Ngày 25/12/2020, chính phủ ban hành nghị định số 50/2020/NĐ-CP về chuyển ĐVSNCL thành CTCP. Mục tiêu của quá trình chuyển đổi nhằm tạo ra một DN hoạt động theo mô hình CTCP và được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dung vốn nhà nước đầu tư tại DN.
1. Chủ trương chuyển đổi ĐVSNCL
Theo Nghị quyết 19-NQ/TW:
- Đến năm 2021: Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi các ĐVSNCL đủ điều kiện thành CTCP (trừ các bệnh viện và trường học).
- Đến năm 2025: 100% ĐVSNCL đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành CTCP”.
2. Đối tượng và điều kiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP
- Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi.
- Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công
- Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị ĐVSNCL.
- Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển ĐVSNCL thành CTCP do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ (hiện nay là QĐ số 26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ)
3. Quy trình chuyển ĐVSNCL thành CTCP
Bước 1. Xây dựng phương án chuyển đổi
- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc;
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu phục vụ việc chuyển đổi;
- Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự toán chi phí chuyển đổi, quyết định lựa chọn tư vấn chuyển đổi ĐVSNCL;
- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị ĐVSNCL;
- Quyết định và công bố giá trị ĐVSNCL;
- Hoàn tất Phương án chuyển đổi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án chuyển đổi
- Tổ chức bán cổ phần theo phương án chuyển đổi đã được duyệt
- Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án chuyển đổi, thực hiện nộp thu từ chuyển đổi ĐVSNCL về NSNN theo quy định..
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP
- Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa ĐVSNCL và CTCP
4. Xử lý tài chính khi thực hiện chuyển đổi (TT 111/2020/TT-BTC về xử lý tài chính, XĐGT…)
Thứ nhất: Kiểm kê, phân loại tài sản
ĐVSNCL lập bảng kê xác định đúng chủng loại, số lượng, hiện trạng thực tế, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc; xác định tài sản, tiền mặt thừa, thiếu so với sổ kế toán; Tài sản đã kiểm kê được phân loại theo các nhóm.
Đối với tài sản thiếu: Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, bồi thường vật chất theo quy định hiện hành
Đối với tài sản thừa: Trường hợp không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu, tại thời điểm xác định giá trị ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước tại ĐVSNCL theo giá trị tài sản được đánh giá lại
Đối với tài sản không cần dùng, tồn đọng, chờ thanh lý: Thực hiện các thủ tục về thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tài sản kết cấu hạ tầng và các tài sản công khác mà các ĐVSNCL quản lý, sử dụng không tính vào giá trị phần vốn nhà nước khi chuyển đổi thành CTCP: Lập Đề án khai thác, quản lý tài sản công giao cho DN chuyển đổi từ ĐVSNCL quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại DN.
Thứ 2: Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ
- Đối với nợ phải thu: Đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ, bao gồm: Toàn bộ các khoản nợ phải thu đến hạn, chưa đến hạn và đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi được loại ra khỏi giá trị ĐVSNCL
- Đối với nợ phải trả: Nợ phải trả các tổ chức, cá nhân bao gồm các khoản nợ đến hạn, khoản nợ chưa đến hạn và khoản nợ quá hạn thanh toán tại thời điểm xác định giá trị.
Khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán của ĐVSNCL được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ĐVSNCL
Thứ 3: Xử lý số dư bằng tiền của các Quỹ của ĐVSNCL tại thời điểm xác định giá trị
- Số dư của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của ĐVSNCL
- Số dư các Quỹ đặc thù và Quỹ khác theo quy định của pháp luật
@ Đối với phần kinh phí của Quỹ không hình thành từ nguồn kinh phí NSNN hoặc chênh lệch thu chi của ĐVSNCL thì được chuyển giao cho DN.
@ Đối với phần kinh phí của Quỹ được hình thành từ NSNN nước cấp hoặc chênh lệch thu chi của ĐVSNCL thì được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ĐVSNCL.
Trường hợp không tách được nguồn kinh phí hình thành Quỹ thì số dư Quỹ đặc thù và Quỹ khác được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của ĐVSNCL
Thứ 4: Xử lý tài chính tại thời điểm ĐVSNCL chính thức chuyển thành CTCP
- ĐVSNCL tiếp tục thực hiện các quy định về cơ chế tài chính, phân phối kết quả tài chính, lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định đối với ĐVSNCL từ thời điểm xác định giá trị đến thời điểm chính thức chuyển thành CTCP.
- Giá trị hao mòn tài sản cố định từ thời điểm xác định giá trị đến thời điểm chính thức chuyển thành CTCP đã được ghi giảm nguồn kinh phí nhà nước tương ứng thì được tính vào giá trị phần vốn nhà nước của ĐVSNCL chuyển đổi tại thời điểm chính thức chuyển thành CTCP.
- Số dư quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ bổ sung thu nhập, quỹ đặc thù và quỹ khác (được hình thành từ nguồn NSNN cấp hoặc chênh lệch thu chi của ĐVSNCL) được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ĐVSNCL chuyển đổi tại thời điểm chính thức chuyển thành CTCP.
- Đối với số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi (nếu có): công ty cổ phần kế thừa và tiếp tục sử dụng.
Thứ 5: Xử lý tài chính đối với các tài sản hình thành từ nguồn vốn NSNN cấp cho các dự án, chương trình, đề án quyết toán sau thời điểm ĐVSNCL chính thức chuyển thành CTCP
- Đối với các dự án, chương trình, đề tài do NSNN cấp mà CTCP tiếp tục thực hiện sau chuyển đổi thì được quyết toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Tài sản hình thành được bàn giao cho CTCP, được đánh giá và điều chỉnh vào giá trị phần vốn nhà nước tại CTCP chênh lệch giữa giá trị được đánh giá lại và giá trị tài sản đã ghi nhận tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
- Trên cơ sở phần vốn nhà nước tại CTCP được xác định lại, đại hội đồng cổ đông CTCP quyết định điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.
4. Hạch toán kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính (TT 26/2021/TT-BTC về công tác kế toán)
5. Xác định giá trị ĐVSNCL (TT 111/2020/TT-BTC về xử lý tài chính, XĐGT…)
6. Quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện chuyển đổi ĐVSNCL
@ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
- Hằng năm, báo cáo về kết quả thực hiện chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP.
- Ban hành sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cơ chế giám sát, đánh giá kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý.
- Thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển đổi từ ĐVSNCL theo quy định của Chính phủ.
@ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Hằng năm, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình chuyển đổi và kết quả chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP.
- Rà soát, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo từng thời kỳ nhất định.
@ Bộ Tài chính
- Rà soát tình hình thực hiện chính sách về chuyển ĐVSNCL thành CTCP, báo cáo Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: