PHÍ TÍN DỤNG TAI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
1. Vì sao trả nợ trước hạn tại các Ngân hàng thương mại cổ phần lại bị thu phí tín dụng?
Theo Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng, các TCTD được phép thu các khoản phí liên quan đến cho vay như sau: (i) phí trả nợ trước hạn, (ii) phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng, (iii) phí thu xếp để ký kết hợp đồng đồng tài trợ trong trường hợp cho vay hợp vốn (iv) phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cho vay.
Về bản chất kinh tế, phí trả nợ trước hạn là biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng tín dụng của người vay để bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn của các Ngân hàng thương mại cổ phần trong thời gian các Ngân hàng thương mại cổ phần sắp xếp đưa số tiền này ra cho vay khách hàng khác. Vì vậy, việc thu phí trả nợ trước hạn của các Ngân hàng thương mại cổ phần không trái với quy định pháp luật hiện hành. Tại tỉnh ta, một số các Ngân hàng thương mại cổ phần có thu phí trả nợ trước hạn trong một số trường hợp cụ thể, nhưng không thu phí trả nợ trước hạn đối với hộ vay sản xuất nông nghiệp hoặc trường hợp trả nợ trước hạn nhằm mục đích vay lại khoản vay mới.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều thu phí trả trước hạn, nhưng cách tính thì khác nhau. Với một số ngân hàng cổ phần, phí được tính theo nguyên tắc thời hạn trả trước càng dài thì phí càng cao. Với những ngân hàng tính theo cách này, nếu khách hàng vay dài hạn chỉ trả trước một số kỳ thì mức phí không nhiều, nhưng muốn trả dứt nợ gốc nhằm giảm tiền lãi phải nộp thì phí phạt “ngang ngửa”, thậm chí còn cao hơn nếu thời hạn vay còn dài
Một chuyên gia kinh tế cho rằng, để tránh bị phạt những khoản phí nêu trên, trước hết về phía khách hàng nên cố gắng tuân thủ đúng các thoả thuận đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng, khách hàng nên đến thương lượng với phía nhà băng để làm sao có thể đóng mức phạt thấp nhất. "Điều quan trọng là nên đọc kỹ hợp đồng trước khi ký"
Theo thông lệ quốc tế, việc thu các khoản phí phạt nêu trên là bình thường và được quy định trong hợp đồng. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cũng thông tin, trên thực tế, phí trả nợ trước hạn hay các loại phí phạt khác thực chất là biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng tín dụng của người vay để bù đắp chi phí trả lãi huy động vốn của tổ chức tín dụng trong thời gian họ sắp xếp đưa số tiền này ra cho vay khách hàng khác. Vì vậy, việc thu các loại phí của các nhà băng không trái với quy định pháp luật hiện hành.
Tại Techcombank, người vay trả vốn trước 1/2 thời gian vay theo hợp đồng mức phí là 2,2% tính trên số tiền trả trước hạn, từ 1/2 đến 2/3 thời gian vay mức phí còn 1,1%. Sau 2/3 thời gian vay nếu trả trước hạn thì không còn phải đóng phí. Ngân hàng An Bình có mức phí 1,5% trên số tiền trả trước hạn nếu khách hàng trả trước 1/2 thời gian vay, và 1% nếu sau 1/2 thời gian của hợp đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng An Bình giới hạn mức phí cao nhất không quá 10 triệu đồng mỗi lần, thấp nhất 100.000 đồng. Tại ngân hàng ACB, cách tính phí trả nợ trước hạn là 0,2%/tháng trên số tiền trả trước hạn nhân với số ngày trả trước hạn. Với khoản vay tín chấp, hầu hết ngân hàng không chấp nhận trả từng phần, chỉ cho tất toán một lần, mức phí 3% trên số dư còn lại.
Trong khi nhiều NH cổ phần thu phí trả trước hạn cao thì một số NH như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Eximbank, VietABank… không thu loại phí này. Thừa nhận việc trả vốn trước hạn có gây bị động cho ngân hàng, tuy nhiên ông Huỳnh Song Hào, phó giám đốc Vietcombank TP.HCM, cho biết ngân hàng chưa có chủ trương thu phí này. Theo ông, trong bối cảnh làm ăn khó khăn hiện tại, đó cũng là cách ngân hàng chia sẻ khó khăn cùng với khách hàng.
Trong khi đó, các ngân hàng thu phí cho rằng phí là cách bù đắp một phần nguồn thu. Theo giám đốc khối khách hàng cá nhân một NH cổ phần,
2. Biện pháp tiết giảm được chi phí đối với các khoản thanh toán trước hạn
Đứng ở vị thế của người đi vay tiền, khách hàng thường muốn nhanh chóng ký vào hợp đồng tín dụng để mau được việc. Chính vì vậy không ít người vô tình chỉ kiểm tra qua loa hoặc không hỏi kỹ quy định phí phạt trả nợ trước hạn, dẫn đến cách tính phí không rõ ràng, mập mờ hoặc quá cao.
Các ngân hàng được phép thu phí trả nợ trước hạn theo Thông tư số 05/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Còn việc thu mức phí bao nhiêu là tùy thuộc vào từng ngân hàng và do người vay thỏa thuận với ngân hàng. Điều quan trọng là khách hàng cần hỏi cụ thể, rõ ràng trước khi ký hợp đồng để tránh bị thiệt.
Cẩn thận với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng, một số ngân hàng thương mại cổ phần đang áp dụng mức phí phạt dao động từ 0,75% - 1,25% nhân với số dư nợ còn lại. Một số ngân hàng thương mại cổ phần tính khoản phí phạt này theo tỉ lệ giảm dần, chẳng hạn năm đầu tiên từ thời điểm giải ngân mà tất toán trước hạn phí phạt là 3% trên tổng dư nợ còn lại, năm thứ 2 là 2% và năm thứ 3 giảm xuống còn 1%...
Với khoản vay ưu đãi đang được các ngân hàng thương mại cổ phần quảng bá rầm rộ thời gian qua từ 5.99%/năm, 6,99%/năm… khách hàng thường được yêu cầu không được trả nợ trước hạn trong một thời gian nhất định. Nếu không sẽ phải đóng phí phạt và bồi hoàn tiền khuyến mãi lãi suất cho ngân hàng thương mại cổ phần. Khách hàng cần được chuyên viên tư vấn của ngân hàng thương mại cổ phần giải thích rõ ràng và yêu cầu được giải thích rõ, bởi một số nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần vì muốn thu hút khách hàng, đẩy tín dụng mà “lơ là” không tư vấn.
Một số khoản phí được áp dụng để ngân hàng thương mại cổ phần cho vay là đã thu được lợi nhuận, bất kể khách hàng trả nợ đúng hạn hay tất toán trước hạn. Thậm chí, có ngân hàng thương mại cổ phần còn dùng “chiêu” đến ngày nhắc nợ nhưng không thông báo, mà để qua vài ngày mới nhắc nhằm thu lãi phạt từ khách hàng.
Chính vì vậy, các chuyên gia kinh tế và đại diện một số ngân hàng thương mại cổ phần khuyến cáo khách hàng khi vay vốn cần đọc kỹ hợp đồng tín dụng, nhất là các điều khoản liên quan đến việc phạt trả nợ trước hạn, phí bồi hoàn tiền ưu đãi lãi suất, lãi suất sau thời gian hưởng ưu đãi.... Trong khế ước nhận nợ sẽ ghi rõ các khoản phí, hoặc nếu ghi “theo quy định của ngân hàng thương mại cổ phần ” thì khách hàng nên hỏi nhân viên tư vấn rõ ràng các điều khoản trên.
Ths. Mai Thị Quỳnh Như
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: