CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN ĐẠI HỌC DUY TÂN
Th.s Mai Thị Quỳnh Như
Khoa Kế toán – Đại học Duy Tân.
Mục đích của nghiên cứu này đó là nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên Khoa Kế toán Đại học Duy Tân. Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trên cơ sở khảo sát 350 sinh viên ở nhiều bậc học, giới tính khác nhau với mô hình giả thuyết có6nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Sự giáo dục của gia đình và nhà trường, (2) Hành vi bảo vệ môi trường, (3) Các quy định của nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường, (4) Phương tiện truyền thông, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội, (6) Môi trường sinh sống. Thông qua kiểm định, có thể khẳng định lại rằng các nhân tố ảnh hưởng đên nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên Khoa Kế toán đại học Duy Tân theo thứ tự tầm quan trọng: Môi trường sinh sống, hiểu biết xã hội, sự giáo dục, hành vibảo vệ môi trường.. Bên cạnh đó các yếu tố còn lại cũng có ảnh hưởng đáng kểđến nhận thức về bảo vệ môi trường. Bài viết cũng đã đưa ra một số các hàm ý chính sách nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
1.Đặt vấn đề
Ngày nay, nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Và chúng ta cũng đã đạt được một số thành quả nhất định. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó, thì cũng có mặt trái đó là tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Mặc dù nước ta cũng đã có những biện pháp để hạn chế ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra hàng ngày, và ngày càng trầm trọng nhận thức của con người về môi trường còn rất kém. Đây là vấn đề ô nhiễm môi trường Việt Nam nói chung, và vấn đề môi trường Đà Nẵng nói riêng. Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố đáng sống. Bởi vì ở đây chúng ta có thể bắt gặp được những công trình hiện đại trên những cây cầu. Đà Nẵng còn khiến các du khách “xiêu lòng” bởi những người dân xứ Quảng gần gủi và thân thiện. Đặc biệt còn có nhiều phong cảnh đẹp như: Bà nà hill, núi thần tài,...Vì muốn thành phố phát triển nhanh về nền kinh tế , đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng nên thành phố đang đối mặt với nguy cơ lượng chất thải phát sinh ra ngày càng lớn. Ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng thực sự đang là một vấn đề đáng báo động. Song thật đáng tiếc là hiện nay, việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành trong cộng đồng học sinh, sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Trình bày cơ sở lý luận về nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên
- Đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Kế toán đại học Duy Tân về bảo vệ môi trường
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên khoa Kế toán đại học Duy Tân
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên khoa Kế toán đại học Duy Tân
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức, thái độ của sinh viên trường Đại học Duy Tân về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại trường đại học Duy Tân
+ Thời gian: 01/12/2018 – 01/05/2019
+ Mẫu nghiên cứu: 350 mẫu
Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng .
Phương pháp nghiên cứu định tính :
Nghiên cứu khám phá thông qua phương pháp định tính và dùng để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên khoa kế toán và bổ sung vào các thang đo lí thuyết những nhân tố tác động đến quyết định của sinh viên khi nhận thức bảo vệ môi trường .
Phương pháp định lượng :
Phương pháp nghiên cứu định lượng này được thực hiện phương pháp thu thập số liệu thông qua bảng khảo sát và chạy bằng công cụ SPSS 22.0 nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lí thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra.
Mô hình nghiên cứu:
Sự giáo dục của gia đình và nhà trường:Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh, sinh viên phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình .
Hành vi bảo vệ môi trường: là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Các quy định của nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường: Học sinh , sinh viên cần phải hiểu biết, tuân thủ thực hiện các quy định của Luật Bảo về môi trường.
Phương tiện truyền thông: là bao gồm báo chí, sách vở, mạng xã hội, truyền thông,...nhờ có phương tiện truyền thông mà các vấn đề như bảo vệ môi trường được lan tỏa rộng rãi, được xã hội chấp nhận và tác động mạnh đến nhận thức của học sinh, sinh viên.
Ảnh hưởng về mặt xã hội: là quá trình tác động mọi vấn đề trong xã hội lên môi trường
Môi trường sinh sống: là nơi sinh sống của con người bao gồm các tác nhân tố bao quanh có tác động trực tiếp , gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của con người.
Nhận thức về bảo vệ môi trường: là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan.
2. Kết quả nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các sinh viên là những người đang theo học tại khoa Kế toán trường Đại học Duy Tân. Dựa trên 350 bản khảo sát được phát ra thì có 318 bảng hợp lệ.
Bảng 1: Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được khảo sát
Thuộc tính |
Số lượng |
Tỷ lệ(%) |
|
Giới tính |
Nữ |
260 |
81.8 |
|
Nam |
58 |
18.2 |
Bậc học |
Năm 1 |
148 |
46.5 |
|
Năm 2 |
87 |
27.4 |
|
Năm 3 |
49 |
15.4 |
|
Năm 4 |
34 |
10.7 |
Khu vực |
Thành thị |
221 |
69.5 |
|
Nông thôn |
78 |
24.5 |
|
Khác |
19 |
6.0 |
|
|
|
|
Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’Alpha
Bảng 2: Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbach’Alpha
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
STT |
Nhóm biến |
Số biến quan sát |
Cronbach Alpha |
1 |
Sự giáo dục của gia đình và nhà trường |
3 |
0.755 |
2 |
Hành vi bảo vệ môi trường |
5 |
0.738 |
3 |
Các quy định của nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường, |
4 |
0.896 |
4 |
Phương tiện truyền thông, |
4 |
0.867 |
5 |
Hiểu biết về văn hóa xã hội |
5 |
0.847 |
6 |
Môi trường sinh sống |
3 |
0.719 |
7 |
Nhận thức về bảo vệ môi trường |
3 |
0.721 |
Qua kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy đều có độ tin cậy lớn hơn 0.6 nên đều tin cậy để sử dụng.Điều đó cho thấy thang đo được xây dựng có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết.Nên được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập
Trước tiên để kiểm tra xem các nhân tố độc lập có phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA hay không, ta tiến hành kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO:
Bảng 3. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập |
||
---|---|---|
Hệ số KMO |
.904 |
|
Kiểm định Bartlett's |
4061.830 |
3570.899 |
276 |
231 |
|
.000 |
,000 |
Hệ số KMO = 0.904 thõa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu. Kết quả kiểm định Bartlett's là 4061.830 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05 cho thấy các biến có tương quan tuyến tính với nhau
Phương pháp trích trong phân tích nhân tố yêu cầu các giá trị trích Eigenvalue phải lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. 5 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 4có Eigenvalue là 1.1214> 1. Tổng phương sai trích của 6nhân tố bằng 60.036% > 50% điều này cho thấy khả năng sử dụng 6nhân tố thành phần này giải thích được 60.036% biến thiên của các biến quan sát.
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhân tố phụ thuộc(sự nhận thức)
Thang đo gồm 3 biến quan sát, sau khi phân tích thì hệ số KM0 = 0.691 thõa mãn điều kiện 0,5<KMO<1 cho thấy phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu.
Kết quả kiểm định Bartlett's là 3570.899 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05 cho thấy các biến có tương quan tuyến tính với nhau
Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố sự nhận thức |
||
---|---|---|
Hệ số KMO |
.0.691 |
|
Kiểm định Bartlett's
|
283.369 |
3570.899 |
3 |
10 |
|
.000 |
.000 |
Phân tích đã rút trích từ 3biến đánh giá sự thích ứng thành một nhân tố chính có Eigenvalue bằng 1.994và tổng phương sai trích 66.445% >50%.(Bảng 5)
Bảng 5 Tổng phương sai trích của nhân tố sự nhận thức
|
|||||||
STT |
Hệ số Eigenvalues |
Hệ số tải trọng bình phương |
|
||||
Tổng |
% Phương sai |
% Phương sai tích luỹ |
Tổng |
% Phương sai |
% Phương sai tích luỹ |
|
|
1 |
1.994 |
66.455 |
66.455 |
1.994 |
66.455 |
66.455 |
|
2 |
.725 |
24.156 |
90.611 |
|
|
|
|
3 |
.282 |
9.389 |
100.000 |
|
|
|
|
Extraction Method: Principal Component Analysis. Kết quả phân tích cho ra 1 nhân tố từ 3 biến quan sát được rút trích tại Eigenvalues = 1.994 >1 với tổng phương sai bằng 66.455 % > 50% đạt yêu cầu. |
Sau khi kiểm định bằng Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, thì 6nhân tố ban đầu gom thành 4 nhân tố.Như vậy 23biến quan sát nhóm thành 4nhân tố độc lập và 1biến đánh giá nhóm thành 1 nhân tố đánh giá sự nhận thức của sinh viên.
Phân tích mô hình hồi quy
Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với nghề nghiệp. Phân tích hồi qui sẽ được thực hiện với 4nhân tố độc lập là:
Nhân tố GD:Sự giáo dục của gia đình và nhà trường– gồm các biến GD2, GD3, GD4
Nhân tố HBXH: Hiểu biết về mặt xã hội– gồm các biếnXH1, XH2, XH3, XH4, XH5
Nhân tốHV:Hành vi bảo vệ môi trường– gồm các biếnHV1, HV2, HV3, HV4, HV5
Nhân tố MT: Môi trường sinh sống– gồm các biếnMT1, MT2, MT3
và 1 biến phụ thuộc là NT -Nhận thức bảo vệ môi trường. Giá trị của mỗi nhân tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó.
Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa:
0.733 + 0.365MT + 0.188 HBXH + 0.168GD + 0.119HV
Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa:
0.377MT + 0.198 HBXH + 0.17GD + 0.107HV
6. Kiến nghị
Trong mô hình chúng tôi đã nghiên cứu thì trong đó có 4 yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bảo vệ môi trường nhất là: “Nhân tố môi trường sinh sống, nhân tố hiểu biết xã hội, nhân tố sự giáo dục, nhân tố hành vi.Từ kết quả nghiên cứu và một số nhân xét trên, xin trình bày một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, nâng cao sự giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường
-Sinh viên nên tích cực tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường của nhà trường tổ chức để nâng cao hiểu biết cho bản thân.
-Ra các quy định bảo vệ môi trường trong nội quy của nhà trường.
-Thường xuyên tổ chức các hoạt động làm sạch vệ sinh xung quanh lớp học của sinh viên
Thứ hai, nâng cao nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường
-Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài học tự nhiên phụ hợp với nội dung bài học.
-Tuyên truyền cho sinh viên luôn có ý thức bảo vệ môi trường
-HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững môi trường.
Thứ ba, nâng cao hiểu biết xã hội về bảo vệ môi trường.
Cố gắng rèn luyện bản thân có ý thức tốt bảo vệ môi trường để thế hệ sau noi theo.
Phạt nặng những đơn vị hay các cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường
Tuyên truyền, dán băng rôn bảo vệ môi trường cho nhìu người dân thấy.
Đặt ra các quy định về phân loại rác cho người dân biết , để dễ dàng xử lí hay tái chế
Tài liệu tham khảo:
1.Nghiên cứu của Mehmet Bozoglu và cộng sự (2016) với đề tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ, nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên tại Đại học ONDOKUZ MAYIS- Thổ Nhĩ Kỳ”. Tạp chí Freseniu Environmental Bulletin,25,1243-1257.
2. Nghiên cứu của Qiuhua Li và cộng sự (2019) với đề tài “ Các yếu tố chính ảnh hưởng đến bảo vệ giá trị môi trường tại Trung Quốc”. Tạp chí Sustainability,11, 304
3. Nghiên cứu của Jovanović Slavoljub và cộng sự (2015) với đề tài “ Trách nhiệm của sinh viên trong việc phát triển và bảo vệ giá trị môi trường”. Tạp chí Procedia-Social and Behavioral Sciences, 171, 317-322
4. Nghiên cứu của MEHMET ERDOĞAN(2009) với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm bảo vệ môi trường của sinh viên”. Thesis doctor of philosophy, Middle East Technical University.
5.Nghiên cứu của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai, Bùi Thị Thu Ba(2009) với đề tài “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương”
6. Nghiên cứu của nhóm sinh viên trường Đại học Cần Thơ(2011) với đề tài “ Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên tại Đại học Cần Thơ”
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: