Tóm tắt
Tài sản cố định là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Theo thời gian, TSCĐ dưới sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài sẽ tạo ra sự hao mòn, cái ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ tài chính trong thời gian qua cũng đã ban hành các thông tư mới quy định về TSCĐ và hướng dẫn việc trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay giữa các văn bản đang có hiệu lực về TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ vẫn tồn tại những vấn đề chưa hợp lý và chưa thống nhất với nhau. Bài báo bàn về một số tồn tại và ý kiến trao đổi về TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong các văn bản có hiệu lực hiện nay.
Từ khóa: Tài sản cố định, khấu hao TSCĐ
|
||||||||||
VAS03 |
Thông tư 45/2013/TT-BTC |
Ý kiến trao đổi |
||||||||
“Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.” ***Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc: (b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. |
Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định |
Bộ Tài Chính nên có thông tư hướng dẫn lại về giá trị cần trích khấu hao của TSCĐ cho phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và xu hướng chung trên thế giới. Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính - giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Kèm theo đó, Bộ cũng nên có văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp về việc tính toán, xác định giá trị ước tính thanh lí của TSCĐ. |
||||||||
*** Thứ nhất: - “Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.” - Trong khi đó, cũng trong thông tư này, quy định về hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là:
Như vậy nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần có điều chỉnh thì ít nhất năm đầu tiên sử dụng TSCĐ có thời gian sử dụng ước tính trên 6 năm doanh nghiệp sẽ không được đưa hết phần tính khấu hao vào chi phí hợp lí của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cho dù muốn áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh cũng sẽ khó thực hiện trong thực tế. Ý kiến trao đổi: Để giải quyết vấn đề này, BTC có thể sửa đổi lại quy định về giới hạn giá trị khấu hao được tính vào chi phí hợp lí của phương pháp khấu hao nhanh. Ngoài ra, BTC có thể quy định lại về hệ số điều chỉnh của phương pháp khấu hao nhanh, ví dụ có thể quy định giống phương pháp của Mỹ, chỉ có hệ số 2.0 hoặc có thể quy định hệ số khác phù hợp với nền kinh tế Việt Nam mà vẫn phù hợp với các quy định khác. *** Thứ 2: Cũng trong thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tại điểm đ, khoản 2, điều 4, có viết: “Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao”. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp công ty kinh doanh bất động sản có tòa nhà vừa sử dụng làm văn phòng vừa dùng để cho thuê thì công ty sẽ tính khấu hao như thế nào với phần TSCĐ dùng để hoạt động? Ý kiến trao đổi: Trong trường hợp này, BTC nên có quy định rõ ràng về giá trị của bất động sản được trích khấu hao để phân bổ vào chi phí hợp lí. Nếu xác định được giá trị của TSCĐ dùng để hoạt động thì tính khấu hao trên giá trị TSCĐ đó, còn nếu không xác định được thì có thể dùng giá trị của những bất động sản có vị trí, giá trị tương đương trên thị trường hoặc phân bổ giá trị của TSCĐ theo tiêu thức thích hợp như: Diện tích sử dụng…
|
||||||||||
Theo định chế tài chính hiện nay, khấu hao sẽ được tính tròn ngày. Tuy làm như vậy sẽ tính toán chi phí chính xác hơn nhưng sẽ làm tăng khối lượng công việc của kế toán và của cán bộ kiểm tra lên rất nhiều. Trong khi đó TSCĐ có thời gian sử dụng lâu, khấu hao theo ngày cũng không lớn so với giá trị TSCĐ, nếu so với tính khấu hao tròn tháng thì chênh lệch cũng không trọng yếu. Hơn nữa khấu hao cũng chỉ là ước tính hao mòn TSCĐ để tính vào chi phí, mang tính chủ quan của nhà quản lí nên cũng không quá cần thiết phải tính một cách cẩn trọng theo từng ngày như định chế tài chính hiện tại. Ý kiến trao đổi: Bộ tài chính nên quy định phương pháp khấu hao tròn tháng thay vì tròn ngày như hiện nay. Theo đó, những TSCĐ khi bắt đầu đưa vào sử dụng, nếu thời gian sử dụng đến hết tháng đó lớn hơn hoặc bằng 15 ngày thì sẽ bắt đầu tính khấu hao tròn tháng từ tháng này, tức là tính khấu hao cả tháng vào ngay tháng đó, còn nếu nhỏ hơn 15 ngày thì bắt đầu tính khấu hao tròn tháng từ tháng sau. |
Kết luận
Cùng với việc mở cửa quan hệ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp đều đón nhận một lượng vốn đầu tư vô cùng lớn kể cả trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy việc đầu tư, tái sản xuất tài sản cố định cho quá trình sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề mà các nhà quản lý phải nghiêm túc xem xét nhìn nhận và tìm ra biện pháp hiệu quả để quản lý việc trích khấu hao tài sản cố định. Đây cũng được coi là hoạt động quan trọng để sử dụng tài sản cố định và tái đầu tư vào sản xuất. Muốn quản lý tốt thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Doanh Nghiệp và Bộ Tài Chính để có những chính sách về quản lý và trích khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán số 03-Tài sản cố định hữu hình
[2] Bộ tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC “hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).”
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: