PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN
TÓM TẮT: Ngày 30/10/2017, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án theo quyết định số 1665/QĐ-TTg về: "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025". Mục tiêu của đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp tại các nhà trường. Điều này góp phần chính thức hóa sự tham gia của ngành giáo dục trong vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước. Trong xu thế đó, Tây Nguyên cũng cần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các hoạt động đổi mới sáng tạo phục vụ mục tiêu chung của cả nước. Bài viết này đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo tại Khu vực Tây Nguyên.
Từ khóa:Nhân lực, Đổi mới sáng tạo, Tây Nguyên.
1. Tổng quan vào tình hình đầu tư vào đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và khu vực Tây Nguyên
Trong thời đại mà công nghệ số đang phát triển chóng mặt, cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng đến từng ngôi nhà, môi trường kinh doanh cũng đang thay đổi có khi chỉ trong vài phút như hiện nay, để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp trên thế giới đều được khuyến khích phát triển theo hướng tổ chức đổi mới sáng tạo. Và trong kỷ nguyên này, đổi mới sáng tạo đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào đổi mới sáng tạo vì kỳ vọng lợi tức đầu tư (ROI) cao. Sáng tạo ra giá trị là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, trong đó đổi mới sáng tạo chính là công cụ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Nếu sớm đáp ứng được khả năng đổi mới sáng tạo thì các doanh nghiệp sẽ sớm thích ứng được với những thay đổi từ môi trường, đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công khi doanh nghiệp bước vào sân chơi toàn cầu.Hoạt động này không chỉ giới hạn ở sản phẩm mới, dịch vụ mới mà còn ở phương thức kinh doanh mới, mô hình quản trị mới hay nói cách khác thì đây chính là chìa khoá để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một số nhà nghiên cứu hay báo cáo sử dụng thuật ngữ “năng lực đổi mới sáng tạo” thay cho thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”. Như vậy, đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Trong nhiều yếu tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì một trong những điều cần quan tâm nhất chính là chuẩn bị được nguồn nhân lực có đầy đủ trình độ chuyên môn, kiến thức vũng vàng cũng như kỹ năng cần thiết.
Mặc dù đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp áp dụng được điều này, tuy nhiên những lợi ích này thường mang tính chất dài hạn nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chú trọng phát triển chính sách đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp của mình.
Hình 1: Kết quả khảo sát doanh nghiệp về chính sách liên quan tới việc phát triển đổi mới sáng tạo.
Nguồn: Viện nghiên cứu VEPR, ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2015
Từ hình trên có thể thấy chỉ có khoảng từ 20 – 30 % doanh nghiệp được khảo sát là có chính sách liên quan tới việc phát triển đổi mới sáng tạo. Có thể hiểu là có những doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới vấn đề đổi mới sáng tạo nhưng chưa toàn diện, chủ yếu mới đầu tư cho nguồn nhân lực. Theo nghiên cứu của World Bank năm 2014, để có thể thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo cần xây dựng một hệ thống mạnh về lĩnh vực này, tức là đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác, nhưng chỉ có 20% doanh nghiệp tham gia khảo sát có nhận định về hợp tác với bên khác. Đại đa số các doanh nghiệp còn lại vẫn chưa thay đổi tư duy về hoạt động của doanh nghiệp trong thời buổi công nghệ.
Hoạt động chính thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo là hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development) cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm.
Hình 2. Tỷ lệ % doanh thu dành để đầu tư vào hoạt động R&D của các doanh nghiệp tại một số nước giai đoạn 2014 – 2017
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Từ đồ thị trên có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ít nhất vào R&D so với các nước có cùng mức độ phát triển trong khu vực, trong khi đó các doanh nghiệp nước bạn Lào đầu tư khoảng 14.5% doanh thu vào hoạt động trên, gấp khoảng 9 lần nước ta. Như vậy, có thể kết luận doanh nghiệp nước ta đang bị chậm so với xu thế chung của khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, trong báo cáo tổng kết về hoạt động đổi mới sáng tạo trình Chính phủ năm 2017, trong số các doanh nghiệp có đầu tư vào hoạt động R&D thì chủ yếu thuộc nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng thấp, trong khi đó các ngành như dệt may, điện tử, chế biến thực phẩm… là những ngành có mức tăng trưởng cao lại chưa chú trọng đầu tư vào R&D, chi phí cho hoạt động này gần như bằng 0.
Hoạt động đổi mới sáng tạo là một hoạt động đa dạng và toàn diện, tức là nó bao gồm các đổi mới sáng tạo trong sản phẩm, phương thức sản xuất, phát triển thị trường, phát triển nguồn cung và cả phát triển tổ chức. Nhưng hầu hết đối với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu chỉ áp dụng đổi mới về sản phẩm.Về hình thức đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp: theo khảo sát của VERP, trường Đại học quốc gia Hà Nội, trong số 583 doanh nghiệp tham gia khảo sát có 32% doanh nghiệp tự thực hiện đổi mới sáng tạo và 45% doanh nghiệp có hợp tác với bên thứ 3 để phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo.
Hình 3.Chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo
Nguồn: Viện nghiên cứu VERP, ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2015
Biểu đồ trên thể hiện chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra hàng năm để tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động đổi mới sáng tạo. Nhìn chung mức chi phí các doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động đào tạo cán bộ này vẫn còn ít, số lượng doanh nghiệp đầu tư trên 500 triệu/năm chỉ chiếm gần 1/5 số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Các doanh nghiệp đầu tư dưới 100 triệu/năm chiếm đại đa số với 47%, điều này một lần nữa khẳng định rằng các doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sáng tạo.
2. Thực trạng nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo tại khu vực Tây nguyên
Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2017, số lượng lao từ 15 tuổi trở lên phân bổ theo từng địa phương của khu vực Tây Nguyên như sau:
Bảng 1. Thống kê tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên từ năm 2012 đến năm 2017
(ĐVT: nghìn người)
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
|
Tây Nguyên |
3.136,5 |
3.249,4 |
3.316,8 |
3.415,8 |
3.482,0 |
3.527,9 |
Kon Tum |
265,0 |
278,9 |
288,4 |
293,2 |
300,9 |
307,8 |
Gia Lai |
797,3 |
821,5 |
833,3 |
842,4 |
856,6 |
870,7 |
Đắk Lắk |
1.033,1 |
1.077,6 |
1.092,7 |
1.128,1 |
1.149,4 |
1.160,3 |
Đắk Nông |
320,7 |
349,2 |
353,5 |
374,0 |
381,3 |
390,1 |
Lâm Đồng |
720,4 |
722,2 |
748,9 |
778,1 |
793,8 |
799,0 |
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Trong đó tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm tại khu vực chia theo các địa phương theo được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2. Thống kê tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên từ năm 2012 đến năm 2017
(ĐVT: %)
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
|
Tây Nguyên |
57,6 |
58,7 |
59,4 |
60,3 |
60,4 |
60,2 |
Kon Tum |
56,7 |
58,6 |
59,3 |
58,6 |
58,5 |
58,5 |
Gia Lai |
59,1 |
60,1 |
60,2 |
59,8 |
59,8 |
59,9 |
Đắk Lắk |
56,0 |
57,3 |
58,3 |
60,1 |
60,3 |
60,4 |
Đắk Nông |
59,3 |
63,0 |
61,8 |
63,3 |
62,4 |
61,5 |
Lâm Đồng |
57,9 |
57,2 |
59,0 |
60,5 |
61,2 |
60,4 |
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo Trong số đó có 14,3% lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo và đây chính là đội ngũ trọng yếu cho việc thúc đẩy giúp trực tiếp biến tri thức thành các sản phẩm và xử lý các quy trình ứng dụng công nghệ có giá trị trên một quy mô lớn tại các doanh nghiệp.
Bảng 3. Thống kê tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên từ năm 2012 đến năm 2017
(Đơn vị tính: %)
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
|
Tây Nguyên |
12,1 |
13,1 |
12,3 |
13,3 |
13,1 |
14,3 |
Kon Tum |
13,1 |
12,8 |
12,4 |
17,2 |
16,0 |
17,1 |
Gia Lai |
10,5 |
10,4 |
10,8 |
10,8 |
11,2 |
10,5 |
Đắk Lắk |
12,5 |
14,5 |
13,2 |
12,9 |
13,1 |
13,3 |
Đắk Nông |
8,5 |
9,4 |
8,0 |
10,0 |
8,7 |
11,7 |
Lâm Đồng |
14,5 |
16,3 |
14,7 |
16,6 |
16,0 |
18,8 |
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thống kê đầu năm học 2017-2018 từ các Sở giáo dục và đào tạo cho thấy, số học sinh từ mầm non đến hết các cấp phổ thông khu vực Tây Nguyên hiện lên tới 1.445.275 học sinh, trong đó đông nhất là Đắk Lắk.
Số học sinh tốt nghiệp THPT được đào tạo tiếp tục sau trung học phổ thông hoặc tham gia thị trường lao động hàng năm xấp xỉ 60 nghìn và đang có xu hướng giảm, đây là lực lượng nòng cốt cho nguồn nhân lực trình độ cao của Tây Nguyên.
Tỷ lệ lao động được đào tạo ở khu vực Tây Nguyên tăng khá chậm so với cả nước, bình quân mỗi năm tăng lên chưa tới 1%. Tây Nguyên hiện vẫn là vùng có tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực “nông, lâm nghiệp và thủy sản” cao nhất (72,2%).
Tây Nguyên hiện có 20 trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đang đào tạo 44 chuyên ngành hệ chính quy, 8 chuyên ngành sau đại học. Các trường đại học và phân hiệu đại học tại Tây Nguyên hiện đang có gần 42.000 sinh viên theo học, trong đó có hơn 4.000 sinh viên dân tộc thiểu số - chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Hạn chế lớn nhất tại Tây Nguyên hiện nay là số lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học trên địa bàn này còn thấp, mới đạt 136,60 sinh viên/10.000 dân. Đặc biệt là: tỉ lệ sinh viên, học viên người dân tộc thiểu số của toàn vùng hiện mới chỉ chiếm hơn 10% trên tổng số sinh viên, học viên toàn khu vực.
Hiện nay, số người lao động đã qua đào tạo nghề ở Tây Nguyên còn khá thấp, chỉ đạt 26,3%. Quy mô ngành nghề đào tạo chưa phong phú, ngành nghề đào tạo về chế biến sau thu hoạch và khoa học xã hội và nhân văn chưa phát triển.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên vừa thiếu nhiều về số lượng, vừa thiếu giảng viên có trình độ cao. Hiện nay, bình quân có 40,93 sinh viên/1 cán bộ giảng dạy, các trường đại học và phân hiệu đại học tại Tây Nguyên mới đạt 0,89% cán bộ giảng dạy có bằng tiến sĩ, số có học vị phó giáo sư chưa tới 20 người; tại các trường cao đẳng sư phạm số tiến sĩ là 0,9%, phó giáo sư là 0. Với các trường cao đẳng và cao đẳng nghề hiện có gần 16.000 sinh viên, học viên, nhưng chỉ có 2 tiến sĩ. Tỉ lệ này gần như thấp nhất nước ta.
Bảng 3. Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng phân theo địa phương chia theo Địa phương giai đoạn 2012-2017
(ĐVT: Người)
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
|||||||
Giáo viên |
Sinh viên |
Giáo viên |
Sinh viên |
Giáo viên |
Sinh viên |
Giáo viên |
Sinh viên |
Giáo viên |
Sinh viên |
Giáo viên |
Sinh viên |
|
Tây Nguyên |
1.420 |
45.653 |
1.411 |
42.255 |
1.461 |
42.770 |
1.609 |
40.859 |
1.059 |
31.169 |
1.147 |
29.967 |
Kon Tum |
165 |
2.369 |
152 |
1.358 |
200 |
3.285 |
196 |
2.982 |
67 |
2.234 |
66 |
2.052 |
Gia Lai |
111 |
1.484 |
106 |
1.581 |
106 |
1.663 |
105 |
1.618 |
.. |
.. |
.. |
.. |
Đắk Lắk |
530 |
16.920 |
459 |
16.008 |
617 |
18.965 |
671 |
18.193 |
562 |
14.227 |
632 |
13.112 |
Đắk Nông |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
.. |
Lâm Đồng |
614 |
24.880 |
694 |
23.308 |
538 |
18.857 |
637 |
18.066 |
430 |
14.708 |
449 |
14.803 |
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tây Nguyên cũng là một trong số các vùng trũng giáo dục khi tỉ lệ bỏ học vẫn còn khá cao, trong đó ở cấp tiểu học là 0,3% (cả nước 0,16%, Tây Bắc 0,1%, ĐBSCL 0,45%); cấp THCS 1,3% (cả nước 1,37%, Tây Bắc 1,04%, ĐBSCL 3,26%); cấp THPT 1,32% (cả nước 1,79%, Tây Bắc 1,99%, ĐBSCL 3,94%) và ở một số huyện, xã đang có chiều hướng tăng cao. Đáng chú ý là số học sinh thuộc dân tộc rất ít người chiếm đến 70% số học sinh bỏ học.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo tại khu vực Tây Nguyên
Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như khơi gợi sớm tính sáng tạo cho của nhóm này, khu vực Tây Nguyên cần sớm tạo lập một môi trường giáo dục cởi mở, khuyến khích người đọc tìm hiểu hoặc đưa các môn học có tính ứng dụng cao như Project-based Learning (Học qua dự án) và Problem-based Learning (Học qua vấn đề). Ở môn Project-based Learning, người học có thể tạo lập các dự án kinh doanh, khởi nghiệp hay đơn giản chỉ là những dự án từ các sáng kiến hỗ trợ, cải thiện trường, lớp, địa phương với giúp sức của mentor (người hướng dẫn). Còn môn Problem-based Learning, người học có thể đơn giản nghĩ ra các vấn đề xung quanh rồi lên kế hoạch giải pháp khắc phục cùng những lộ trình cụ thể thực hiện. Qua đó, thôi thúc tư duy của người học luôn nghĩ những sáng kiến mới mẻ cùng với việc bắt tay vào thực hiện để trải nghiệm những khó khăn vất vả của ý tưởng và niềm hân hoan khi đi được đến cùng với những ý tưởng sáng tạo của bản thân. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chuẩn bị nhân lực đổi mới sáng tạo cho đơn vị mình bằng cách tham gia ngay vào việc đánh giá, tuyển chọn các ứng viên qua các cuộc thi, khoa đào tạo về ý tưởng khởi nghiệp ở Project-based Learning hoặc giao đề tài trả phí với chủ đề liên quan đến vấn đề nào đó của doanh nghiệp trong môn Problem-based Learning.
Để tăng cường nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo, Việt Nam nói chúng và khu vực Tây Nguyên nói riêng cần đảo chiều việc chảy máu chất xám thành thu hút chất xám, nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, chú trọng hơn nữa đến năng lực kinh doanh và các kỹ năng mềm, thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu của nhà nước và khu vực doanh nghiệp.Đẩy mạnh sáng tạo trong các doanh nghiệp: Việc đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải cải thiện khuôn khổ thể chế và các biện pháp chính sách hướng tới đổi mới sáng tạo, cũng như các biện pháp thu hút và liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nâng cao mức độ đóng góp của các cơ quan nghiên cứu nhà nước: Chính sách đối với các trường đại học và cơ quan nghiên cứu nhà nước nên tập trung vào việc làm cho các kết quả nghiên cứu của họ gắn với nhu cầu của nền kinh tế và thị trường lao động, giải quyết những hạn chế về nguồn lực và định hướng cũng như hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu công một cách có hiệu quả. Tăng cường các mối liên kết trong đổi mới sáng tạo: Cần tăng cường hợp tác nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu của nhà nước. Xác định đúng và trúng cũng như thực hiện tốt những nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sẽ góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ nước nhà và qua đó nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như quốc gia trong quá trình thực hiện AEC, EVFTA và TPP.
Đào tạo phải gắn liền với nhu cầu xã hội, liên kết chặt chẽ hơn với nhà trường và doanh nghiệp, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng thực hành nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; tích cực đổi mới phương pháp dạy học (biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo); đa dạng hóa ngành nghề đào tạo; đổi mới phương pháp dạy và học.
Bên cạnh đó, ở mỗi địa phương cần sớm tạo lập một hệ sinh thái hỗ trợ đổi mới sáng tạo mà có thể ngay tại các công ty ươm tạo khởi nghiệp địa phương. Các đơn vị này có thể đóng vai trò là nơi tổ chức các khoá học cung cấp kiến thức nền tảng và kỹ năng ĐMST vừa đóng vai trò cầu nối doanh nghiệp với nhân lực ĐMST. Phát huy vai trò của địa phương trong việc nhân rộng, chuyển giao các mô hình khởi nghiệp đã thành công qua đó thúc đẩy khuyến khích các cá nhân tổ chức quan tâm đến ĐMST; tìm kiếm dự án tốt tham gia ươm tạo; chuẩn hóa quy trình ươm tạo và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ươm tạo cũng là một hình thức đóng góp lớn vào việc hình thành đội ngũ nhân lực ĐMST tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Banbury C. M., Mitchell, W. (1995), “The Effect of Introducing Important Incremental Innovations on Market Share and Business Survival”, Strategic Management Journal 16 (Special Issue): 161-182.
[2] Cục thống kê, (2017), Báo cáo tình hình lao động các địa phương giai đoạn 2012-2017
[3] Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân (2013), “Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN
[4] Schumpeter, J. A. (2017). Essays: on entrepreneurs, innovations, business cycles and the evolution of capitalism. Routledge.
[5] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=5196
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: