Nguyễn Thị Khánh Vân
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
Trong hoạt động kế toán, cách xử lý sổ sách cũng như chế độ kế toán của một doanh nghiệp (DN) nhỏ có thể hoàn toàn khác so với quy trình ghi sổ của một doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Hai doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành và có cùng đối tượng mục tiêu có thể có các hoạt động nội bộ khác nhau với các yêu cầu và các quy tắc kế toán khác nhau, điều này phụ thuộc vào quy mô của mỗi công ty. Mặc khác những DN có qui mô khác nhau cũng được hưởng các hỗ trợ khác nhau từ các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tiêu chí xác định qui mô doanh nghiệp cũng như các chế độ kế toán hiện hành được áp dụng phù hợp với từng qui mô và loại hình DN được nhiều tổ chức quan tâm. Trong giới hạn bài viết, tác giả đề cập đến các tiêu chí xác định qui mô DN và các chế độ kế toán hiện hành.
1.CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH QUI MÔ DOANH NGHIỆP
Theo tiêu chí của nhóm Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau.. Ở Việt Nam, Theo Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”
Để làm rõ hơn các tiêu chí trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 và hiện nay đã thay thế bằng nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Theo đó, tiêu chí để xác định doanh nghiệp có quy mô vừa; nhỏ; nhỏ và siêu nhỏ được qui định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP này như sau:
+ Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
+ Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định.
Trên cơ sở đó, có thể xác định DN có qui mô lớn là
+ Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm vượt quá 200 người và tổng doanh thu của năm quá 200 tỷ đồng
Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm vượt 100 người và tổng doanh thu của năm vượt quá 300 tỷ đồng
2. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG PHÙ HỢP THEO QUI MÔ DOANH NGHIỆP
Chế độ kế toán doanh nghiệp |
Ngày ban hành |
Ngày hiệu lực |
Qui mô DN áp dụng |
Thông tư số 200/2014/TT-BTC |
ngày 22 tháng 12 năm 2014 |
này 5 tháng 2 năm 2015. |
Tát cả mọi DN |
Thông tư 133/2016/TT-BTC |
ngày 26 tháng 8 năm 2016 |
ngày 1/1/2017 |
nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần trừ DNNN, DN do NN sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật hợp tác xã; |
Thông tư 132/2018/TT-BTC ban hành |
ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ngày 15 tháng 02 năm 2019 |
doanh nghiệp siêu nhỏ |
Thông tư 107/2017/TT-BTC |
ngày 10/10/2017 |
ngày 01/01/2018. |
Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính, sự nghiệp. |
Vậy mỗi DN sẽ tùy thuộc vào qui mô và tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị để lựa chọn áp dụng chế độ kế toán hiện hành phù hợp.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị định chính phủ Số: 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ Trợ DN nhỏ và vừa.
2. Luật số: 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 hỗ trợ DN nhỏ và vừa
3. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hớng dẫn chế độ kế toán DN
4. Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán DN nhỏ và vừa
5. Thông tư 132/2018/TT-BTC ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn chế độ kế toán DN siêu
6. Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: