Dương Thị Thanh Hiền
IFRS (International Financial Reporting Standards) là bộ chuẩn mực về lập và trình bày BCTC được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, giúp nâng cao tính minh bạch và khả năng so sánh với nhau của BCTC. Bên cạnh đó, áp dụng IFRS trong lập BCTC còn giúp nâng cao chất lượng quản trị và thông tin, giúp hoạt động của DN hiệu quả hơn. Do đó các trường đại học, trong đó có Đại học Duy Tân cần có những định hướng và kế hoạch cụ thể cho việc tích hợp IFRS vào giảng dạy trong chương trình kế toán, kiểm toán hiện nay.
1. Giới thiệu
IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế. Nội dung được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận là Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). Sự ra đời của IFRS cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. Có thể nói đây là hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC. Hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Đến nay, IFRS đã trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến nhất trên toàn cầu.
Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới. Các quốc gia nên ưu tiên chấp nhận IFRS hơn là xây dựng các thông lệ kế toán theo điều kiện của từng nước. Bởi các chuẩn mực này được quốc tế chấp nhận rộng rãi. Và được vận dụng linh hoạt trong việc hợp nhất những thông lệ tốt nhất trên thế giới. Những năm qua, Ngân hàng Thế giới đã chấp nhận IFRS. Và dựa theo nội dung làm cơ sở cho việc trình bày các BCTC được đệ trình của những khách hàng sử dụng các khoản vay và tín dụng của Ngân hàng này.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa này, yêu cầu về hội tụ kế toán quốc tế ngày càng quan trọng, vì vậy bộ chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế IAS/IFRS đã ngày càng chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, theo định hướng của Bộ Tài chính, các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ dần chuyển đổi từ VAS/VFRS sang IFRS và đến 2025 phải hoàn tất quá trình chuyển đổi. Do đó, nhu cầu đào tạo các kế toán viên có trình độ chuyên môn và hiểu biết về IFRS là yêu cầu tất yếu của các trường đại học và cao đẳng hiện nay, điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) và phương pháp đào tạo kế toán phù hợp với IFRS nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội.
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2019 đến năm 2021)
Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án nhằm đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…
Giai đoạn 2 – giai đoạn thử nghiệm (từ năm 2022 đến năm 2025)
Bộ Tài chính lựa chọn một số doanh nghiệp (công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết) để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS. Doanh nghiệp FDI được phép tự nguyện áp dụng IFRS cho báo cáo tài chính riêng. Khi doanh nghiệp FDI đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế,cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Giai đoạn 3 – giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS (từ sau năm 2025)
Các công ty bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS, bao gồm: tất cả các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước, tất cả các công ty niêm yết, tất cả các công ty đại chúng có quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết, các doanh nghiệp khác là công ty mẹ có quyền tự nguyện lập BCTC hợp nhất theo IFRS. DN cũng được tự nguyện lập báo cáo tài chính riêng theo IFRS khi doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
2. Lợi ích của việc áp dụng IFRS
IFRS hiện đã dần phổ biến với nhiều lợi ích mang lại cho người làm Kế toán – Tài chính nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung. Bao gồm các tính chất nổi trội sau:
Là “ngôn ngữ” chung
Trong bối cảnh kế toán được xem là một ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu. Việc cho phép áp dụng IFRS sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ sở hữu, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có công cụ đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung. Từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Việc áp dụng IFRS sẽ tạo điều kiện để DN đủ điều kiện niêm yết trên thị trường quốc tế. Hoặc nhận được các khoản vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, …). Thấu hiểu IFRS là gì sẽ giúp áp dụng IFRS, từ đó sẽ tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc kế toán nhiều loại công cụ tài chính, tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý.
Đối với thị trường sơ cấp: Các ngân hàng và tổ chức tài chính có căn cứ pháp lý rõ ràng để hạch toán các loại công cụ tài chính được phát hành mới như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Đối với thị trường thứ cấp: hệ thống chuẩn mực BCTC về công cụ tài chính được ban hành đầy đủ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính phái sinh như một loại chứng khoán trên sàn giao dịch tập trung. Đặc biệt, việc áp dụng IFRS là một trong những yếu tố để nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC
Thấu hiểu IFRS là gì và áp dụng IFRS sẽ nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC. Qua đó, giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư do IFRS yêu cầu các khoản mục của BCTC phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất hơn là hình thức. Từ đây, tác động của hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán được giảm thiểu và làm tăng khả năng so sánh giữa BCTC của DN tại Việt Nam với các DN khác trong khu vực và thế giới.
IFRS yêu cầu trình bày và thuyết minh chi tiết về những rủi ro mà DN có thể gặp phải như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách… nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư, chủ nợ khi quyết định đầu tư vào DN. IFRS cũng yêu cầu áp dụng nhiều mô hình tài chính để xác định giá trị tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi, giá trị sử dụng, giá trị thời gian, giá trị nội tại…
Vì vậy, thông tin tài chính được cung cấp trên nền tảng IFRS sẽ giúp các DN đánh giá được tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo. Đồng thời, cũng giúp ban giám đốc có được những thông tin phục vụ tốt hơn cho việc dự báo kết quả hoạt động và dòng tiền trong tương lai. Từ đó có căn cứ và công cụ để thực hiện công tác quản trị, điều hành phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tóm lại, khi áp dụng IFRS, các DN nói chung sẽ phát sinh một số chi phí đầu tư ban đầu phục vụ cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực. Đồng thời, cũng thay đổi hệ thống thông tin, phần mềm kế toán. Mặc dù, các chi phí đầu tư ban đầu là tương đối lớn. Nhưng xét về lâu dài thì những lợi ích từ việc minh bạch hóa thông tin, thu hút nhà đầu tư không những sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn các chi phí ban đầu mà còn giúp DN phát triển ổn định, bền vững.
3. Việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo tại đại học Duy Tân
Nhằm chuẩn bị kiến thức cần thiết cho công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. IFRS sẽ rất cần thiết đối với nhân sự làm công tác kế toán, đặc biệt, tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty kiểm toán. Vì vậy việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo là việc làm cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Theo nghiên cứu của các tác giả Dương Hoàng Ngọc Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Oanh, Ung Hiển Nhã Thi trong bài viết “Tích Hợp IFRS Vào Chương Trình Đào Tạo Chuyên Ngành Kế Toán, Kiểm Toán Của Trường Đại Học Tài Chính – Marketing” đã gợi ý các hàm ý, chính sách như:
Hoàn thiện hồ sơ thực hiện thay đổi: Khoa cần xây dựng kế hoạch chuẩn bị, tăng cường tuyên truyền cho sinh viên về tính cấp thiết và lợi ích mà IFRS mang lại cho cơ hội nghề nghiệp trong tương lai thông qua các hội thảo, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm… xây dựng CTĐT cần có sự tham chiếu, so sánh với các trường đại học trong nước và trên thế giới, và các tổ chức nghề nghiệp để tích hợp cao nhất các nội dung của IFRS.
Tăng cường nhận thức về phương pháp giảng dạy hiện đại: Khoa có thể tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn giảng viên nhanh chóng chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy kế toán dựa trên quy tắc như hiện nay sang phương pháp giảng dạy kế toán dựa trên nguyên tắc. Mời các chuyên gia đào tạo IFRS tập huấn cho giảng viên về đào tạo IFRS, hướng đến mô hình đào tạo kế toán gắn liền với IFRS trong thời gian sắp tới.
Tăng cường nguồn lực hỗ trợ đổi mới: Nâng cao năng lực tiếng Anh của giảng viên và sinh viên, có thể xem xét phương án sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy chính bởi phần lớn tài liệu IFRS sẵn có được biên soạn bằng tiếng Anh, do đó có thể hiểu rõ được bản chất dựa trên nguyên tắc của IFRS mà không bị phụ thuộc vào chất lượng bản dịch.
Kết hợp hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài: Khoa cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA… và được sự tài trợ của các tổ chức nghề nghiệp trong việc đào tạo giảng viên giảng dạy IFRS và nguồn tài liệu IFRS.
Tài liệu tham khảo
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: