Ths. Võ Hồng Hạnh
Kê khai thiếu hóa đơn đầu ra là một trong những lỗi thường gặp phải của các kế toán viên. Trong trường hợp này phải xử lý như thế nào? Bên cạnh đó, còn có những quy định nào liên quan đến việc kê khai hóa đơn đầu ra mà doanh nghiệp cần biết? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Hoá đơn đầu ra là gì?
Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện toàn bộ nội dung: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn bán hàng sẽ được coi là hợp lệ và hợp pháp khi có đầy đủ các nội dung sau:
2. Quy định về kê khai thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12.
Về bản chất thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đại diện nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 về Nguyên tắc khai thuế, tính thuế quy định:
“1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Tại Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định kê khai với hóa đơn đầu vào như sau:
“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Như vậy, không kê khai hóa đơn đầu ra sẽ làm sai lệch kết quả của kê khai thuế và làm giảm số thuế phải nộp. hành vi này dẫn đến vi phạm quy định của Luật Quản lý thuế, luật thuế giá trị gia tăng khi phát hiện doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định.
3. Mức phạt không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế
Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vì lợi trước mắt nhiều doanh nghiệp vẫn trốn thuế gây sụt giảm nguồn ngân sách Nhà nước. Hành vi trốn thuế là vi phạm quy định của Pháp luật, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mức phạt về hành vi không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế cũng khác nhau.
Không kê khai hóa đơn đầu ra trong các trường hợp khác nhau sẽ xử phạt khác nhau.
(1) Trường hợp không lập hóa đơn đầu ra
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định mức phạt về việc không lập hóa đơn như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định trừ hành vi:
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.
Không lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động.
(2) Trường hợp phạt trốn thuế
Căn cứ theo quy định tại Theo Điều 17, Nghị định 125/2020 NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi trốn thuế đối với trường hợp không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế hoặc không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế mà có một tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Bên cạnh các mức phạt trên theo Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) mức phạt với tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại có thể lên tới 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Mức phạt có thể cao hơn nếu phạm tội có tổ chức, tái phạm nhiều lần và có thể bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
4. Cách xử lý để tránh hậu quả pháp lý khi không kê khai hoá đơn đầu ra
Không một công ty nào mong muốn phải gặp rắc rối về pháp luật. Vì vậy, việc phòng tránh và xử lý kịp thời khi phát hiện sai sót khi kê khai hoá đơn là điều rất cần thiết.
4.1. Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không
Doanh nghiệp nên có kế hoạch thực hiện việc rà soát, kiểm tra hoá đơn GTGT định kỳ mỗi tháng, để tránh những sai sót hoặc bỏ quên, không kê khai hoá đơn đầu ra. Nếu còn thiếu hoá đơn đầu ra chưa kê khai thì doanh nghiệp cần lập hoá đơn và kê khai bổ sung thuế càng sớm càng tốt.
4.2. Thực hiện kê khai hoá đơn đầu ra bổ sung
Cụ thể, đối với hóa đơn đầu ra, căn cứ theo thời điểm của việc xuất bán phát sinh kỳ nào thì người nộp thuế sẽ phải kê khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định. Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ kê khai gồm các tài liệu sau để được cơ quan thẩm tra và cho phép kê khai điều chỉnh theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư Số: 156/2013/TT-BTC:
– Hồ sơ thuế bổ sung đã điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định.
– Bản giải trình lý do sai sót theo mẫu 01/KHBS.
– Các tài liệu và số liệu liên quan nhằm chứng minh và hỗ trợ giải trình.
Khi nộp thuế khắc phục, ngoài các khoản phạt và đóng bổ sung, doanh nghiệp cũng cần xác định khoản phạt nộp chậm với công thức tính như sau:
Khoản phạt nộp chậm = Số thuế nộp thêm*0.03%*Số ngày chậm nộp.
4.3. Lưu ý về thời hạn kê khai hoá đơn đầu ra
Hoá đơn đầu ra giá trị gia tăng cần phải lập ngay khi doanh nghiệp cung ứng (chuyển quyền sở hữu) sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng bất kể đã thu được tiền hay chưa. Tuỳ đặc thù các loại sản phẩm, dịch vụ mà mốc thời gian xác định để lập hoá đơn đầu ra cũng có sự khác nhau.
Sau khi hoá đơn được lập, doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cần kê khai đầy đủ hoá đơn đầu ra vào đúng kỳ tính thuế mà hoá đơn phát sinh. Doanh nghiệp được lựa chọn thời hạn kê khai hoá đơn đầu ra theo tháng hoặc theo quý nếu đáp ứng đủ điều kiện sau (theo Điều 8 và Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP):
– Khai theo tháng áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng.
– Khai theo quý áp dụng với doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Đơn vị này cũng có thể lựa chọn khai theo tháng ổn định trong cả năm dương lịch.
– Những doanh nghiệp đang khai theo tháng nếu đủ điều kiện khai quý thì cần nộp văn bản đề nghị tới cơ quan thuế trước ngày 30/1 của năm muốn kê khai theo quý.
Kết luận
Việc nắm được những quy định mới về thời hạn khai thuế sẽ giúp các kế toán của doanh nghiệp tránh được tình trạng chậm trễ do không kê khai hoá đơn đầu ra đúng kỳ.
Tài liệu tham khảo:
Luatvietnam.vn
Ths. Võ Hồng Hạnh
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: