1.1. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính, một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là tài sản cố định phải có đủ 3 tiêu chuẩn sau:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
1.2. Hao mòn tài sản cố định
- Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
- Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
1.3. Các phương pháp tính khấu hao
Theo định chế tài chính hiện tại, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tính khấu hao TSCĐ theo một trong 3 phương pháp: phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo sản lượng.
a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Xác định mức tính khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ |
= |
Nguyên giá của TSCĐ |
Thời gian sử dụng ước tính |
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng).
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Mức tính khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ |
= |
Giá trị còn lại của TSCĐ |
x |
Tỷ lệ khấu hao nhanh |
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) |
= |
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng |
x |
Hệ số điều chỉnh |
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) |
= |
1 |
Thời gian sử dụng ước tính |
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh (lần) |
Đến 4 năm ( t <4 năm) |
1,5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t < 6 năm) |
2,0 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) |
2,5 |
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
TSCĐ được trích khấu hao theo sản lượng theo quy định phải là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao trong tháng của TSCĐ |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng |
x |
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm |
Trong đó:
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm |
= |
Nguyên giá TSCĐ |
Sản lượng theo công suất thiết kế |
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức tính khấu hao năm của TSCĐ |
= |
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm |
X |
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm |
1.4. Ưu và nhược điểm của từng phương pháp
1.4.1. phương pháp khấu hao theo đường thẳng
a. Ưu điểm:
- Phương pháp này dễ tính, khấu hao ổn định từng năm và dễ dàng trong việc lập kế hoạch.
- Mức khấu hao được trích và phân bổ hàng năm của một tài sản cố định là như nhau, do vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc lập các kế hoạch khấu hao, chi phí và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp cho chi phí và giá thành sản phẩm ổn định qua các năm, tránh sự đột biến, khó kiểm soát.
b. Nhược điểm:
- Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm là đồng đều nên khả năng thu hồi vốn chậm, giá trị còn lại không phản ánh đúng giá trị thực còn lại của TSCĐ do chưa tính đến hao mòn do tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Số dư trích khấu hao hàng tháng, hàng năm là như nhau nên không phù hợp với mức hoạt động của TSCĐ trong các tháng, năm khác nhau do mức độ hoạt của doanh nghiệp các tháng và các năm không giống nhau dẫn tới mức độ hoạt động của TSCĐ giữa các tháng, năm không đồng nhất.
1.4.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
a. Ưu điểm:
- Thu hồi vốn nhanh, thể hiện được hao mòn TSCĐ do tiến bộ khoa học kĩ thuật và các yếu tố khác, tổng mức khấu hao được phân bổ của cả đời TSCĐ sát với nguyên giá hơn khi xét tới yếu tố lạm phát, sự mất giá của đồng tiền.
- Tăng chênh lệch thu chi do hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp do khoản tiết kiệm thuế từ khấu hao, từ đó có luồng tiền đầu tư vào các hoạt động khác của doanh nghiệp.
b. Nhược điểm:
- Việc tính toán phức tạp, mức khấu hao phân bổ vào chi phí của các năm không ổn định.
- Giá thành sản phẩm và chi phí hoạt động những năm đầu tăng cao, có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.4.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
a. Ưu điểm:
- Mức khấu hao được trích phù hợp với mức độ hoạt động của TSCĐ, từ đó làm cho chi phí được tính toán chính xác theo mức đô hoạt động của doanh nghiệp hơn.
- Mức khấu hao của TSCĐ không phụ thuộc vào thời gian hoạt động dự tính theo quy định.
b. Nhược điểm:
- Khó xác định khi nào TSCĐ sẽ khấu hao hết do khó xác định khi nào TSCĐ sẽ hoạt động tới công suất thiết kế.
- Chỉ tính khấu hao được cho các TSCĐ tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, không tính khấu hao được cho các TSCĐ gián tiếp của hoạt động quản lí.
- Phải xác định công suất thiết kế của TSCĐ.
- Khối lượng công việc tính khấu hao TSCĐ lớn do phải theo dõi chính xác số lượng sản phẩm được tạo ra do việc sử dụng TSCĐ.
Kết luận
Cùng với việc mở cửa quan hệ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp đều đón nhận một lượng vốn đầu tư vô cùng lớn kể cả trong và ngoài nước để mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy việc đầu tư, tái sản xuất tài sản cố định cho quá trình sản xuất ngày càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều vấn đề mà các nhà quản lý phải nghiêm túc xem xét nhìn nhận và tìm ra biện pháp hiệu quả để quản lý việc trích khấu hao tài sản cố định. Đây cũng được coi là hoạt động quan trọng để sử dụng tài sản cố định và tái đầu tư vào sản xuất.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực kế toán số 03-Tài sản cố định hữu hình
[2] Bộ tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT-BTC “hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).”
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: