Thạc sỹ. Nguyễn Thị Khánh Vân
Khoa Kế toán- ĐH Duy Tân
Tại Việt Nam, Kế toán môi trường (KTMT) là một khái niệm còn khá mới, cuối năm 2003 KTMT lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam đó là dự án "Kế toán quản trị môi trường” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á”, đây là dự án được tài trợ bởi Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Cộng Hòa Liên Bang Đức. Tuy nhiên KTMT ngày càng được quan tâm, tại Việt Nam ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu về KTMT từ lý thuyết nền tảng đến việc định hướng áp dụng thực hiện, vận dụng KTMT vào ngành nghề, doanh nghiệp cụ thể,... Trong giới hạn phạm vi bài viết nhằm tập trung làm sáng tỏ khái niệm và nội dung chính về kế toán môi trường
1.Môi Trường
Hiện nay, môi trường thường được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do môi trường là một khái niệm rất rộng. Theo Hiệp hội thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (1998) Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên tự nhiên bao gồm không khí, nước, đất, thực vật, động vật và các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như nhiên liệu hóa thạch và khoáng chất. Trong quyển “Môi Trường” – NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM, 2004, tác giả Lê Huy Bá đã đưa ra định nghĩa về môi trường: "Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người". Theo điều 1, Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 thì "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên". Điều 3, Luật bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13 thì “Môi trường là hệ thống các yếu tố vậ chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”
Như vậy Môi trường là bao gồm yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí,… và yếu tô nhân tạo xung quanh con người, và có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên
2. Báo cáo môi trường
Theo Bộ Môi trường Nhật Bản (2004): Báo cáo môi trường để thúc đẩy công bố thong tin của các tổ chức, thực hiện trách nhiệm về các nỗ lực môi trường trong hoạt động của mình và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Báo cáo môi trường đề cập đến các báo cáo có hệ thống, toàn diện về tác động môi trường và các nỗ lực môi trường trong các hoạt động của tổ chức: chính sách, mục tiêu, chương trình, kết quả, hệ thống cho các hoạt động môi trường, theo các nguyên tắc chung, được công bố và báo cáo định kỳ cho công chúng. Báo cáo môi trường nêu một cách toàn diện và có hệ thống tình trạng tác động môi trường từ các hoạt động tổ chức và các nỗ lực giảm tác động môi trường.
Theo Hiệp hội thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (2002) báo cáo môi trường là một thuật ngữ phổ biến hiện nay được dùng để chỉ việc công bố các dữ liệu liên quan đến môi trường, các rủi ro về môi trường, tác động môi trường, chính sách, chiến lược, mục tiêu, chi phí môi trường, nợ phải trả môi trường hoặc hiệu quả môi trường cho những người quan tâm đến thông tin đó thông qua: Tài khoản và báo cáo hằng năm, báo cáo hiệu quả môi trường của công ty độc lập, báo cáo môi trường chung, phương tiện khác.
3. Kế tkế toán trường và phân loại kế toán môi trường
KTMT là một bộ phận kế toán liên quan đến việc ghi nhận, phân tích, công bố thông tin về các hoạt động kinh doanh có tác động môi trường và hiệu quả KT-XH của doanh nghiệp, nó như một công cụ phục vụ cho việc quản lý giải quyết tất cả các lĩnh vực kế toán có liên quan đến môi trường, phản ánh các hoạt động kinh doanh đối với các vấn đề môi trường, cả kế toán sinh thái (Gray và cộng sự,1993). Thuật ngữ KTMT có nhiều định nghĩa và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách rộng rãi. Bennett và James (2000) định nghĩa KTMT trong doanh nghiệp có liên quan đến thông tin tài chính và phi tài chính thong qua việc đo lường tính toán, phản ánh thông tin chi phí môi trường trong doanh nghiệp thông qua thước đo tiền tệ và hiện vật.
KTMT là hoạt động kế toán nhằm mục đích có được sự phát triển bền vững, duy trì một mối quan hệ thuận lợi với cộng đồng, theo đuổi hiệu quả kinh tế và các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Các phương pháp kế toán cho phép một doanh nghiệp xác định xác định lợi ích thu được và các chi phí báo vệ môi trường trong quá trình SXKD, cung cấp các thông tin tốt nhất (Bộ môi trường Nhật Bản, 2005). Ienciu (2009) cho rằng KTMT ghi nhận, phân tích, báo cáo các tác động do môi trường, cũng như tác động môi trường của một hệ thống kinh tế để cung cấp cho người sử dụng một bức tranh rõ ràng và hoàn chỉnh về hiệu quả hoạt động môi trường của cả hệ thống kinh tế đó. Ionela Cornelia Stanciu và cộng sự (2011) cho rằng KTMT là một công cụ để xác định, đo lường chi phí môi trường để đảm bảo hiệu quả hoạt động môi trường thích hợp.
Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai (2012) cho rằng: “KTMT trong doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của kế toán liên quan đến thông tin về hoạt động môi trường trong phạm vi doanh nghiệp nhằm thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về môi trường cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp sử dụng để ra quyết định”.
Ủy ban Bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA) (1995) và Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) (2005) không những đưa ra định nghĩa về KTMT mà còn phân loại KTMT, USEPA (1995), đã đưa ra định nghĩa về KTMT, theo đó, thuật ngữ KTMT có ba ý nghĩa khác nhau: KTMT trong bối cảnh quốc gia kế toán thu nhập, đề cập đến kế toán tài nguyên thiên nhiên, có thể dẫn đến số liệu thống kê về một quốc gia hoặc khu vực mức độ, chất lượng, và giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên; KTMT trong bối cảnh kế toáns tài chính thường đề cập đến việc chuẩn bị báo cáo tài chính cho đối tượng bên ngoài bằng cách sử dụng nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận; KTMT như là một khía cạnh của kế toáns tài chính phục vụ các nhà quản lý trong việc đưa vốn quyết định đầu tư, quyết định, quá trình / sản phẩm quyết định thiết kế, đánh giá hiệu suất, và một loạt những quyết định kinh doanh tương lai. IFAC (2005) thì cho rằng KTMT là một thuật ngữ rộng được sử dụng trong một số ngữ cảnh khác nhau như:
- Đánh giá và công bố thông tin tài chính về môi trường trong bối cảnh kế toáns tài chính và báo cáo tài chính;
- Đánh giá và sử dụng thông tin vật chất và tiền tệ liên quan đến môi trường trong
bối cảnh kế toán quản trị môi trường;
- Ước tính các tác động môi trường bên ngoài và chi phí, được gọi là Kế toán chi phí
Đầy đủ;
- Kế toán cho các hàng tồn kho và dòng luân chuyển của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cả về vật chất và tiền tệ (Kế toán nguồn tài nguyên thiên nhiên);
- Tổng hợp và báo cáo thông tin kế toán cấp tổ chức, thông tin kế toán nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thông tin khác cho mục đích kế toán quốc gia.
Qua các định nghĩa KTMT (kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường) của doanh nghiệp có thể đưa ra một định nghĩa chung về KTMT trong doanh nghiệp: KTMT trong doanh nghiệp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và báo cáo các thông tin có liên quan đến MT dưới hình thức giá trị và cả hiện vật cho các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Từ định nghĩa về báo cáo môi trường, KTMT thì có thể thấy rằng báo cáo KTMT của doanh nghiệp là việc cung cấp các thông tin về KTMT liên quan đến doanh nghiệp đã được thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích cho các đối tượng bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp có quan tâm. KTMT được hiểu là KTMT trong doanh nghiệp bao gồm kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường.
4. Nội dung về KTMT
Theo USEPA (1995) và IFAC (2005) thì KTMT trong doanh nghiệp bao gồm cả nội dung về kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường. KTMT được xem là một bộ phận không tách rời của kế toán doanh nghiệp, do đó đối tượng của KTMT về tổng quát cũng gồm toàn bộ tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh cùng với các quan hệ kinh tế pháp lý phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng được xem xét dưới góc độ môi trường nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sử dụng (Phạm Đức Hiếu và Trần Thị Hồng Mai, 2012). Cho đến nay, có nhiều tổ chức đã công bố hướng dẫn có liên quan đến KTMT.
Nội dung về KTMT được trình bày như:
Hiệp hội thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (1998, 2002) có hướng dẫn các nội dung về tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, trong khi đó Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (2001), IFAC (2005), Bộ môi trường Nhật Bản (2005) hướng dẫn các nội dung về tài nguyên môi trường, lợi ích, chi phí môi trường, USEPA (1995) đã đề cập đến việc phân bổ chi phí, dự toán ngân sách đối với các vấn đề môi trường, Hiệp hội thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (2002), Bộ môi trường Nhật Bản (2005) hướng dẫn các vấn đề công bố thông tin KTMT,… Dựa trên nội dung các hướng dẫn này, luận án trình bày nội dung liên quan đến KTMT bao gồm: tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, tài nguyên môi trường, chi phí môi trường, kế toándòng vật liệu, dự toán môi trường, công bố thông tin về KTMT
Tài liệu tham khảo
1. Lê Huy Bá, 2004. Môi Trường. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Tp.HCM
2. Phạm Đức Hiếu & Trần Thị Hồng Mai, 2012. KTMT trong DN. Hà Nội: NXB Giáo
dục Việt Nam.
3. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XII, 2014. Luật bảo vệ môi
trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
4. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XIII, 2015. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Hà Nộ
5. IFAC, 2005. International Guidance Document Environmental Management Accounting. [online] Available at: https://www.ifac.org/publicationsresources/international-guidance-document-environmental-managementaccounting>. [Accessed 10 May 2015].
6. United Nations Conference On Trade And Development, 2002, Guidance Manual
Accounting And Financial Reporting For Environmental Costs And Liabilities.
[online]
7. U.S. Environmental Protection Agency, 1995. An Introduction to Environmental
Accounting As A Business Management Tool: Environmental As A Business
Management Tool: Key Concepts And Terms. [online]
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: