TÌM HIỂU NHÓM CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
Phân tích tài chính mang lại hiệu quả không hề nhỏ cho doanh nghiệp bởi nếu không có nó, chắc chắn nhà quản lý sẽ không thể nắm bắt chính xác số liệu để đưa ra tính toán, quyết định. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và mục tiêu khác nhau, nhưng thường liên quan với nhau. Do nhu cầu về thông tin tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm. Bài viết giới thiệu một số chỉ tiêu phân tích tài chính trong DN
Từ khóa: phân tích, doanh nghiệp, kế toán quản trị
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
Tỷ lệ lợi nhuận = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế TNDN phải nộp
Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
Hệ số này phản ánh: 1 đồng vốn hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ?
Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh nghiệp.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thể hiện: việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện: doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn đến ứ đọng hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm.
Từ số vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày trung bình thực hiện 1 vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay nợ phải thu = doanh thu bán hàng/ khoản phải thu bình quân
Hệ số này phản ánh: trong kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng? Phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh: kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu được tiền bán hàng thì mất bao lâu?
Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
Công thức :
Tỷ suất này sẽ đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận
Tỷ số càng cao càng tốt.
Công thức :Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sỡ hữu
Tỷ suất này phản ánh hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số càng cao càng tốt.
Công thức : Hệ số thanh toán ngắn hạn nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 12 tháng tới.
Công thức :
Chỉ số này sẽ đánh giá mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm
Hệ số giá trên thu nhập = Giá thị trường một CP thường/ Thu nhập 1 cổ phiếu thường
Ý nghĩa: Nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để đổi lấy 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp?
Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.PGS.TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục.
2. Warren, Reeve, Duchac (2014), Financial and Managerial Accounting, South Western Cengaga Learning
3. Ray H.Garirison và Eric W.Noreen (2003), Managerial Accounting, McGraw-Hil.Inc
4. https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=1668&l=Nghiencuutraodoi
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: