Ths. Võ Hồng Hạnh
Đứng trước những khó khăn của đại dịch Covid-19 rất nhiều Doanh nghiệp đành phải lựa chọn phương án “tạm dừng kinh doanh”. Vậy Doanh nghiệp cần phải chú ý những gì khi tạm ngừng kinh doanh? Bài viết sẽ đề cập đến một số lưu ý cho Doanh nghiệp khi phải tạm ngừng kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp nhưng để đảm bảo tính ổn định của thị trường pháp luật quy định thời gian tối đa doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh. Căn cứ pháp lý
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Như vậy, nếu công ty tạm ngừng kinh doanh cả năm thì không phải nộp thuế môn bài còn tạm ngừng kinh doanh không trọn năm thì phải nộp.
Hiện nay, mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Mức vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư |
Mức lệ phí |
Tiểu mục nộp tiền |
Trên 10 tỷ đồng |
03 triệu đồng/năm |
2862 |
Từ 10 tỷ đồng trở xuống |
02 triệu đồng/năm |
2863 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
01 triệu đồng/năm |
2864 |
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động.
Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm theo Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC.
Do đó, nếu tạm ngừng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính, không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế.
Nếu tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì phải kê khai nộp thuế môn bài, báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp…
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:
Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Trên đây là một số tổng hợp cần chú ý khi Doanh nghiệp lựa chọn “Tạm ngừng kinh doanh”
Tài liệu tham khảo:
Tintucketoan.com
Luatvietnam.vn
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: