Thái Nữ Hạ Uyên
Hóa đơn GTGT là loại chứng từ được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lập, sử dụng hóa đơn GTGT thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp còn phát sinh 1 số vấn đề cần làm rõ. Bài sinh hoạt này đề cập đến 1 số tình huống liên quan đến việc lập, sử dụng, kê khai thuế GTGT.
Vấn đề 1: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê VP làm việc cho khách hàng thu tiền trước 3 năm. Vậy, trường hợp này doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lập Hóa đơn như thế nào?
Ý kiến:
Theo Điều 3 – TT26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 thì thời điểm lập Hóa đơn như sau:
Như vậy, khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thu tiền trước thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền, không phải thời điểm chuyển giao dịch vụ.
Vấn đề 3: Theo Điều 15 TT219/2013 có nói: “Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại cơ sở người nộp thuế”. Vậy tháng nào kê khai tháng đó có nghĩa là nếu kê khai thiếu sót thì phải kê khai bổ sung vào tháng phát sinh chứng từ đó (Ví dụ: Tháng 2/2016 phát hiện ra chứng từ còn thiếu sót của tháng 1/2016 thì phải kê khai bổ sung vào tháng 1/2016) hay khi phát hiện thiếu sót thì kê khai vào tháng phát hiện thiếu sót (tức là tháng 2/2016 phát hiện chứng từ còn thiếu sót của tháng 1/2016 thì kê khai bổ sung vào tháng 2/2016?
Ý kiến:
Theo TT 65/2013 có hướng dẫn:
+ Doanh nghiệp bị sót chưa kê khai Hóa đơn GTGT đầu vào tức là doanh nghiệp vẫn đang còn để nhà nước chiếm dụng tiền thuế đã trả mà chưa kịp đòi lại (bằng cách khấu trừ) cho nên trong thời hạn 6 tháng mà phát hiện có sai sót thì kê khai bổ sung vào tháng phát hiện có sai sót, sau 6 tháng chưa kê khai thì số thuế này không được khấu trừ nữa.
+ Doanh nghiệp bị sót chưa kê khai thuế GTGT đầu ra, tức là khai thiếu, cho nên khi phát hiện ra phải quay ngược về tháng có sai sót để khai lại với 3 tờ giấy là: (i)Mẫu 01 KHBS, (ii) Tờ khai kèm bảng kê cũ, (iii) Tờ khai mới (trong đó bao gồm cả số thuế của Hóa đơn sót nay phát hiện ra). Tất nhiên là kèm theo tiền chậm nộp (nếu có).
Vấn đề 3: Trên Hóa đơn GTGT yêu cầu phải có chữ ký, tên của người mua hàng, chữ ký, tên của thủ trưởng đơn vị và con dấu của đơn vị. Trong trường hợp giám đốc( thủ trưởng đơn vị) vì lý do gì đó không ký thì phó giám đốc ký (có giấy ủy quyền). Vậy trong trường hợp này, việc đóng con dấu tròn của đơn vị vào tiêu thức “ thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên” không hay phải đóng dấu treo?
Ý kiến:
Theo nghị định số 04/2014/ NĐ-CP ngày 17/1/2014 về hóa đơn bán hàng cung cấp dịch vụ qui định:
Trường hợp người bán hàng không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ Hóa đơn .
Căn cứ vào qui định này, trường hợp giám đốc công ty ủy quyền cho phó giá đốc ký, ghi rõ họ tên vào tiêu tức người bán hàng và được ủy quyền đóng dấu trên chữ ký của phó giám đốc thì được xác định là hóa đơn hợp pháp.
Vấn đề 4:
Ý kiến:
1.
Theo TT 119/2014/TT-BTC (b), Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa ra để khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu tặng thì phải lập Hóa đơn.
Phần thuế GTGT của hàng hóa này sẽ gạch bỏ, không phản ánh.
2.
Theo khoản 1 điều 16 TT39/2014/TT_BTC (b) Người bán hàng phải lập Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả trường hợp hàng hóa dịch vụ dùng để khuyễn mãi, hàng mẫu; hàng hóa dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Tuy nhiên, Theo điều 5 TT 119/2014/TT-BTC (b) Người bán hàng phải lập Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả trường hợp hàng hóa dịch vụ dùng để khuyễn mãi, hàng mẫu; hàng hóa dịch vụ dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)
Như vậy TT 119/2014/TT-BTC đã bỏ cụm từ “ xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa”. Điều này nghĩa là, cho vay, cho mượn hàng hóa thì không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
3.
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao TS cho bên mượn để sử dụng trong 1 thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải hoàn trả lại TS đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Quyền của bên cho mượn TS: “… Đòi lại TS khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự dồng ý của bên cho mượn.
Như vậy bên cho mượn là chủ sở hữu của TS và có quyền định đoạt đối với tài sản cho mượn, Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt đối với TS khi có sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định của pháp luật
Trong trượng hợp Hợp đồng mượn hàng hóa có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn thì hợp đồng mượn hàng hóa nêu trên thưc chất là hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán (tức bên cho mượn) phải xuất hóa đơn bán hàng cho bên mua (bên mượn)
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: