Các mặt hàng được giảm và không được giảm Thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2023
ThS. Hồ Thị Phi Yến
1. Mục đích giảm thuế GTGT
Thứ nhất :Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.
Thứ hai: Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.
Thứ ba: Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó thì các chính sách hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội cũng được thúc đẩy manh, đối với từng chính sách sẽ có những phần nội dung chi tiết và cụ thể nhất có thể. Như chính sách tài khóa thì có chính sách miễn, giảm thuế; chính sách đầu tư phát triển; chính sách tài khóa khác ,... Mỗi chính sách đều có những tác động nhất định đến nền kinh tế của đất nước.
2. Giảm thuế GTGT 2% từ ngày 1/07 đến hết ngày 31/12/2023.
Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2% trong thời gian từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Thực hiện phương án này nhằm đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2%, thời gian áp dụng chính sách giảm thuế GTGT là từ 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
3. Nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm và không được giảm 2% thuế GTGT từ ngày 01/07
Theo Thông báo 2298/TB-TTKQH ngày 17/5/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội thì: “UBTVQH thống nhất phạm vi áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng như đã được quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tải khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.”
Trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó thì đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% sẽ áp dụng như nội dung tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 cụ thể như sau:
Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%). Trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2023 gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: