Nguyễn Thị Hồng Sương
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, cần thiết. Các chỉ tiêu là cơ sở để đo lượng mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Làm sao để tính các chỉ tiêu đó và áp dụng các chỉ số đó như thế nào ?.Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản và dễ dàng áp dụng vào doanh nghiệp mình.
Thứ nhất, chỉ tiêu tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền |
= |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ tỉ lệ giữa tiền các khoản tương đương tiền với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó sẽ cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tiền vào các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng bao nhiêu phần trăm.
+ Nếu chỉ tiêu này cao thì có thể thấy doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, liên tục và các nhà đầu tư hay chủ nợ cũng có cái nhìn tốt hơn về doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao và duy trì lâu dài, thường xuyên thì biểu hiện vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi càng nhiều, vốn không được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
+ Nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng gây khó khăn lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí không đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục, doanh nghiệp sẽ mất đi những cơ hội kinh doanh cần sử dụng ứng tiền mặt gấp và doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các nhà đầu tư và chủ nợ không thích chỉ tiêu này thấp ở doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả.
Thứ hai, chỉ tiêu tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính |
= |
Giá trị các khoản đầu tư tài chính(ngắn hạn và dài hạn) |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ tỉ lệ giữa các khoản đầu tư tài chính (bao gồm cả đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó sẽ cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì các khoản đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tạo ra nguồn lợi tức cho doanh nghiệp càng nhiều. Hơn nữa, chỉ tiêu càng cao thì còn thể hiện được mức độ và cường độ tập trung cao vào các mối liên hệ, liên kết tài chính giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác, tạo cơ hội, điều kiện để các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài. Doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm lợi nhuận cao ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Tuy nhiên khi chỉ tiêu này cao có nghĩa là rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ cao.
Nếu chỉ tiêu này thấp thì có thể thấy doanh nghiệp ít muốn tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận ngoài việc tập trung cho hoạt động kinh doanh chính. Đây có thể là đường lối quan điểm của chủ doanh nghiệp, cũng có thể là do nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu để tập trung cho hoạt động kinh doanh chính không có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư tài chính ra bên ngoài.
Thứ ba, chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu
Tỷ trọng các khoản phải thu |
= |
Giá trị các khoản phải thu (ngắn hạn và dài hạn) |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ tỉ lệ giữa các khoản phải thu (bao gồm cả các khoản phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó sẽ cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.
Trong các khoản phải thu thì khoản mục phải thu khách hàng là một khoản rất quan trọng. Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa dịch vụ của mình cho khách hàng. Do đó khi phân tích cần xác định thêm chỉ tiêu tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng như sau:
Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng |
= |
Giá trị khoản phải thu khách hàng |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị khách hàng tạm thời sử dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý một số vấn đề sau:
Như vậy không phải lúc nào chỉ tiêu này cao cũng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng cao đồng thời doanh thu bán hàng cũng cao thì điều đó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chính sách cho khách hàng thanh toán chậm để tăng doanh thu tiêu thụ, mở rộng thị trường... Và khi phân tích chỉ tiêu này thì cần phải chú ý nhiều đến thời điểm, thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiêu thụ nhiều thì tỷ trọng này thường cao hơn các thời điểm khác.
Thứ tư, chỉ tiêu tỷ trọng hàng tồn kho
Tỷ trọng hàng tồn kho |
= |
Giá trị hàng tồn kho |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ tỉ lệ giữa hàng tồn kho với tổng tài sản của doanh nghiệp. Nó sẽ cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Mục tiêu của doanh nghiệp là dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý vì khi doanh nghiệp dự trữ quá nhiều thì sẽ bị ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do đó khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiệm kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp có mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý.
Tỷ trọng hàng tồn kho cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại doanh nghiệp.
Tỷ trọng hàng tồn kho còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như do xuất hiện tình trạng mất cân đối về cung cầu vật tư hàng hóa trên thị trường nên các quyết định về đầu cơ có thể dẫn đến giá trị của chỉ tiêu tỷ trọng hàng tồn kho cao. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt, kịp thời trong quá trình cung ứng, sản xuất, tiêu thụ có thể dẫn đến giá trị chỉ tiêu là thấp.
Ngoài ra, khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần phải xem xét trong mối tương quan với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động ở giai đoạn đang phát triển và phát triển thì có thể dẫn đến gia tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngược lại, trong giai đoạn kinh doanh suy thoái thì tỷ trọng hàng tồn kho có khuynh hướng giảm.
Thứ năm, chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định
Tỷ trọng tài sản cố định |
= |
Giá trị còn lại của tài sản cố định |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chỉ tiêu này biểu hiện quan hệ tỉ lệ giữa tài sản cố định với tổng tài sản cố doanh nghiệp. Nó sẽ cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp cần được tăng cường, quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng được mở rộng, xu thế phát triển lâu dài của doanh nghiệp cần vững chắc.
Tỷ trọng tài sản cố định cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Do những đặc điểm nêu trên để đánh giá tính hợp lý trong đầu tư tài sản cố định cần xem xét thêm giá trị trung bình ngành.
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp: trong giai đoạn đầu tư thì giá trị của doanh chỉ tiêu này sẽ khác khi hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn suy thoái hoặc là khi doanh nghiệp thanh lý tài sản để chuyển sang lĩnh vực hoạt động khác. Vì vậy để phân tích đúng đắn chỉ tiêu này thì cần phải xem xét chỉ tiêu này trong rất nhiều kỳ và trong mối liên hệ với giá trị các khoản đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các khoản thanh lý tài sản cố định trong kỳ. Nếu các khoản đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị và tỷ trọng lớn và kéo dài lâu thì cần xem xét kỹ đó là khoản đầu tư gì? có bị chậm tiến độ độ tư hay không. Nếu các khoản này bị chậm tiến độ thì có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều...
Thứ sáu, chỉ tiêu tỷ trọng bất động sản đầu tư
Tỷ trọng bất động sản đầu tư |
= |
Giá trị bất động sản đầu tư |
X 100% |
Tổng tài sản |
Chi tiêu cho em thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa bất động sản đầu tư và tổng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu cho em càng lớn càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp càng cao, khả năng tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên rủi ro của doanh nghiệp cũng sẽ rất lớn (đặc biệt khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư). Ngược lại chỉ tiêu này thấp thì cũng không có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào quan điểm cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển nền của nền kinh tế ngành mà doanh nghiệp hoạt động có tác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái ổn định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng được hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật nhầm nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mở rộng thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn thích hợp phục vụ cho quá trình hoạt động.
Ngược lại nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như cách doanh nghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn chủ sở hữu là khó khăn. Đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn nợ vay từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi. Lúc này, hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác động làm tăng giá trị doanh nghiệp. Vì thế, quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: