Nguyễn Thị Khánh Vân – Khoa Kế toán - Đại học Duy Tân
Trong các tài liệu về kiểm toán đầu thế kỷ 20, thuật ngữ kiểm soát nội bộ bắt đầu được đề cập. Tiếp sau đó là nghiên cứu và hàng loạt các báo cáo, hướng dẫn, chuẩn mực được công bố với nội dung về thiết lập và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Xem xét các quan điểm khác nhau về hệ thống kiểm soát nội bộ là một nội dung không thể thiếu, là một vấn đề cơ bản trong nghiên cứu kiểm toán hiện đại.
Các quan điểm về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về kiểm soát nội bộ có thể kể đến như:
Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ của Hội đồng quốc gia phòng chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ công bố báo cáo năm 1992 (COSO - 1992) đã đã tạo lập nền tảng lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ. Theo đó, báo cáo COSO 1992 đã thống nhất định nghĩa kiểm soát nội bộ và cung cấp một hệ thống tiêu chuẩn giúp đơn vị có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và tìm giải pháp hoàn thiện. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một quá trình do con người quản lý, nhà quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện 3 mục tiêu: báo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. (COSO 1992)
Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountant - EAA) định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:
“Một hệ thống kiểm soát toàn diện có kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm:
- Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả;
- Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;
- Giữ an toàn tài sản;
- Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẻ của hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ.”
Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certificated Public Accountant - AICPA) định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau:
“kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp và đo lường được thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountant - IFAC) thì:
“Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. hệ thống kiểm soát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được MT một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”.
Trong khu vực công, kiểm soát nội bộ được đặc biệt chú trọng bởi nó là đối tượng của kiểm toán Nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố
chính thức về hướng dẫn kiểm soát nội bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp. tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm soát nội bộ cho KVC. Tài liệu này của INTOSAI đã tích hợp đầy đủ những lý luận cơ bản theo báo cáo của COSO và trình bày những vấn đề đặc thù của KVC. Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa là “một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức . Quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức ” (INTOSAI GOV 9100)
Tài liệu tham khảo
Decker JL, 2012. Internal controls for public sector entities, Journal of
Business case studies, March/April 2012.
International Organization of Supreme Audit Institutions, 2004. Guidelines for
Internal Control Standards for the Public Sector
US General Accounting Office, 1999, Standards for Internal Control in the
Federal Government
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: