THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VẬN DỤNGCHO VIỆT NAM
Ths. Nguyễn Thị Tấm
Khoa Kế toán – Trường Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
Thế nào là thất thu thuế xuất nhập khẩu, thực trạng các biện pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, kinh nghiệm nào của quốc tế có thể áp dụng cho việc chốngthất thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam,các biện pháp chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam đang áp dụng cần bổ sung và hoàn thiện những vấn đềgì?Đây là những câu hỏi cần phải có lời giải đáp. Bài báonày đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng chống thất thu thuế ở một số quốc gia trên thế giới như: Pháp, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và đề xuất một số các giải pháp về chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa:thất thu thuế, thuế xuất nhập khẩu, Việt Nam, bài học
1. Thực trạng chống thất thu thuế XNKtại một số quốc gia trên thế giới
-Thực trạng chống thất thu thuế XNK ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế nhậpkhẩu, đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi thông quan hàng hóa hoặcphải có ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế. Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hànghóa nhập khẩu phải có sự chấp thuận của cơ quan hải quan. Quy trình nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Hàn Quốc gồm 4 bước: Cơ quan Hải quan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế, thực hiện lệnh thu thuế; bán tàisản tịch biên và trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản. Quy trình 4 bước có thể tóm tắt như sau:
- Sau 15 ngày kể từ ngày đến ân hạn của số thuế phải nộp, cơ quan Hảiquan sẽ ra thông báo yêu cầu nộp thuế và chuyển tới đối tượng nộp thuế để thông báo cho đối tuợng nộp thuế biết. Sau khi thông báo được ban hành, nếu đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra thu nhậpvà tài sản của đối tượng nợ thuế thông qua hệ thống quản lý thuế (TIS).
- Lệnh thu thuế là việc tịch biên tài sản hợp pháp của đối tuợng nộp thuế đểthanh toán trả cho khoản nợ thuế. Nếu thuế không được nộp đầy đủ sau khi thông báo thì cơ quan Hải quan có thể tịch biên và bán bất kỳ tài sản cá nhânhoặc bất động sản nào mà đối tượng nộp thuế sở hữu hoặc quan tâm tới.
- Quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp chưa nộp thì cơ quan Hải quanchuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sảnchờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này thường domột công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện. TạiHàn Quốc, công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) đã duợc ký kết với cơ quan Hải quan Hàn Quốc để thực hiện công việc này.
- Sau khi bán tài sản, cơ quan Hải quan trước hết sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số tiền cònlại sẽ được sử dụng để nộp thuế. Nếu số thuđược từ việc bán tài sản thấp hơntổng số thuế, chi phí của việc tịch biên, bán tài sản thì đối tuợng nộp thuế sẽ tiếptục phải nộp số thuế còn thiếu. Ngược lại, cơ quan Hải quan sẽ ra thông báo cho đối tuợng nộp thuế số tiền còn thừa và hướng dẫn để đối tượng nộp thuế làm thủtục xin hoàn thuế.
Ngoài ra, để phòng ngừa chống gian lận thương mại và thất thu thuế, Hảiquan Hàn Quốc tập trung xây dựng đội ngũ thanh tra thuế và kiểm tra sau thôngquan. Ðây là những đơn vị có chức năng phòng ngừa rất lớn trong việc hướngdẫn, kiểm tra doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách về thuế. Việc phối hợpcủa Hải quan Hàn Quốc với các cơ quan kiểm soát nội địa cũng góp phần khôngnhỏ trong công tác chống gian lận thương mại và thất thu thuế.
-Thực trạng chống thất thu thuế XNK ở Trung Quốc
Công tác quản lý thuế của Trung Quốc cũng phát sinh tình trạng nợ đọngthuế. Quy trình thu nợ thuế của Hải quan Trung Quốc gồm 4 bước: Cơ quan Hảiquan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế; thực hiện lệnh thu thuế; bán tài sản bịtịch biên và trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản. Quy trình 4bước có thể tóm tắt như sau:
- Người có nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp đủkhoản thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan ra thông báo thuế,nếu kéo dài trong thời hạn nộp thuế thì cơ quan Hải quan phạt chậm nộp thuế.Người có nghĩa vụ nộp thuế, người bảo lãnh nếu quá thời hạn ba tháng mà chưagiao nộp tiền thuế sau khi được thủ trưởng cơ quan Hải quan phê duyệt thì cóthể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:
- Có giấy thông báo cho Ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng giữ số tiền cònlại trên tài khoản của chủ hàng để nộp thuế.
- Bán hóa giá những hàng hóa chưa nộp thuế theo qui định, hàng hóa hoặctài sản khác có giá trị tương đương số tiền thuế phải nộp, bước này cho phép cơ quan Hải quan được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ hoặc số tiền thu được đem nộp thuế. Ðồng thời tạo áp lực cho đối tượng nợ thuế phải nộp thuếsớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bị bán với giá tương đối thấp.
- Khi cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với nhữngngười có nghĩa vụ nộp thuế hoặc người bảo lãnh mà vẫn chưa nộp thì người cónghĩa vụ nộp thuế phải nộp xong các khoản nợ thuế, nợ tiền phạt trước khi hànghóa được thông quan. Nếu thuế quá hạn không được nộp đầy đủ thậm chí saukhi có thông báo, cơ quan Hải quan chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thôngqua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việcbán tài sản tịch biên này thường do một công ty công cộng chuyên hoạt độngbán các tài sản tịch biên thực hiện.
Mô hình kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc được áp dụng từ năm1994 bao gồm bộ phận kiểm toán và bộ phận điều tra thương mại. Trong thờihạn 3 năm kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu được thông quan hoặc trong thời hạngiám sát Hải quan của hàng hóa ở kho bảo thuế, hàng hóa được miễn thuế, giảmthuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từkế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan cùng với hàng hóaxuất nhập khẩu của nguời bị kiểm tra để kiểm tra tính hợp pháp, tính chân thựccủa hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ðồng thời nhằm tăng cường giám sátHải quan và kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, duy trì cácquyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế thất thu thuế và thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
-Thực trạng chống thất thu thuế XNK ở Pháp
Hệ thống thuế hiện nay ở Pháp thực hiện theo hình thức tự khai, tự nộp thuế... 90% số thuế nộp cho ngân sách nhà nước do người đóng thuế tự nộp choKho bạc Nhà nuớc, nếu nộp quá hạn thì phải nộp thêm lãi tính theo mức lãi suấthiện hành của ngân hàng thương mại. Do vậy thanh tra trong ngành thuế ở Pháp đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác thuế. Họ có nhiệm vụ đảmbảo cân đối hài hòa quyền lợi, nghĩa vụ của các công dân Pháp và người nướcngoài có thu nhập trên nước pháp. Trước hết họ kiểm tra chặt chẽ các nguồn tiền
nhập vào các vùng đặc biệt vì thực chất đó là hoạt động rửa tiền. Do đó phải đánh thuế từ nguồn và đánh thuế các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài. Cách đánh thuế tại nguồn này được các nước EU rất hưởng ứng.Thực tế cho thấy Pháp là một nước có bộ luật thuế khá hoàn hảo. Trong đó đề cập đến tất cả các biện phápchống thất thu, nhưng lại mở đường cho các nhà hoạch định chính sách hàng năm được phép điều chỉnh các biện pháp trong phạm vi luật định.
- Ðối tượng thanh tra: Trước hết là các pháp nhân và thể nhân phải chịuthuế, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 2 triệu Fran được miễn thuế giá trị gia tăng. Trên mức này phải được kiểm tra.
- Hiện nay hàng năm có 50 ngàn giấy khai báo thuế được kiểm tra. Khikiểm tra nếu phát hiện được sai phạm thì yêu cầu người nộp thuế phải giải trìnhhợp lý.Nếu không thấy hợp lý thì yêu cầu người nộp thuế phải nộp thêm phầnkhác, hoặc yêu cầu các bộ phận thanh tra khác phải kiểm tra kỹ hơn.Hồ sơ thuế được lưu trữ trong 3 năm, nếu có sai phạm đối tượng nộp thuế bị xử phạt rấtnặng.Quy trình xử lý được tin học hóa nhanh gọn chính xác.
- Thanh tra thuế phải đảm bảo tính công khai: phải thông báo trước ít nhất 8 ngày trước khi kiểm tra. Chỉ kiểm tra bất ngờ đối với những doanh nghiệp cótin báo là chắc chắn gian lận thuế. Sau khi kiểm tra cần có biện pháp khuyếnnghị các doanh nghiệp vi phạm sửa chữa sai phạm trong vòng 30 ngày.
- Ở Pháp cũng áp dụng ân xá thuế với tác dụng đòn bẩy nhưng việc ân xánày vẫn đảm bảo quyền lợi của Nhà nước.
-Thực trạng chống thất thu thuế XNK ở Malaysia
Hải quan Malaysia rất coi trọng công tác chống gian lận thương mại vàthất thu thuế và xác định khâu công việc được ưu tiên đầu tư nhân lực vàphương tiện để làm việc. Hải quan Malaysia chú trọng công tác trao đổi thôngtin về thủ tục hải quan, trong đó có thông tin liên quan đến chống gian lậnthương mại và thất thu thuế đối với những mặt hàng phức tạp, lưỡng dụng, khó xác định mã số. Ðịnh kỳ tổ chức cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Hải quan với cácdoanh nghiệp đại lý để trao đổi về những vướng mắc xung quanh các nội dung liên quan đến thủ tục Hải quan và phổ biến các quy định mới của Hải quan.
Hải quan Malaysia chú trọng thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệpXNK vào quá trình chống gian lận thương mại và thất thu thuế hàng hóa XNKthông qua các biện pháp như:
+ Thành lập một Uỷ ban hỗn hợp giữa cơ quan Hải quan và các doanhnghiệp đại lý Hải quan để hỗ trợ cho DN trong việc khai hải quan, trong đó cóviệc xác định mã số hóa theo HS, xác định trị giá tính thuế theo GATT. Sự thamgia tích cực của các DN đại lý là rất quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chếgian lận thương mại và thất thu thuế. Mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Hảiquan với đại lý Hải quan đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác công - tư, làm cho thủtục Hải quan được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.
+ Tại Malaysia, song song với việc triển khai Hiệp định Trị giá GATT/WTO. Hải quan Malaysia áp dụng các biện pháp quản lý Hải quan hiện đại như quản lýrủi ro, kiểm tra sau thông quan, phối hợp với công tác điều tra chống buôn lậu để xác định trọng điểm nhằm tiến hành kiểm tra sâu rộng. Cơ quan Hải quan được quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp toàn bộ chứng từ liên quan đến hànghóa và sổ sách, giấy tờ, chứng từ kế toán để kiểm tra xem xét.
+ Hải quan Malaysia có Cục Nghiệp vụ với nhiệm vụ chịu trách nhiệm quảnlý toàn bộ việc thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO, đơn vị này còn là đầumối tiến hành cơ sở dữ liệu về giá được sử dụng như một tham số để so sánhgiá. Ðể hỗ trợ cho hoạt động của Cục Nghiệp vụ còn có Cục Ngăn chặn và Ðiềutra là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ thông tin tình báo và tiến hành điều tranhững vụ việc ở mức độ quốc gia. Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị quản lý công tác kiểm tra sau thông quan. Ba đơn vị này đều phối hợp chia sẻ thông tin với nhau vàcùng hướng dẫn Cục Hải quan địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngănchặn gian lận thương mại, chống thất thu thuế nhập khẩu.
2.Một số đề xuất vận dụng cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Malaysia, có thể nói mỗi nước đều đã thành công ở một số khíacạnh nhất định và có những phương pháp, kinh nghiệm quản lý khác nhau. Ðểtiếp tục thực hiện thành công các phương pháp quản lý thuế, Hải quan Việt Namcó thể rút ra những kinh nghiệm từ bài học chung của bốn nước nói trên. Nhữngbài học cụ thể có thể là:
Một là:Ðể chống thất thu thuế hiệu quả cần sớm xây dựng và hoànthiện hệ thống các quy định pháp luật quốc gia đầy đủ, rõ ràng, tuân thủ đúng các quy định của quốc tế (Công ước HS) về phân loại, áp mã hàng hóa. Ðây là bài học kinh nghiệm đầu tiên qua nghiên cứu bốn nước trên, các nước này đều rất quan tâm và chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện các văn bảnquy phạm pháp luật quốc gia trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định quốc tế(về áp dụng quy tắc, về sử dụng đầy đủ mã số cấp 6 số của HS). Các quy địnhvề phân loại hàng hóa được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật(trong danh mục hàng hóa và trong biểu thuế) là căn cứ để các bên thực hiệnnghĩa vụ thuế chính xác. Việc bổ sung thêm một số chú giải của quốc giatrong biểu thuế của Hải quan Pháp (thực hiện từ đầu những năm 1990) chothấy các nước này đã nhận thức rõ là Danh mục HS không thể chi tiết hết chocác mặt hàng (chỉ đến cấp 6 số), do đó, ở cấp độ chi tiết hơn (từ 8 số, 9 sốhoặc nhiều hơn) cần có các quy định của quốc gia để thống nhất khi sử dụng. Việc minh bạch các quy định trong biểu thuế là rất cần thiết và làm giảm cơ bản các tranh chấp về các mức thuế doanh nghiệp phải áp dụng .
Hai là:Ðể chống thất thu thuế hiệu quả cần có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của chính phủ, sự quyết tâm của cơ quan Hải quan cũngnhư sự ủng hộ của các bộ, ngành và doanh nghiệp tham gia. Do vậy, từ phíaNhà nước, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cần phải nhận thức về vai trò vàsự cần thiết phải thực hiện trong công tác thu nộp thuế nhằm thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý hàng hóa XNK cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia. Việc tham gia có trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy định trong danh mục, biểu thuếgiúp cho việc thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và thống nhất, hạn chếthấp nhất tranh chấp do chưa thống nhất hoặc hiểu khác nhau về hàng hóa.
Ba là:Ðể thực hiện mục tiêu chống thất thu thuế hiệu quả cần coi trọngcông tác tuyên truyền, đào tạo cho các đối tượng thường xuyên thực hiện côngviệc này: Do hàng hóa tham gia thương mại quốc tế ngày càng phong phú, đadạng, nhiều mặt hàng mới xuất hiện, hoạt động phân loại mức thuế cần có yêucầu nghiệp vụ riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc, tuân thủ quy tắc nhất định,do đó, để thực hiện tốt việc phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất rất cần cơ quan chịu trách nhiệm chính (cơ quan hải quan) phải tăng cường côngtác tuyên truyền và thường xuyên tổ chức các khóa dào tạo, bồi dưỡng, hướngdẫn về phân loại hàng hóa cho các đối tuợng có liên quan trực tiếp, đó là cácdoanh nghiệp XNK và đại lý Hải quan. Việc đào tạo này sẽ mang lại lợi ích trước hết cho DN khi khai báo làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK đúng quy định, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý hàng hóa XNK là Hải quanthực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa XNK đúng đối tượng, thựchiện đúng chính sách XNK, thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách quốc gia.
Bốn là:Thực hiện minh bạch, công khai hóa thông tin trong việc thu thuếvới hàng hóa XNK: Công tác này cần được thực hiện thường xuyên, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, để làm sao chuyển tải thông tin nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng đến các doanh nghiệp XNK, tạo sự đồng thuận giữa Hải quan -Doanh nghiệp. Các kết quả giải đáp về mức thuế phải nộp dựa trên cơ sở khoahọc, tính thuyết phục cao, được thông báo công khai gửi tới doanh nghiệp XNK, cơ quan thuế, hải quan.v.v.tạo sự đồng thuận, minh bạch trong việc thực hiệnchính sách XNK, chính sách thuế đối với hàng hóa.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc gian lận thuế xuất nhập khẩu không chỉ dừng lại ở địa bàn một quốc gia mà được tiến hành tại nhiều quốc gia. Việc hợp tác quốc tế là xu huớng của các quốc gia trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại trong việc bảo vệ lợi ích của mình.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để chống thất thu thuế hiệu quả, Hải quan ViệtNam phải từng bước tiếp thu và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý hảiquan mới, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để chống thất thu thuế XNK có hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế .
--------------------------------
Tài liệu tham khảo :
[1]. Bộ Tài chính (2007), Thông tu số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 huớng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế dối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.
[2]. Bộ Tài chính (2007), Quyết dịnh số 01/2007/QÐ-BTC ngày 03/01/2007 ban
[3]. Bộ Tài chính (2007), Quyết dịnh số 40/2007/QÐ-BTC ngày 31/05/2007 ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu dối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 trong Biểu thuế nhập khẩu uu dãi, Hà Nội.
[4]. Chính phủ (2003), Nghị dịnh số 06/2003/NÐ-CP ngày 22/01/2003 quy dịnh việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Hà Nội.
[5]. Các website: www.mof.gov.vn; www.vcci.com.vn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: