Giao dịch liên kết là gì? Thanh tra về giao dịch liên kết các doanh nghiệp, tổ chức cần làm gì? Có những kinh nghiệm gì cho các cuộc thanh tra như vậy? Tất cả các vấn đề trên có sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết được quy định ở Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau:
“Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết”.
Các bên có liên hệ liên kết là gì?
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có liên hệ liên kết như sau:
· Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
· Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp
Theo Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp như sau:
· Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
· Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế.
2. Những vấn đề về Thanh tra thuế của DN có giao dịch liên kết
a. Thanh tra thuế là gì?
Thanh tra thuế là việc cơ quan quản lý thuế cử cán bộ của mình xuống địa chỉ của người nộp thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
Mục đích của việc thanh, kiểm tra thuế là nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
Thanh tra về giao dịch liên kết là việc cơ quan thuế, cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp khi có quan hệ liên kết và phát sinh các giao dịch liên kết.
Như vậy thanh, kiểm tra về giao dịch liên kết chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đó có giao dịch với các bên liên kết.
c. Kinh nghiệm bị thanh tra thuế về giao dịch liên kết
Hiện tại gần như giao dịch liên kết là mảng mà cơ quan thuế hiện tại làm rất gắt gao. Lý do đơn giản để kiểm tra mảng này đó chính là việc khối lượng công việc không nhiều, chưa có sự chuẩn bị hay không có kinh nghiệm của kế toán và đặc biệt khi truy thu thì số tiền thuế sẽ không hề nhỏ. Vì vậy việc chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm để tiếp đoàn kiểm tra là cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp và các kế toán. Một số kinh nghiệm bị thanh tra thuế về giao dịch liên kết được tổng hợp lại như sau:
v Xác định chi phí lãi vay và kết chuyển chi phí lãi vay
Thực hiện đúng theo nội dung đã trình bày ở phần Quyết toán Thuế đã trình bày ở trên.
v Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ
Đây là trường hợp các doanh nghiệp cũng thường hay mắc phải. Có thể do không biết hoặc hiểu sai về trường hợp miễn kê khai, miễn lập hồ sơ dẫn tới không kê khai hoặc không lập hồ sơ. Hệ quả là doanh nghiệp có thể bị ấn định tỷ suất lợi nhuận. Khi bị ấn định tất nhiên đi kèm cùng với đó là số tiền nộp thê, truy thu cũng như chậm nộp sẽ là không hề nhỏ. Vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ các trường hợp được miễn kê khai hay miễn lập hồ sơ nhé.
v Kê khai giao dịch liên kết với các phụ lục đính kèm
Khi nộp quyết toán thuế TNDN đính kèm các phụ lục đi kèm giao dịch liên kết các bạn cần kiểm tra kỹ phụ lục đó bao gồm một số vấn đề sau:
· Số liệu sổ sách và giá trị giao dịch kê khai không chính xác hoặc không trùng khớp với nhau;
· Kê khai thiếu hoặc không đầy đủ các quan hệ liên kết;
· Các năm có sự không thống nhất về phương pháp xác định giá trị thị trường của cùng một giao dịch;
· Số liệu so sánh và phương pháp xác định giá trị thị trường của hồ sơ và phụ lục I khác nhau;
· …
v Hồ sơ về giao dịch liên kết
Mặc dù đã sử dụng dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết rồi tuy nhiên không phải chắc chắn ràng hồ sơ đó là phù hợp. Một số điểm bạn cần lưu ý cho các hồ sơ giá của doanh nghiệp, tổ chức của bạn bao gồm:
· Lập hồ sơ xác định giá trong GDLK: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;...
· Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
· Sử dụng sai phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi kê khai, lập hồ sơ;
· Rủi ro khi giải trình với cơ quan thuế: Không đồng nhất giữa kê khai và lập hồ sơ GDLK;
· ...
Như vậy để đảm bảo hồ sơ giá có được sự nhất quán và thống nhất cũng như đơn vị đứng ra giải trình bảo vệ khi bị thanh tra về giao dịch liên kết tốt nhất đó là việc bạn thuê một đơn vị uy tín và chuyên vê lĩnh vực này. Quy trình cung cấp dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
· Bước 1: Tổng quan về tập đoàn và Công ty;
· Bước 2: Tổng quan về nền kinh tế;
· Bước 3: Tổng quan về ngành;
· Bước 4: Phân tích chức năng thực hiện;
· Bước 5: Phân tích tài chính;
· Bước 6: Xác định các bên liên kết và giao dịch liên kết;
· Bước 7: Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường;
· Bước 8: Lựa chọn giao dịch/DN tương đồng;
· Bước 9: Phân tích và loại trừ khác biệt trọng yếu;
· Bước 10: Xác định biên độ thị trường chuẩn và so sánh;
· Bước 11: Lập tờ khai thông tin giao dịch liên kết.
Kết luận
Với những nội dung trên, bài viết đã trình bày những vấn đề liên quan đến quyết toán thuế và bị thanh tra thuế trong trường hợp DN có giao dịch liên kết phát sinh và có cách xử lý phù hợp theo quy định.
Tài liệu tham khảo:
Luatvietnam.vn
Võ Hồng Hạnh
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: