PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRÊN NỀN TẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Ths. Dương Thị Thanh Hiền
Khoa Kế toán – Trường Đại học Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) tổng kết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động trong quá khứ, từ đó dự báo triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các đối tượng quan tâm nhận diện rõ các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh, trong đó lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng trong bức tranh tài chính tổng thể và là một nguồn chủ yếu tạo tiền cho doanh nghiêp.
1. Hiểu về báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp giúp nhà quản trị nắm được tình hình cũng như kết quả kinh doanh một cách khái quát trong một kỳ. ác số liệu mà báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hoặc sự thua lỗ. Đồng thời qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm. Đây là một trong những báo cáo tài chính doanh nghiệp được các chủ thể quan tâm vì nó giúp cung cấp các số liệu về kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ.
Theo chế độ kế toán hiện hành, hoạt động của một doanh nghiệp được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất và hoạt động tài chính.
Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh là cần phản ánh được từng loại doanh thu cùng các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra chính là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần tuân thủ các chỉ tiêu và cơ sở để đảm bảo lập ra được một bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết và đầy đủ những nội dung cần thiết.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận là một bút toán và chịu ảnh hưởng lớn của các quyết định lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thường can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận và có thể làm sai lệch con số này. Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên quản trị lợi nhuận không giúp doanh nghiệp tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Chính vì vậy, nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng của lợi nhuận thu được.
2. Phân tích lợi nhuận trên nền tảng Báo cáo kết quả kinh doanh
Nói đến Báo cáo kết quả kinh doanh, chúng ta thường nghĩ ngay đến chỉ tiêu quan trọng nhất là Lợi nhuận. Đối với nhà quản lý hay nhà đầu tư thì Lợi nhuận được trình bày bằng chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên đối với thị trường tài chính nói chung thì chỉ tiêu Lợi nhuận này được trình bày bằng chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS – Earning Per Share). Đây là chỉ tiêu tác động mạnh mẽ đến việc ra quyết định mua, bán cổ phiếu trên thị trường cũng như các quyết định liên quan khác của các chủ thể tham gia thị trường tài chính. Tuy nhiên chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế hay chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu rất dễ bị tác động bởi các thủ thuật, kỹ thuật kế toán.
Ví dụ về một doanh nghiệp nổi tiếng niêm yết trên thị trường chứng khoán – công ty CP đầu tư Thế giới di động, mã chứng khoán MWG. Sử dụng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty này để phân tích và đánh giá như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
|
2016 |
2017 |
2018 |
(Đã kiểm toán) |
(Đã kiểm toán) |
(Đã kiểm toán) |
|
1. Doanh thu |
45,612,677 |
67,698,541 |
87,738,379 |
2. Các khoản giảm trừ |
-999,344 |
(1,358,736) |
(1,222,092) |
3. Doanh thu thuần |
44,613,333 |
66,339,804 |
86,516,287 |
4. Giá vốn hàng bán |
-37,399,226 |
(55,198,025) |
(71,224,159) |
5. Lãi gộp |
7,214,106 |
11,141,779 |
15,292,128 |
6. Thu nhập tài chính |
135,328 |
250,510 |
342,084 |
7. Chi phí tài chính |
-120,086 |
(234,287) |
(436,573) |
- Trong đó: Chi phí lãi vay |
-119,646 |
(233,202) |
(436,417) |
8. Chi phí bán hàng |
-4,287,696 |
(7,017,061) |
(9,659,741) |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp |
-934,777 |
(1,345,497) |
(1,761,614) |
10. Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh |
2,006,875 |
2,795,444 |
3,774,182 |
11. Thu nhập khác |
31,130 |
17,685 |
33,233 |
12. Chi phí khác |
-32,091 |
(3,816) |
(21,097) |
13. Thu nhập khác, ròng |
-961 |
13,868 |
12,136 |
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế |
2,005,914 |
2,809,312 |
3,786,319 |
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện thời |
-495,801 |
(639,744) |
(933,837) |
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại |
68,137 |
37,329 |
27,827 |
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp |
-427,663 |
(602,415) |
(906,010) |
18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế |
1,578,251 |
2,206,897 |
2,880,309 |
19. Lợi ích cổ đông thiểu số |
878 |
1,217 |
1,585 |
20. Cổ đông của Công ty mẹ |
1,577,372 |
2,205,680 |
2,878,724 |
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu |
10,246.00 |
7,162 |
6,689 |
22. Lãi trên cổ phiếu pha loãng |
9,948 |
|
6,689 |
Dựa vào số liệu gốc, sử dụng 2 kỹ thuật phân tích là: phân tích ngang (theo dòng thời gian) để đánh giá qua từng năm các chỉ tiêu trên BCKQKD thay đổi như thế nào; phân tích dọc (theo kết cấu báo cáo) để tính toán tỷ lệ các chỉ tiêu trọng yếu trên BCKQKD so với doanh thu thuần BH&CCDV như tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ EBITDAR trên doanh thu, tỷ lệ EBIT trên doanh thu…
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH – BẢNG PHÂN TÍCH
|
2016 |
2017 |
|
2018 |
|
(Đã kiểm toán) |
(Đã kiểm toán) |
+/- % |
(Đã kiểm toán) |
+/- % |
|
1. Doanh thu |
45,612,677 |
67,698,541 |
48.4% |
87,738,379 |
29.6% |
2. Các khoản giảm trừ |
(999,344) |
(1,358,736) |
36.0% |
(1,222,092) |
-10.1% |
3. Doanh thu thuần |
44,613,333 |
66,339,804 |
48.7% |
86,516,287 |
30.4% |
4. Giá vốn hàng bán |
(37,399,226) |
(55,198,025) |
47.6% |
(71,224,159) |
29.0% |
5. Lãi gộp |
7,214,106 |
11,141,779 |
54.4% |
15,292,128 |
37.3% |
Tỷ lệ lãi gộp |
16.2% |
16.8% |
3.9% |
17.7% |
5.2% |
6. Thu nhập tài chính |
135,328 |
250,510 |
85.1% |
342,084 |
36.6% |
EBITDAR |
3,344,539 |
4,941,130 |
47.7% |
7,269,878 |
47.1% |
Tỷ lệ EBITAR trên doanh thu |
7.5% |
7.4% |
-0.6% |
8.4% |
12.8% |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
Khấu hao và hao mòn |
386,634 |
689,713 |
78.4% |
1,222,868 |
77.3% |
Thuê tài sản |
832,345 |
1,208,903 |
45.2% |
1,824,274 |
50.9% |
EBIT |
2,125,560 |
3,042,514 |
43.1% |
4,222,736 |
38.8% |
Tỷ lệ EBIT trên doanh thu |
4.8% |
4.6% |
-3.7% |
4.9% |
6.4% |
7. Chi phí tài chính |
(120,086) |
(234,287) |
95.1% |
(436,573) |
86.3% |
- Trong đó: Chi phí lãi vay |
(119,646) |
(233,202) |
94.9% |
(436,417) |
87.1% |
Chỉ số thanh toán lãi vay |
17.77 |
13.05 |
-26.6% |
9.68 |
-25.8% |
8. Chi phí bán hàng |
(4,287,696) |
(7,017,061) |
63.7% |
(9,659,741) |
37.7% |
Tỷ lệ Chi phí bán hàng trên doanh thu |
9.6% |
10.6% |
10.1% |
11.2% |
5.6% |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp |
(934,777) |
(1,345,497) |
43.9% |
(1,761,614) |
30.9% |
Tỷ lệ Chi phí quản lý trên doanh thu |
2.1% |
2.0% |
-3.2% |
2.0% |
0.4% |
10. Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh |
2,006,875 |
2,795,444 |
39.3% |
3,774,182 |
35.0% |
Biên lãi kinh doanh trên doanh thu |
4.5% |
4.2% |
-6.3% |
4.4% |
3.5% |
11. Thu nhập khác |
31,130 |
17,685 |
-43.2% |
33,233 |
87.9% |
12. Chi phí khác |
(32,091) |
(3,816) |
-88.1% |
(21,097) |
452.9% |
13. Thu nhập khác, ròng |
(961) |
13,868 |
-1543.1% |
12,136 |
-12.5% |
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế |
2,005,914 |
2,809,312 |
40.1% |
3,786,319 |
34.8% |
Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế trên doanh thu |
4.5% |
4.2% |
-5.8% |
4.4% |
3.3% |
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện thời |
(495,801) |
(639,744) |
29.0% |
(933,837) |
46.0% |
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại |
68,137 |
37,329 |
-45.2% |
27,827 |
-25.5% |
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp |
(427,663) |
(602,415) |
40.9% |
(906,010) |
50.4% |
18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế |
1,578,251 |
2,206,897 |
39.8% |
2,880,309 |
30.5% |
Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu |
3.5% |
3.3% |
-6.0% |
3.3% |
0.1% |
19. Lợi ích cổ đông thiểu số |
878 |
1,217 |
38.6% |
1,585 |
30.2% |
20. Cổ đông của Công ty mẹ |
1,577,372 |
2,205,680 |
39.8% |
2,878,724 |
30.5% |
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu |
10,246 |
7,162 |
-30.1% |
6,689 |
-6.6% |
22. Lãi trên cổ phiếu pha loãng |
9,948 |
|
|
6,689 |
|
* Doanh thu:
Qua 3 năm 2016, 2017, 2018 doanh thu tăng mạnh. Năm 2017 tăng trưởng 48,4% so với 2016. Trong khi đó năm 2018 thấp hơn nhưng vẫn cho con số rất cao là 29,6% đối với tăng trưởng tổng doanh thu
* Lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp:
Đối với một DN bán lẻ như Thế giới di động (TGDĐ)thì tỷ lệ biên lãi gộp đóng vai trò rất quan trọng, cho thấy mức độ đàm phán của TGDĐ đối với các nhà cung cấp, nhà sản xuất như Apple, Samsung, Huawei... Tỷ lệ lãi gộp khá cao: năm 2016 tỷ lệ lãi gộp là 16,2% và tăng nhẹ lên 16,8% trong năm 2017, mức tăng trưởng là 3,9%; tuy nhiên đến năm 2018 tỷ lệ lãi gộp đã tăng rất mạnh, lên đến 17,7%, tăng trưởng 5,2%, đây là một dấu hiệu rất tích cực đối với kết quả kinh doanh của TGDĐ.
*EBITDAR (Earnings before interest, tax, depreciation amortization and rent)
EBITDAR = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay + Khấu hao + Thuê hoạt động. EBITDA là một trong nhiều chỉ báo về kết quả hoạt động tài chính của một công ty; chỉ số này loại bỏ các khoản khấu hao dựa trên cơ sở chúng là những khoản chi phí không dính tới tiền mặt (non-cash items). EBITDAR có tính thêm yếu tố Thuê hoạt động. Mặc dù EBITDAR không phải là một thước đo tài chính được công nhận trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tài chính khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, chẳng hạn như phân tích chứng khoán. EBITDAR dự định cho phép so sánh lợi nhuận giữa các công ty khác nhau bằng cách chiết khấu tác động của thanh toán lãi vay từ các hình thức tài chính khác nhau (bằng cách bỏ qua thanh toán lãi), bằng cách bỏ qua thuế, bằng cách bỏ qua khấu hao tài sản và thuê hoạt động.Trong đó chỉ tiêu Khấu hao và hao mòn có thể lấy từ 3 nguồn: Từ thuyết minh về tài sản cố định trên thuyết minh BCTC, gồm cả thuyết minh TSCĐ hữu hình và vô hình; hoặc từ chỉ tiêu khấu hao và hao mòn trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp, nhưng không tính được chỉ tiêu khấu hao nằm trong hàng tồn kho; hoặc lấy từ Hao mòn lũy kế trên Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trừ đi đầu kỳ. Tuy nhiên chỉ tiêu Khấu hao và hao mòn, cũng như thuê hoạt động là chỉ tiêu phi tiền tệ cần loại trừ để tính được dòng tiền.
Chỉ tiêu EBITDAR đóng vai trò cực kỳ quan trọng, để hình dung được khả năng tạo tiền của TGDĐ mà không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn (tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản), cấu trúc tài sản (khấu hao), chính sách thuế có liên quan… Bản chất của thuê hoạt động giống như khoản khấu hao và hao mòn mà TGDĐ phải chi trả, cũng thể hiện rõ trên thuyết minh BCTC. Chỉ tiêu EBITDAR thay đổi: năm 2016 EBITDAR trên doanh thu là 7,5%, giảm nhẹ trong năm 2017 còn 7,4%, tuy nhiên trong năm 2018 tỷ lệ EBITDAR trên doanh thu tăng trưởng mạnh đạt 12,8% và chiếm 8,4% trên doanh thu thuần. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến KQKD của TGDĐ, chứng tỏ rằng qua 2 năm 2017 đến 2018 KQKD đã được cải thiện mạnh.
* EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Lãi vay. Chỉ tiêu này rất quan trọng bởi nó loại ảnh hưởng của cấu trúc vốn, cũng như của thuế.
Năm 2016, 2017 EBIT cho kết quả tương đối tốt, nhưng năm 2017 cho con số giảm nhẹ (từ 4,8% xuống còn 4,6%) bởi vì nhìn chung hoạt động kinh doanh của TGDĐ cho kết quả không tốt và đến 2018 con số này được cải thiện, EBIT trên doanh thu chiếm đến 4,9%, tăng 6,4% so với năm trước – đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng cho thấy cấu trúc vốn của DN tối ưu thì DN sẽ tối ưu được kết quả kinh doanh. Hay EBIT còn sử dụng để phản ánh hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của DN đi vay.
* Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay (tính bằng lần) . Bản thân EBIT là chỉ tiêu phản ảnh lợi nhuận không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn, nên khi tính chỉ số thanh toán lãi vay thường tính trên tỷ lệ EBIT / Chi phí lãi vay. Chỉ số thanh toán lãi vay của TGDĐ cho kết quả rất tốt (17%), tuy nhiên tỷ số này càng giảm, vì bắt đầu từ năm 2017 đến 2018 thì TGDĐ bắt đầu xuất hiện các khoản vay dài hạn trên BCĐKT.
* Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thông thường chỉ tiêu này được hiểu là chỉ tiêu phán ánh chi phí hoạt động và chỉ nhìn được mức độ đóng góp của CPBH và CPQL vào Doanh thu, hay là đánh giá mức độ thay đổi, mức độ biến động của CPBH và CPQL trên BCKQKD qua các năm. Tuy nhiên cần lưu ý tỷ lệ CPBH và CPQL trên DT cho thấy mức độ hoạt động của công ty, nhiều khi CPBH tăng thêm tương ứng với DT tăng thêm lại phản ánh chất lượng của các khoản doanh thu. Ví dụ Chi phí hoa hồng bán hàng, nếu doanh thu tăng mạnh nhưng CPBH/doanh thu không tăng có nghĩa là nghi ngờ về chất lượng các khoản doanh thu tăng đó.
* Biên lãi kinh doanh trên doanh thu
Biên lãi kinh doanh trên doanh thu = Lợi nhuận từ HĐKD / Doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh bao gồm cấu trúc vốn và cấu trúc tài sản của DN. Biên lãi kinh doanh trên DT của TGDĐ chiếm khoảng trên 4%, có xu hướng giảm vào năm 2017 và tăng trở lại vào năm 2018, nhưng kết quả 2018 lại thấp hơn so với 2016. Mặc dù kết quả kinh doanh tổng thể của TGDĐ tăng trưởng rất mạnh 2018 nhưng biên lãi kinh doanh trên doanh thu thấp hơn bởi vì chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN tăng nhanh và đồng thời xuất hiện thêm các khoản lãi vay do bắt đầu thực hiện các khoản vay dài hạn.
* Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu.
Chỉ tiêu này cho kết quả gần giống với biên lãi kinh doanh trên doanh thu, bởi giá trị các hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
* Chi phí thuế thu nhập DN
Chi phí thuế thu nhập DN = Thuế TNDN hiện hành + Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Đây là khoản mà DN phải chi trả, cổ đông phải chi trả.
* Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu.
Đây là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất và giảm nhẹ qua từng năm, năm 2017 và 2018 chiếm 3,3% trên doanh thu. Đối với doanh nghiệp bán lẻ thì đây là con số đáng khích lệ và đối với TGDĐ thì đây là con số cao so với chuỗi bán lẻ khác không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.
* Các chỉ tiêu còn lại
Các chỉ tiêu còn lại như: Lợi ích của cổ đông thiểu số; Cổ đông của công ty mẹ; Lãi cơ bản trên cổ phiếu là các chỉ tiêu cơ bản và tác động mạnh mẽ đến thị trường. Chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tác động đến ý thức của nhà đầu tư, cũng như các chủ thể khác trên thị trường khi nó là thành phần quan trọng để tính chỉ tiêu P/E (Price Per Earning). Chỉ tiêu P/E thường được các chủ thể tham gia thị trường sử dụng rất nhiều trong các mô hình định giá và tác động đến hành vi mua và bán, hành vi đầu tư trên thị trường tài chính
3. Kết luận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng và là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. Thông thường để phân tích Lợi nhuận, nhà phân tích dựa trên số liệu chủ yếu từ Báo cáo KQKD cùng các chỉ tiêu quan trọng khác, từ đó đánh giá được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, 2017, GS.TS Nguyễn Văn Công, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
2.Giáo trình Báo cáo tài chính Phân tích – Dự báo và Định giá, 2018, TS Phạm Thị Thủy, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
3. https://www.afa.edu.vn
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: