, 1992). Trong dòng nghiên cứu này, khả năng của các chuyên gia trong việc hình thành các xét đoán chính xác phụ thuộc vào mức độ thể hiện của chính các tín hiệu tình huống cho một xét đoán cụ thể. Đến lượt nó, quá trình xét đoán được hiểu là một đặc tính cố hữu của nghề nghiệp kiểm toán, quá trình này chịu ảnh hưởng của các đặc tính môi trường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chất lượng xét đoán phụ thuộc nhiều vào giá trị môi trường.
Shanteau (1992) chỉ ra một loạt các đặc điểm minh họa tính hợp lệ của một môi trường cụ thể (hình 1.2). Môi trường càng được đặc trưng bởi các yếu tố bên trái của hình, thì các chuyên gia sẽ càng đưa ra các xét đoán chất lượng cao một cách nhất quán; ngược lại xét đoán chất lượng thấp đối với các môi trường được đặc trưng chủ yếu bởi các yếu tố ở phía bên phải của hình 1.2. Trong đánh giá của Shanteau (1992), kiểm toán được phân loại là nghề mang lại chất lượng xét đoán nhất quán và không nhất quán: kiểm toán được đặc trưng bởi tính hợp lệ hạn chế và nằm giữa cả hai thái cực trong Hình 1.2. Quan điểm này được củng cố bởi Abdolmohammadi (1999), người nhận thấy rằng các kiểm toán viên nhận thấy một số nhiệm vụ của họ là có cấu trúc cao và những nhiệm vụ khác là không có cấu trúc cao. Kahneman và Klein (2009) cho rằng hầu hết các ngành nghề đều có đặc điểm bởi hiệu lực giới hạn. Hiệu lực giới hạn này có ý nghĩa quan trọng đối với các xét đoán của các chuyên gia, nó gây ra 'ảo tưởng về tính hợp lệ', trong đó các chuyên gia tin tưởng rằng tất cả các dấu hiệu tình huống đều hợp lệ, trong khi thực tế không phải như vậy (Einhorn & Hogarth, 1978; Kahneman & Klein, 2009 ). Do sự mâu thuẫn này, các chuyên gia không chỉ có thể đưa ra các xét đoán chất lượng thấp mà còn có thể thể hiện sự điều chỉnh kém, dẫn đến xét đoán không chính xác hoặc không được hỗ trợ đầy đủ (ví dụ: Ryvkin, Krajč, & Ortmann, 2012; Tsai, Klayman, & Hastie, 2008; Zacharakis & Shepherd, 2001).
H |
L |
H |
L |
H |
L |
L |
H |
Xét đoán không đáng tin cậy |
Xét đoán đáng tin cậy |
Kích thích tĩnh |
Kích thích động |
Quyết định về mọi thứ |
Quyết định về hành vi |
Các chuyên gia đồng ý về các kích thích |
Các chuyên gia không đồng ý về các kích thích
|
Nhiều vấn đề có thể đoán trước |
Ít vấn đề có thể đoán trước |
Một số lỗi dự kiến |
Rất ít lỗi được dự kiến |
Nhiệm vụ lặp đi lặp lại |
Nhiệm vụ duy nhất |
Phân tích khách quan có sẵn |
Có phân tích chủ quan |
Phản hồi có sẵn |
Phản hồi không có sẵn |
Vấn đềcó thể phân tách |
Vấn đề không thể phân tách |
Hỗ trợ quyết định phổ biến |
Hiếm khi hỗ trợ quyết định |
Hình 1.2. KiTV nhận thức tính hợp lệ về môi trường; Nhận thức của KiTV có kinh nghiệm nhiệm vụ thấp được biểu thị bằng L, điểm của KiTV có kinh nghiệm được biểu thị bằng điểm H trong đó sự khác biệt là đáng kể. |
Để hiểu rõ hơn về những thách thức mà chất lượng xét đoán đặt ra đối với các kiểm toán viên, đối với nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện một khảo sát 65 kiểm toán viên tại một số công ty kiểm toán tại Việt Nam về các nội dung (1) đánh giá công việc của chính họ về các đặc điểm của Shanteau (1992), và (2) liên quan đến các sự cố xét đoán của họ do một trong những đặc điểm của Shanteau (1992). Trong số 65 kiểm toán viên đã khảo sát có, 25 người là trợ lý kiểm toán, 15 người là trưởng nhóm kiểm toán và 13 người là chủ nhiệm kiểm toán, giám đốc hoặc chủ phần hùn kiểm toán. Trong hình 1.2, mỗi chấm biểu thị điểm trung bình cho một đặc điểm. Nhìn chung, các KiTV thực sự cảm thấy rằng tính hợp lý trong môi trường làm việc của họ còn hạn chế, vì hầu hết các dấu chấm đều nằm nghiêng về phía” L”. Đối với bốn trong số các đặc điểm, KiTV có ít kinh nghiệm nhất (được đánh dấu 'L') đánh giá công việc của họ thấp hơn đáng kể so với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm nhất (được đánh dấu là 'H') gồm: bản chất của các kích thích, khả năng dự đoán của vấn đề, tính lặp lại của nhiệm vụ và tính sẵn sàng phản hồi.
Tuy nhiên, điểm số trung bình được báo cáo trong hình 1.2 chưa làm rõ vấn đề ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến xét đoán của KiTV trong thực tiễn kiểm toán. Tác giả tiếp tục tổng hợp một số phát biểu của các đối tượng được phỏng vấn để xem xét ảnh hưởng đến các xét đoán của kiểm toán viên trong thực tế - bảng 1.1
Một số phát biểu trong bảng 1.1 có thể được coi là điển hình của các KiTV có kinh nghiệm. các phát biểu này đã nêu bậc tính chủ quan của xét đoán và giá trị của bằng chứng thu thập được phụ thuộc nhiều vào thực trạng kinh doanh của khách hàng và cả tài liệu tham khảo của người giám sát. Có nhiều KiTV cho rằng, có những tình huống ban đầu có vẻ là tình huống thông thường, KiTV có xu hướng đánh giá theo nhận thức chung và thu thập ít bằng chứng. Họ cho rằng cách tiếp cận này là hiệu quả nhưng cũng có thể dẫn đến xét đoán không chính xác.
Bảng 1.1. Minh họa một số phát biểu của kiểm toán viên về các đặc điểm của Shanteau (1992)
Mã hóa đối tượng phỏng vấn |
Nội dung trả lời |
Bản chất của các kích thích |
|
S1 -Giám đốc kiểm toán 1 |
“Khi Kiểm toán cùng một khoản mục trên BCTC tại các khách hàng khác nhau, KTV có thể nhận được các loại bằng chứng kiểm toán khác nhau những phần lớn phải xét đoán vấn đề đó theo quan điểm của người giám sát cấp trên của KiTV”. |
Sự đồng ý chuyên gia |
|
S2-Trưởng nhóm kiểm toán |
"Khi xét đoán tình hình hoạt động liên tục của khách hàng, tôi xét đoán xem liệu khách hàng có thể duy trì hoạt động trong ít nhất 12 tháng tiếp theo không; Điều đó có nghĩa là dựa trên các thông tin hiện tại, chúng tôi phải xét đoán về kết quả tương lại mà điều đó thì không hẳn là đúng; Với những thông tin nhận được, tôi đã xét đoán hoàn toàn khác với Partner kiểm toán của tôi. Đây là kết quả thực tế trước đây mà nhóm kiểm toán của chúng tôi đã gặp phải. Đây là một nhận định rất chủ quan" |
S3- Chủ nhiệm kiểm toán |
“Thông thường, một khi một kết luận được rút ra, chúng tôi có xu hướng cố gắng biến nó thành nhận định 'đúng' hoặc 'sai'. Theo kinh nghiệm của tôi khi giám sát viên xác định một kết luận là sai, không quan trọng lỗi được tạo ra ở đâu trong quy trình kiểm toán”. |
Khả năng dự đoán vấn đề |
|
S4-Giám đốc kiểm toán 2 |
“Tôi chủ yếu giải quyết các vấn đề không thể đoán trước. Việc đưa ra kết luận là rất khó khăn bởi thực tế là xung quanh tôi không có ai có đủ kinh nghiệm để phản biện lại tôi về vấn đề đang đặt ra." |
Tính lặp lại của nhiệm vụ |
|
S5-Trưởng nhóm kiểm toán |
“Đối với các nhiệm vụ lặp đi lặp lại / các tình huống có thể so sánh hàng năm, bạn có xu hướng đưa ra xét đoán giống nhau bằng cách sử dụng ít thông tin hơn. Điều này gây ra vấn đề khi tình hình thay đổi và không rõ thông tin nào là cần thiết để đưa ra phán quyết " |
S6-Trưởng nhóm kiểm toán |
“Đối với một số kết luận mà tôi đã đưa ra trong quá trình kiểm toán, tôi có xu hướng đưa ra những quyết định chỉ sử dụng lý lẽ thông thường thay vì sử dụng một trợ giúp quyết định" |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trong quy trình lý luận xét đoán của các chuyên gia kiểm toán Einhorn's (1976) cũng chỉ ra các giới hạn nhất định như:
Thứ nhất, giới hạn về tính hợp lệ nghĩa là các dấu hiệu tình huống không phải lúc nào cũng có thể được giải thích một cách khách quan và giống nhau. Các dấu hiệu tình huống có thể chỉ ra một số kết quả mang yếu tố thời gian.
Thứ hai, giới hạn về hiệu lực bằng chứng. Các kiểm toán viên có thể thu thập thông tin, nhận dạng mẫu phù hợp trong các tình huống trước đây nhưng không phù hợp trong các tình huống khác. Do đó, các chuyên gia có thể ít tìm kiếm thông tin bổ sung có thể xác nhận mẫu được nhận dạng. (KiTV không tìm kiếm sự chắc chắc)
Thứ ba, sự hạn chế về hiệu lực của bằng chúng thu thập có thể tạo điều kiện cho nhận thức sai lầm của KiTV. KiTV không nhận thức được mức độ mà xét đoán của họ có thực sự đại diện cho tình huống dựa trên các dấu hiệu hiện có hay không.
Do đó, xuất phát từ những giới hạn trong quá trình lập luận xét đoán trên dẫn đến khả năng các KiTV có thể đưa ra xét đoán không chính xác, không nhất quán dựa trên bằng chứng đầy đủ và thích hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính, (2012). “CMKiT VSA 200, VSA 500, VSA 520. VSA 315, VSA 330”
2. Autoriteit Financiële Markten (2014). Uitkomsten Onderzoek Kwaliteit Wettelijke Controles Big 4-Accountantsorganisaties. Amsterdam, The Netherlands: AFM.
3.Abdolmohammadi, M. (1999). A Comprehensive Taxonomy of Audit Task Structure, Professional Rank and Decision Aids for Behavioral Research. Behavioral Research in Accounting, 11, 51–92.
4.Bazerman, M. H., Loewenstein, G. and Moore, D. A. (2002), ‗Why good accountants do bad audits‘, Harvard Business Review, pp. 96-102.
5. Brown, C. E., Peecher, M. E., & Solomon, I. (1999). Auditors ’ Hypothesis Testing in Diagnostic Inference Tasks. Journal of Accounting Research, 37(1), 1–26. http://doi.org/10.2307/2491394
6. Church, B. K., Davis, S. M. and McCracken, S. A. (2008), ‘The auditor’s reporting model: A literature overview and research synthesis’, Accounting Horizons, Vol. 22, pp. 69–90.
7. DeZoort, T., P. Holt, and D. Stanley. 2019. A Comparative Analysis of Investor and Auditor Materiality Judgments. Auditing: A Journal of Practice & Theory 38 (3): 149–166.
8. Einhorn, H. J. (1976). A Synthesis : Accounting and Behavioral Science. Journal of Accounting Research, 14, 196–206. http://doi.org/10.2307/2490452
Einhorn, H. J., & Hogarth, R. M. (1978). Confidence in Judgment: Persistence of the Illusion of Validity. Psychological Review, 85(5), 395–416. http://psycnet.apa.org/doi/10.1037/0033-295X.85.5.395
9. Financial Reporting Council (2015). Audit Quality Inspections. Annual Report 2014/15. London: Financial Reporting Council.
10. Financial Accounting Standards Board (FASB). 2010. The Objective of General Purpose Financial Reporting and Qualitative Characteristics of Useful Financial Information. Statement of Financial Accounting Concepts No. 8. Stamford, CT: FASB.
11. Institute of Chartered Accountants of Scotland (2006), Principles not rules: a question of judgmentResearch report;
12.Kahneman, D., & Klein, G. (2009). Conditions for Intuitive Expertise: a Failure to Disagree. American Psychologist, 64(6), 515–526.
http://doi.org/10.1037/a0016755
13. Libby, R. (1985). Availability and the Generation of Hypotheses in Analytical Review Availability and the Generation of Hypotheses in Analytical Review. Journal of Accounting Research, 23(2), 648–667
14. Libby, R., & Frederick, D. M. (1990). Experience and the Ability to Explain Audit Findings. Journal of Accounting Research, 28(2), 348–367. http://doi.org/10.2307/2491154
15. Libby, R., & Luft, J. (1993). Determinants of Judgment Performance in Accounting Settings: Ability, Knowledge, Motivation, and Environment. Accounting, Organizations and Society, 18(5), 425– 450.
http://dx.doi.org/10.1016/0361-3682(93)90040-D
16. Libby, R., & Tan, H.-T. (1994). Modelling the Determinants of Audit Expertise. Accounting, Organizations and Society, 19(8), 701–716. http://doi.org/10.1016/0361-3682(94)90030-2
17. Moroney, R., and K. T. Trotman. 2016. Differences in auditors’ materiality assessments when auditing financial statements and sustainability reports. Contemporary Accounting Research 33 (2): 551–575. https://doi.org/10.1111/1911-3846.12162
18.Ryvkin, D., Krajč, M., & Ortmann, A. (2012). Are the Unskilled Doomed to Remain Unaware? Journal of Economic Psychology, 33(5), 1012– 1031. http://doi.org/10.1016/j.joep.2012.06.003
19. Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB). 2010a. Consideration of Materiality in Planning and Performing an Audit. AS 2105. Washington, D.C.: PCAOB.
20. Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB). 2010b. Evaluating Audit Results. AS 2810. Washington, DC: PCAOB.
21. Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB). 2011. Concept Release on Possible Revisions to PCAOB Standards Related to Reports on Audited Financial Statements. Washington, DC: PCAOB.
22. Public Company Accounting Oversight Board (PCAOB). 2016. Proposed Auditing Standard – The Auditor’s Report on an Audit of Financial Statements When the Auditor Expresses an Unqualified Opinion. Washington, DC: PCAOB.
23. Public Company Accounting Oversight Board (2016). Annual Report on the Interim Inspection Program Related to Audits of Brokers and Dealers. Washington D.C.: Public Company Accounting Oversight Board
24. Securities and Exchange Commission (SEC). 1999. Materiality. SEC Staff Accounting Bulletin No. 99. Washington, DC: SEC.
25.Shanteau, J. (1992). Competence in Experts : The Role of Task Characteristics. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 53, 252–266. http://dx.doi.org/10.1016/0749- 5978(92)90064-E
26. Smieliauskas, W., Craig, R. and Joel, A. (2008), ‗A proposal to replace ―true and fair view‖ with ―acceptable risk of material misstatement‘, ABACUS, Vol. 44 (3), pp. 225-250.
27.Tsai, C. I., Klayman, J., & Hastie, R. (2008). Effects of Amount of Information on Judgment Accuracy and Confidence. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 107(2), 97–105. http://doi.org/10.1016/j.obhdp.2008.01.005
28.Zacharakis, A. L., & Shepherd, D. A. (2001). The Nature Of Information And Overconfidence On Venture Capitalists’ Decision Making. Journal of Business Venturing, 16, 311–332. http://dx.doi.org/10.1016/S0883-9026(99)00052-
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: