Nguyễn Thị Hồng Sương
Việc xác định các chiến lược có thể tối đa hóa giá trị thuần hiện tại của tổ chức, sự phân bố các nguồn vốn khan hiếm cho các dự án trong số các cơ hội cạnh tranh và giám sát chiến lược được chọn để đạt được các mục tiêu đặt ra. Áp dụng chiến lược tài chính đặc biệt đánh giá đầu tư trong công việc kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng, bài viết phân tích trên các khía cạnh sau:
Một dự án có được đầu tư hay không thì phải được xem xét trên khía cạnh tài chính và kinh tế xã hội. Dựa vào việc đánh giá hiệu quả tài chính - kinh tế thông qua sử dụng các công cụ phân tích tài chính, chúng ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, cơ cấu các nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi, lỗ lãi và những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư là cơ sở quan trọng để chủ đầu tư xem xét trước khi ra quyết định đầu tư. Bằng cách trình bày kết quả của các tính toán theo một hình thức đơn giản và minh bạch, doanh nghiệp sẽ có căn cứ và thông tin để lựa chọn phương án đầu tư. Bên cạnh đó mục tiêu của doanh nghiệp thường hướng đến một số vấn đề như tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu về chi phí, duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Các mục tiêu xã hội thông thường có tính chất rộng lớn hơn về quy mô ảnh hưởng của phương án.
Khi đã có mục tiêu rõ ràng, nhà quản trị sẽ thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả để ra quyết định chọn lựa phương án đầu tư. Quyết định chọn lựa những phương án thường tồn tại dưới hai hình thức: một là đề xuất đưa ra các đề xuất về thứ tự ưu tiên cho các dự án đầu tư loại trừ lẫn nhau hai là xác đinh đối tượng của việc phân chia vốn trong một thời kỳ cho phù hợp.
Thông tin được xem là thích hợp cho việc ra quyết định là những thông tin sẽ chịu ảnh hưởng bởi quyết định đưa ra. Các đánh giá đầu tư dựa trên việc phân tích hợp lý các thông tin đến từ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, cũng như các thông tin liên quan đến tài chính và phi tài chính. Bằng việc tính toán và phân tích tính khả thi về kỹ thuật, thương mại, tài chính và hoạt động của dự án thông qua việc sử dụng các phương pháp giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn và thu nhập trên vốn đầu tư cùng với việc cân nhắc các giải pháp về nguồn lực, để có thể ứng biến với những rủi ro trong đầu tư dài hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến các giải pháp thay thế cho các quy trình truyền thống khi đánh giá các dự án mới. Điều này có thể bao gồm các quy trình duyệt theo từng giai đoạn, ngân sách riêng và các chiến lược quản lý danh mục. Khi sử dụng đầu ra của bản đánh giá một dự án đầu tư tiềm năng cho các mục đích báo cáo tài chính, cần thiết phải tham khảo việc sử dụng các yếu tố chiết khấu và các giá trị hiện tại thuần trong Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hoặc trong GAAP tại địa phương.
Để ra quyết định đầu tư thì yêu cầu trước hết phải thiết lập một hoặc tập hợp các mục tiêu dài hạn định hướng cho việc ra quyết định. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, một doanh nghiệp có thể có những mục tiêu khác nhau. Mọi phương án đầu tư dài hạn đều liên quan đến chi phí và lợi nhuận. Đó là vốn, vật chất, nhân lực… và sản phẩm của phương án như các loại hàng hóa, dịch vụ. Để thuận lợi trong việc so sánh các phương án đầu tư, người ta thường lượng hóa bằng các giá trị qua các đơn vị tiền tệ. Dòng chi phí, thu nhập thường phát sinh ở những thời điểm khác nhau.
Do đó, khi so sánh đánh giá vốn đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần phải xem xét đến vấn đề giá trị theo thời gian của đồng tiền. Tính toán rủi ro dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm, nhận biết các dòng tiền có thể biến động lớn như thế nào trước khi vụ đầu tư không còn khả thi nữa. Chọn lựa lãi suất chiết khấu dựa trên cơ sở chi phí vốn bình quân của tổ chức, cộng với yếu tố rủi ro có hệ thống áp dụng cho các dòng tiền trong tương lai, phụ thuộc vào bản chất của dự án đầu tư.
Doanh nghiệp cần cân nhắc về thông tin phi tài chính như: thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh,… để hình thành việc phân tích lợi –ích chi phí một cách toàn diện của các quyết định đầu tư. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính , một quyết định có giá trị hiện tại thuần của phương án là một số âm nhưng vẫn được đầu tư vì tác động của nó đến lợi ích của xã hội. Sau quá trình đầu tư, doanh nghiệp sẽ tiến hành các cuộc hậu kiểm và đánh giá về các lợi ích thực tế được hiện thực hóa so với giá trị dự tính.
Tên khách hàng (đầy đủ và viết tắt) |
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÀNH PHÁT |
Địa chỉ đăng ký kinh doanh |
202 Đống Đa, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng |
Điện thoại |
0236.540656 |
Fax |
0236.540656 |
Địa điểm nơi sản xuất kinh doanh |
|
Loại hình doanh nghiệp |
Công ty cổ phần |
Vốn điều lệ |
30.660.000.000 đồng |
Trong đó vốn Nhà nước tham gia |
0 |
Ngành nghề kinh doanh hiện tại |
Khảo sát các công trình xâydựng, lập hồ sơ và thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, khu dân cư, thiết kế công trình xây dựng. Quản lý điều hành dự án. Kinh doanh du lịch lâm thuỷ hải sản, vận tải hàng hoá, mua bán, cho thuê đất. |
Sản phẩm, hàng hoá dịch vụ dự tính đầu tư |
Khai thác mỏ đá, mỏ than. |
Tên người đại diện theo pháp luật |
Trần Quang Minh |
Chức vụ |
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ |
CMND (Số, ngày, nơi cấp) |
201409553 ngày 27/03/2007 tại Công an thành phố Đà Nẵng |
Địa chỉ thường trú |
124 Quang Trung, Quận Hải Châu,TP Đà Nẵng |
Các chứng nhận và giải thưởng về chất lượng, môi trường… đã được cấp |
- |
Kiểm toán Báo cáo tài chính |
- |
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính - kinh tế thông qua sử dụng các công cụ phân tích tài chính, chúng ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, cơ cấu các nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi, lỗ lãi.
Phân tích một số khoản mục trên Bảng cân đối kế toán:
CHỈ TIÊU |
Năm 2021 |
Tỷ trọng |
2022 |
Tỷ trọng |
Tăng trưởng |
TÀI SẢN |
|
|
|
|
|
A. Tài sản ngắn hạn |
28.823.271 |
29,21% |
31.274.473 |
27,03% |
8,50% |
Tiền và các khoản tương đương tiền |
12.232.244 |
|
9.440.159 |
|
-22,83% |
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn |
25.573 |
|
3.389.292 |
|
13153,40% |
Các khoản phải thu ngắn hạn |
7.487.345 |
|
7.657.454 |
|
2,27% |
Hàng tồn kho |
8.694.200 |
|
10.183.996 |
|
17,14% |
Tài sản ngắn hạn khác |
383.909 |
|
603.572 |
|
57,22% |
B. Tài sản dài hạn |
69.859.998 |
70,79% |
84.432.837 |
72,97% |
20,86% |
Các khoản phải thu dài hạn |
7.436 |
|
68.901 |
|
826,59% |
Tài sản cố định |
69.129.827 |
|
83.242.963 |
|
20,42% |
Bất động sản đầu tư |
|
|
|
|
|
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn |
286.023 |
|
531.753 |
|
85,91% |
Tài sản dài hạn khác |
436.712 |
|
589.220 |
|
34,92% |
Tổng cộng tài sản |
98.683.269 |
|
115.707.310 |
|
17,25% |
NGUỒN VỐN |
|
|
|
|
|
A. Nợ phải trả |
58.063.554 |
58,84% |
66.571.724 |
57,53% |
14,65% |
Nợ ngắn hạn |
12.754.989 |
|
16.802.783 |
|
31,73% |
Nợ dài hạn |
45.308.565 |
|
49.768.941 |
|
9,84% |
B. Nguồn vốn chủ sở hữu |
40.619.715 |
41,16% |
49.135.586 |
42,47% |
20,96% |
Vốn chủ sở hữu |
39.875.020 |
|
47.646.664 |
|
19,49% |
Nguồn kinh phí và quỹ khác |
744.695 |
|
732.861 |
|
-1,59% |
Lợi ích của cổ đông thiểu số |
|
|
756.061 |
|
|
Tổng cộng nguồn vốn |
98.683.269 |
|
115.707.310 |
|
17,25% |
Đánh giá quy mô tổng tài sản (TS) - nguồn vốn (NV) tăng qua các năm, Tổng TS-NV cuối năm 2022 là 115.707.310 trđ, tăng 17,25% so với đầu năm. Tài sản tăng chủ yếu do tài sản cố định (TSCĐ), tài sản ngắn hạn (TSNH) tăng, đối ứng với Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu (CSH) tăng. Kết cấu Nguồn vốn – tài sản hợp lý với TS dài hạn được tài trợ từ 58,2% Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn; TS ngắn hạn được tài trợ từ Nợ ngắn hạn chiếm 41,8% nguồn vốn CSH.Cơ cấu sử dụng vốn hợp lý và cân đối. Vốn chủ sở hữu cuối năm 2022 là 49.135.586 trđ, tăng 19,5% so với năm 2021, chiếm 42,5% Tổng Nguồn Vốn ở mức độ vừa phải, khả năng tự chủ tài chính trung bình. Vốn chủ sở hữu bao gồm Vốn chủ sở hữu, Nguồn kinh phí và quỹ khác và lợi ích của cổ đông thiểu số.
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Khoản mục |
Giá trị |
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ |
12.232.244 |
Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động sxkd |
356.471 |
Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động đầu tư |
(17.936.558) |
Chênh lệch dòng tiền thu, chi từ hoạt động tài chính |
14.788.002 |
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ |
9.440.159 |
Các khoản mục lưu chuyển tiền tệ cho thấy trong năm Doanh nghiệp chủ yếu huy động tiền từ hoạt động tài chính (tăng vốn góp, nợ vay) để sử dụng cho hoạt động đầu tư (tăng TSCĐ). Lưu chuyển tiền tệ phản ánh đúng hoạt động của Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là đang thu hút các nguồn vốn để thực hiện công trình theo kịp tiến độ.
Khả năng tạo tiền của bình thường, tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động và tài chính nhưng không bù đắp sự thiếu hụt từ đầu tư.
+ Thông tin thích hợp
Các đánh giá đầu tư dựa trên việc phân tích hợp lý các thông tin đến từ nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, cũng như các thông tin liên quan đến tài chính và phi tài chính. Thông qua việc tính toán các chỉ số hiện giá thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, thời gian hoàn vốn cùng với việc cân nhắc các giải pháp về nguồn lực, để có thể ứng biến với những rủi ro trong đầu tư dài hạn.
Chỉ số |
Giá trị |
Hiện giá thu nhập ròng (NPV) |
12.450 trđ |
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) |
9,5% |
Thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu |
15 năm 1 tháng. |
NPV của dự án là dương (+) 12.450 trđ > 0, IRR là 9,5%> Suất chiết khấu 8,88% do đó dự án đầu tư hiệu quả về mặt tài chính. Dự án đầu tư của doanh nghiệp phần nào giải quyết áp lực về cung nguồn ứng khoáng sản. Mặc dù có NPV thấp nhưng ngoài hiệu quả về tài chính, dự án còn mang lại hiệu quả đối với nền kinh tế và xã hội, do đó việc đầu tư dự án là rất cần thiết.
Thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu là 15 năm 1 tháng là phù hợp vì dự án đầu tư của ngành khai thác khoáng sản điện thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư rất dài .
Tính toán rủi ro dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm, nhằm xác định những thông số có ảnh hưởng đáng kể đến tính khả thi của dự án và lượng hóa mức độ ảnh hưởng này. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với dự án trên ,khảo sát độ nhạy của dự án với các thông số dễ biến động: Tổng mức đầu tư và giá bán.
Trường hợp 1: Tổng dự toán tăng đến 4,6% (277.945 trđ)
Trường hợp 2: Giá bán giảm 5,7%
Dự án chỉ không có hiệu quả trong trường hợp Tổng dự toán tăng hơn 5% đồng thời nguồn cung giảm hơn 6%; hoặc giá bán giảm hơn 6% đồng thời nguồn cung giảm hơn 6%. Phân tích độ nhạy cho thấy dự án khá nhạy cảm với 02 thông số là Tổng mức đầu tư, giá. Tuy nhiên giá bán khoáng sản thời gian tới dự kiến sẽ tăng, tổng dự toán có thể tăng do chỉ số tăng giá của các vật tư, nhưng khả năng nguồn cung giảm hơn 6% là khó xảy ra, do đó rủi ro của dự án thấp.
Doanh nghiệp cần cân nhắc về thông tin phi tài chính như: thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh,kênh phân phối sản phẩm… để hình thành việc phân tích lợi –ích chi phí một cách toàn diện của các quyết định đầu tư.
Kênh phân phối |
% so với tổng doanh thu |
Xu hướng tăng, giảm |
Cung cấp trực tiếp cho khách hàng |
90% |
Tăng |
Bán lẻ |
10% |
Tăng |
Sau khi được cấp phép khai thác khoáng sản tại các mỏ than, mỏ đá, công ty đã ký hợp đồng với các đơn vị khác trực tiếp đứng ra khai thác, sau đó Công ty sẽ đứng ra thu mua tại mỏ, sau đó vận chuyển trực tiếp cho bên mua. Ngoài nhứng khách hàng trên thì công ty còn bản lẻ cho một số đối tương khách hàng trong khách hàng khu vực, nhưng tỷ lệ không đáng kể. Mạng lưới hoạt động của công ty chủ yếu là khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên.
Hàng hoá, nguyên vật liệu và các nhà cung cấp chủ yếu:
Khoản mục |
Ước lượng số lượng sử dụng |
Nhà cung cấp |
Trong nước hoặc nhập khẩu |
Khai thác than |
29000 tấn/năm |
Mỏ than của công ty được UBND huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam cấp vùng đất khai thác vào ngày 12/09/2006 tại núi Ngọc Kinh, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc |
Trong nước |
Khai thác đá |
60.000 tấn/ năm |
Mỏ đá công ty khai thác được UBND huyện Minh Hoá cho phép khai thác vào ngày 30/08/2006 tại xã Thượng Hoá, huyện Minh hoá , tỉnh Quảng Bình |
Trong nước |
Hiện nay nhu cầu xây dựng trong thành phố Đà Nẵng ngày càng nâng cao, đi theo đó là nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng gia tăng theo, đây cũng là một nghành kinh doanh đầy tiềm năng. Đầu vào cung cấp cho các công ty là những doanh nghiệp nổi tiếng, có uy tín lâu năm trên thị trường vật liệu xây dựng như: Công ty Minh Toàn, Cửa hàng Phương Thuỳ, Cửa hàng Anh Khôi… Mỏ than của công ty được UBND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cấp phép. Qua đó công ty được chủ động đầu tư và khai thác trong vòng 3 năm kể từ thàng 09/2006. Sau khi được cấp giấy phếp khai thác, công ty ký hợp đông với các chủ lò về số lượng, chủng loại, khối lượng để đứng ra khai thác các lò than này. Sản phẩm khai thác ra lò, sau đó vận chuyển tới người mua. Sản lượng khai thác hàng tháng tại mỏ than khoảng 2.400m3, hàng năm công ty dự tính khai thác than đá khoảng 29.000m3.
KẾT LUẬN
KTQTCL đầu tư là hệ thống thông tin KTQT được dùng để hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định mang tính chiến lược đầu tư dự án khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Đó cũng là nguyên nhân của sự gia tăng ngày càng nhiều các nghiên cứu về các kỹ thuật KTQTCL nói chung khi áp dụng trong các DN tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Thiều (2016), Kế toán quản trị chiến lược trong DN, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, 4 (153), 25-27
2. Phan Thị Thùy Nga (2020), Kế toán quản trị chiến lược – góc nhìn về nghiên cứu và vận dụng, tập 129, số 5B, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Kinh tế và Phát triển.
3. Bromwich, M. (1990). “The Case for Strategic Management Accounting: The Role of Accounting information for Strategy in Competitive Markets”, Accounting Organizations and Society, Vol. 15 No.1/2, pp. 27-46;
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: