Ths Võ Hồng Hạnh
Các bên có quan hệ liên kết được hiểu là các bên mà trong đó có liên quan với nhau theo với các hình thức như: Vốn, kiểm soát, chi phối, quan hệ họ hàng, … dẫn đến các doanh nghiệp này khi giao dịch phát sinh có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, không còn tuân theo quy luật thị trường.
Cơ bản các bên có quan hệ liên kết gồm:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
a. Người nộp thuế (NNT) có GDLK phải thực hiện kê khai các GDLK; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các GDLK tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
b. CQT thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của NNT theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các GDLK làm giảm nghĩa vụ thuế của DN với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá GDLK để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định 20.
c. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Với sự xuất hiện của Thông tư 45/2021/TT-BTC hướng dẫn về áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết vừa được Bộ Tài chính ban hành đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Thông tư được cho là tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp khi xác định nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế phù hợp với nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá của giao dịch liên kết.
Đây cũng là xu hướng chung của các cơ quan thuế các nước và tạo lợi thế chủ động cho doanh nghiệp. Do đó, việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45 là tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp khi xác định nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Theo đó, đối tượng áp dụng chính là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai, thực hiện giao dịch với các bên có quan hệ liên kết và có đề nghị với cơ quan thuế về việc áp dụng APA. Các bên có quan hệ liên kết được quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Thông tư quy định, giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA;
Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế; Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế; Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.
Hồ sơ đề nghị áp dụng APA được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp hồ sơ APA song phương hoặc đa phương thì có thêm bản tiếng Anh. Người nộp thuế đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.
Thông tư 45/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 03/08/2021 và thay thế Thông tư 201/2013/TT-BTC.
Tài liệu tham khảo:
Thông tư 45/2021/TT-BTC
Thông tư 201/2013/TT-BTC
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: