Tóm tắt:
Đối với doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất được xem là quá trình quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến lợi ích kinh tế và sự tồn tại phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức quản lý sản xuất, chịu ảnh hưởng bởi tình hình sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định….. Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời gian nhất định, bao gồm: giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phụ tùng thay thế, chi phí dịch vụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động và giá trị mới sáng tạo ra cấu thành giá trị sản phẩm công nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị thành phẩm: đối với đại đa số doanh nghiệp công nghiệp đây là nhiệm vụ sản xuất chính, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất. Vì thế yếu tố này giảm đánh giá không tích cực, sẽ ảnh hưởng không tốt đến giá trị sản xuất, do đó cần tìm ra những nguyên nhân tác động để đề xuất những biện phát thực hiện tốt cho kỳ sau. Một số nguyên nhân chủ yếu thường găp như tình hình cung ứng nguyên vật liệu, biến động về lao động, tình trạng máy móc thiết bị, môi trường lao động, các chính sách khách quan từ nền kinh tế, chính trị xã hội….
Giá trị công việc có tính chất công nghiệp: đây là yếu tố trong giá trị sản xuất có các trường hợp biến động các yếu tố này như sau:
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp giảm: nếu do khách hàng vi phạm hợp đồng là nguyên nhân khách quan, do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng là nguyên nhân chủ quan nên đánh giá không tốt.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp tăng:
+ Giá trị công việc có tính chất công nghiệp tăng đồng thời giá trị thành phẩm tăng, đây là biểu hiện tích cực, vì doanh nghiệp vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chính, vừa tận dụng hết năng lực sản xuất để nâng cao kết quả sản xuất.
+ Giá trị công việc có tính chất công nghiệp tăng, ngược lại giá trị thành phẩm giảm, trường hợp này xảy ra đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế đất nước là biểu hiện không tốt. Bởi vì doanh nghiệp không chú trọng nhiệm vụ sản xuất chính, chỉ thực hiện công việc cho bên ngoài mang lại lợi nhuận cao, điều này ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp không quy định nghiêm ngặt về mặt hàng, chỉ quản lý, đánh giá trên cơ sở hiệu quả, tình hình trên chấp nhận được nếu doanh nghiệp chấp hành đúng luật pháp và hiệu quả kinh doanh được nâng cao, bởi vì điều này cho thấy doanh nghiệp chuyển hướng phù hợp sự thay đổi thị trường.
Giá trị sản phẩm phế liệu thu hồi
Để đánh giá sự biến động của yếu tố này. Cần phải xem xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thứ phẩm, phế phẩm ...trên giá trị thành phẩm. Cụ thể:
- Nếu giá trị thứ phẩm, phế phẩm...tăng, nhưng tỷ lệ phần trăm giữa nó với giá trị thành phẩm giảm, điều này vẫn đánh giá tốt, bởi vì sản xuất tăng lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
- Nếu giá trị thứ phẩm, phế phẩm giảm, nhưng tỷ lệ phần trăm giữa nó với giá trị thành phẩm tăng, điều này đánh giá không tốt, bởi vì sản xuất giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị
Trong thực tế hoạt động có những lúc doanh nghiệp sử dụng không hết công suất máy móc, thiết bị, trong trường hợp đó doanh nghiệp có thể cho bên ngoài thuê.
- Giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị tăng lên trong điều kiện máy móc thiết bị nhàn rỗi nhằm tận dụng hết công suất máy móc thiết bị đây là biểu hiện tích cực.
- Giá trị cho thuê may móc thiết bị tăng, khi giá trị thành phẩm giảm do doanh nghiệp không chú trọng hực hiện nhiệm vụ sản xuất chính là biểu hiện không tốt.
Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của bán thành phẩm, sphẩm đang chế tạo.
Để đánh giá ảnh hưởng yếu tố này đến giá trị sản xuất cần phải xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ.
- Nếu tình hình sản xuất của doanh nghiệp không có gì biến động lớn, yêu cầu số sản phẩm làm dở phải đảm bảo đúng kế hoạch.
- Nếu giá trị sản phẩm làm dở thấp hơn kế hoạch thì sản xuất kỳ sau sẽ có những bộ phận, phân xưởng phải ngừng sản xuất vì thiếu sản phẩm dở dang, đây là bểu hiện không tốt. Tuy nhiên, trường hợp này xảy ra do doanh nghiệp cải tiến sản xuất sửa chữa, rút ngắn chu kỳ sản xuất thì đánh giá tích cực.
- Nếu giá trị sản phẩm làm dở lớn hơn kế hoạch sẽ không đảm bảo cung cấp thành phẩm cho nhu cầu thị trường gây ứ đọng vốn trong khâu sản xuất, đây là biểu hiện không tốt.
Chú ý rằng, trong quá trình phân tích cần phải đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình hình trên để có kết luận chính xác. Những nguyên nhân đó là:
+ Sản xuất không đều đặn, dồn dập vào cuối quý, cuối năm.
+ Sản xuất không đồng bộ, chưa làm tốt công tác điều độ sản xuất.
+ Bố trí tổ chức lao động, thiết bị, vật tư, mất cân đối.
+ Đơn đặt hàng bị hủy bỏ, đơn vị cung cấp không giao đủ phụ tùng lắp ráp.
Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp Thiên Sơn căn cứ vào tài liệu thu thập về các chỉ tiêu nhằm đánh giá kết quả sản xuất thông qua giá trị sản xuất công nghiệp năm N như sau: (Đvt: 1000 đồng)
Chỉ tiêu |
Kế hoạch |
Thực tế |
Chênh lệch |
|
Số tiền |
Tỷ lệ % |
|||
Giá trị thành phẩm |
30.000 |
26.700 |
-3.300 |
-11% |
Giá trị công việc có tính chất công nghiệp |
12.000 |
13.400 |
1.400 |
11,67% |
Giá trị sản phẩm phế liệu thu hồi |
5.600 |
5.000 |
-600 |
-10,71% |
Giá trị hoạt động cho thuê máy móc thiết bị |
12.000 |
11.200 |
-800 |
-6,67% |
Giá trị sản xuất công nghiệp |
59.600 |
56.300 |
-3.300 |
-5,54% |
Qua bảng trên, nhận thấy giá trị sản xuất công nghiệp không có chỉ tiêu về chênh lệch giữa chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ và đầu kỳ. Do đó, giá trị sản xuất công nghiệp (Gs) ở thực tế giảm hơn so với kế hoạch đề ra là 3.300 (1000đồng), tương tứng với tỷ lệ giảm đi là 5,54%. Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về giá trị sản xuất công nghiệp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của 4 chỉ tiêu, cụ thể như sau:
- Giá trị thành phẩm: Giá trị thành phẩm ở thực tế giảm so với kế hoạch là 3.300 (1000đồng) tương ứng tỷ lệ giảm đi là 11%. Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong các chỉ tiêu còn lại về giá trị sản xuất công nghiệp, tuy nhiên sự giảm đi này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sản xuất công nghiệp. Doanh nghiệp cần kiểm tra lại tình hình cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu hoặc các yếu tố sản xuất ban đầu.
- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp thực tế tăng so với kế hoạch là 1.400 (1000đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 11,67%, sự gia tăng này do doanh nghiệp thay đổi các nhiệm vụ sản xuất linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Cần phát huy tốt giá trị công việc có tính chất công nghiệp này.
- Giá trị phế liệu thu hồi ở thực tế giảm so với kế hoạch là 600 (1000đồng) tương ứng tỷ lệ giảm 10,71%, việc giá trị phế liệu thu hồi giảm phù hợp với giá trị thành phẩm giảm, điều này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn trong quá trình lập kế hoạch để thực hiện
- Giá trị của hoạt động cho thuê máy móc thiết bị giảm so với kế hoạch là 800 (100đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm đi là 6,67%, hoạt động cho thuê máy móc thiết bị giảm làm cho kết quả sản xuất của doanh nghiệp không có hiệu quả, năng lực sản xuất còn đánh giá là chưa hợp lý. Cần xem xét thêm về chỉ tiêu này.
Tóm lại, việc phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị sản xuất công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Có những yếu tố mang tính chất bắt buộc phải có thường mang ảnh hưởng lớn đến Gs, còn lại các yếu tố khác ít biến động thường không được chú trọng nhiều. Doanh nghiệp nên có thêm những biện pháp để gia tăng hiệu quả từ các yếu tố này.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: