Đinh Thị Thu Hiền
Sản phẩm của doanh nghiệp được xem là đầu ra của quá trình sản xuất. Kết quả sản xuất được đánh giá có hiệu quả khi chất lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo về mặt khối lượng sản xuất ra và chất lượng của từng sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn. trong thực tế trên thị trường có nhiều loại sản phẩm, có sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, sản phẩm về sức khỏe, sản phẩm phục vụ cho an ninh quốc phòng… mỗi sản phẩm có những cách đánh giá kết quả khác nhau. Trong đó, cách đánh giá về những sản phẩm mang tính chất chỉ có duy nhất 1 thứ hạng phẩm cấp được quan tâm hơn cả bởi tính chất của những sản phẩm này là sản phẩm không được phép có sai sót, nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp và phát sinh thêm nhiều chi phí trong quá trình sửa chữa. Bài viết xin đề cập đến phương pháp tỷ lệ sai hỏng bình quân trong phân tích chất lượng của sản phẩm chứa 1 thứ hạng phẩm cấp.
1. Tỷ lệ sai hỏng bình quân
Là chỉ tiêu tính tổng hợp toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng so với tổng giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm. Tỷ lệ sai hỏng bình quân được sử dụng trong trường hợp có từ 2 sản phẩm trở lên.
Công thức tính: Ti = =
Trong đó: ti = => = Zi . ti
Với: T: tỷ lệ sai hỏng bình quân
Zi: tổng giá thành sản xuất của sản phẩm i
ti: tỷ lệ sai hỏng cá biệt của sản phẩm i
Trong công thức trên nếu đặt: ki =
ki: là tỷ trọng về giá thành sản xuất của sản phẩm i trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất, ta viết lại: T =
Như vậy, tỷ lệ sai hỏng bình quân là tổng hợp các tỷ lệ sai hỏng cá biệt của từng loại sản phẩm với tỷ trọng về giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Vì tổng hợp từ nhiều loại sản phẩm nên nó chứa đựng cả nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất trong kỳ. Nhân tố kết cấu sản phẩm hoàn toàn khách quan, không liên quan đến tình hình sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, do đó, cần phải loại trừ nhân tố này ra khỏi chỉ tiêu mới phản ánh đúng đắn tình hình sai hỏng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sai hỏng bình quân
Cấu thành trong chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bình quân gồm 2 nhân tố: nhân tố kết cấu sản phẩm (tính bằng giá thành sản xuất) và nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt của từng loại sản phẩm. Trong đó, nhân tố kết cấu sản phẩm là khách quan, chỉ có nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt là chủ quan, phản ánh tình hình sai hỏng sản phẩm trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất qua chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bình quân ta tiến hành như sau:
- Xác định đối tượng phân tích: là số chênh lệch của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. -
- Xác định mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố trên.
+ Nhân tố kết cấu sản phẩm:Dk = - = - Tk
+ Nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt:Dt = - = T1 -
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích: DT = Dk + Dt
Dựa vào ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt để đánh giá tình hình sai hỏng sản phẩm trong kỳ phân tích của doanh nghiệp. Nếu ảnh hưởng của nhân tố này âm (tức là giảm so với kỳ gốc) ta đánh giá tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất theo chiều hướng giảm, tức là chất lượng qủan lý sản xuất sản phẩm tốt hơn. Ngược lại, nếu ảnh hưởng của nhân tố này dương (tăng thêm so với kỳ gốc) ta đánh giá tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất diễn biến theo chiều hướng tăng, tức là chất lượng qủan lý sản xuất sản phẩm kém đi.
VD: Có tài liệu về tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp sau:(ĐVT: 1000đ)
Sản phẩm |
Năm trước |
Năm nay |
||
Giá thành sản xuất |
Chi phí sai hỏng |
Giá thành sản xuất |
Chi phí sai hỏng |
|
A B |
30.000 20.000 |
1.500 600 |
21.000 39.000 |
1.092 1.209 |
Căn cứ tài liệu trên, phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm sản xuất.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SAI HỎNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT (1.000 đ)
Sản phẩm |
Năm trước |
Năm nay |
||||||
Tổng giá thành s.x |
Tỷ trọng (%) |
Chi phí sai hỏng |
Tỷ lệ sai hỏng |
Tổng giá thành s.x |
Tỷ trọng (%) |
Chi phí sai hỏng |
Tỷ lệ sai hỏng |
|
A B |
30.000 20.000 |
60% 40% |
1.500 600 |
5% 3% |
21.000 39.000 |
35% 65% |
1.092 1.209 |
5,2% 3,1% |
Cộng |
50.000 |
100% |
2.100 |
4,2% |
60.000 |
100% |
2.301 |
3,835% |
Qua tài liệu phân tích ta thấy: Tỷ lệ sai hỏng bình quân năm nay giảm so với năm trước 0,365% (3,835% -4,2%) làm cho chi phí sai ỏng giảm: 60.000 x (-0,365%) = -219 nghìn đồng. Nếu xem xét tỷ lệ sai hỏng cá biệt từng loại sản phẩm năm nay đều tăng so với năm trước, trong khi đó tỷ lệ sai hỏng bình quân lại giảm. Điều này chứng tỏ tỷ lệ sai hỏng bình quân chưa phản ánh đúng thực chất tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm.
Do vậy, để phản ánh đúng đắn tình hình chất lượng sản xuất sản phẩm ta phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng sau:
- Ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm sản xuất: Dk = - Tk=
= (35% x 5% ) + (65% x 3%) - 4,2%= 3,7% - 4,2% = - 0,5%
- Ảnh hưởng của tỷ lệ sai hỏng cá biệt :Dt = T1 - = 3,835% - 3,7% = +0,135%
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:Dk + Dt = -0,5% + 0,135% = -0,365%.
Qua phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng trên ta thấy có đánh giá như sau:
- Do kết cấu sản phẩm sản xuất thay đổi làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm 0,5%, là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm B có tỷ lệ sai hỏng thấp và giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm A có tỷ lệ sai hỏng cao, đây là nhân tố khách quan không phản ánh chất lượng sản xuất sản phẩm.
- Do tỷ lệ sai hỏng cá biệt của từng sản phẩm thay đổi làm cho tỷ lệ sai hỏng bình quân tăng 0,135%, đây là nhân tố chủ quan thể hiện chất lượng sản xuất sản phẩm thực tế năm nay kém hơn năm trước; doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Tấn Bình, (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê
- Nguyễn Văn Công, (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân
- Phạm Thị Gái, (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân
- Nguyễn Năng Phúc, (2008) Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Trương Bá Thanh, (2005), Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp(Phần II), Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.
- Website: www.mof.gov.vn
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: