1. Mức đóng BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi căn cứ Nghị quyết 07/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 (điều chỉnh so với Quyết định số 59/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020).
Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất kể từ ngày 1/1/2022 là 330.000 đồng/tháng (cách tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: 22% x 1,5 triệu đồng).
Đồng thời, mức hỗ trợ tiền đóng của nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên, cụ thể, đối với người tham gia thuộc hộ nghèo thì số tiền hỗ trợ sẽ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng; hỗ trợ cho hộ cận nghèo tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng và hỗ trợ cho người tham gia thuộc đối tượng khác tăng từ 15. 400 đồng lên 33.000 đồng/tháng.
Theo BHXH, nếu Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng (theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau) thì họ không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.
2. BHXH cho người nước ngoài:
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng với lao động nước ngoài như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Trước năm 2022, người lao động nước ngoài mới chỉ được giải quyết chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do doanh nghiệp mới chỉ đóng bảo hiểm cho 03 quỹ này.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động và người sử dụng sẽ bắt đầu đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nên khi đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật, lao động nước ngoài sẽ được giải quyết chế độ đầu đủ các chế độ trong đó có cả hưu trí và tử tuất.
Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi: Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Ngoại trừ 2 trường hợp sau:
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Mức đóng BHXH
Theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP, mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được căn cứ trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội người đó tương ứng với các tỷ lệ sau:
Thời điểm đóng |
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||
Quỹ ốm đau, thai sản |
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Quỹ hưu trí, tử tuất |
Quỹ hưu trí, tử tuất |
|
Từ 01/12/2018 đến 30/6/2021 |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
0% |
0% |
Từ 01/7/2021 đến 31/12/2021 |
3% |
0% (chính sách giảm theo Nghị quyết 68) |
0% |
0% |
Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022 |
3% |
0% (*) (chính sách giảm theo Nghị quyết 68) |
14% |
8% |
Từ 01/7/2022 |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
14% |
8% |
Có thể thấy, Người lao động và người sử dụng sẽ bắt đầu đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Căn cứ Điều 14 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài được xác định như sau:
* Với lao động nước ngoài thông thường:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.
* Với lao động nước ngoài là người quản lý doanh nghiệp:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương do doanh nghiệp người đó quản lý quyết định.
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người nước ngoài bị giới hạn như sau:
- Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất = Mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Năm 2022, lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Địa bàn áp dụng |
Mức lương |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I |
4.420.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II |
3.920.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III |
3.430.000 đồng/tháng |
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV |
3.070.000 đồng/tháng |
- Tiền lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội = 20 x Mức lương cơ sở
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: