THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG XANH Ở VIỆT NAM.
Nguyễn Lê Đình Quý
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Đại học Đà Nẵng
TS. Hồ Tuấn Vũ
Khoa Kế toán, Đại học Duy Tân
Tóm tắt:
Phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. FDI đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước nhận đầu tư. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng sạch, những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hoá môi trường có thể mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam và giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh.
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng lượng xanh, Việt Nam
1. Đặt vấn đề:
Trước xu hướng phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2050 đã khẳng định: tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Việt Nam là quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng thời gian qua cùng với việc phát triển kinh tế chúng ta đã khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô dẫn đến cạn kiệt, ngoài ra biến đổi khí hậu cũng đang là vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt, nó cũng gây ảnh hưởng và áp lực cho phát triển bền vững trong thời gian tới. Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 nhấn mạnh việc thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần phải đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Để tạo nền tảng pháp lý cho quá trình phát triển bền vững và xanh hóa nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1393/QĐ – TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2050, chiến lược tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến kinh tế xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới, trong đó nhấn mạnh “Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động thực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh và phát triển bền vững đã trở thành quan điểm của Đảng và chính sách xuyên suốt của Nhà nước, là nội dung căn bản của đường hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay. [1]
Quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. FDI đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của nước nhận đầu tư được hiểu là khi FDI đáp ứng các kỳ vọng của nước nhận đầu tư: huy động vốn, tăng tổng đầu tư xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, quy trình, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại; đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng, chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm nhu cầu phát triển trong nước và hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế; thúc đẩy R&D, nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp; phát triển các ngành nghề mới, mở rộng thị trường, thâm nhập ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; tác động cạnh tranh, lan tỏa buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ; tăng cường liên kết và hỗ trợ giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như trong chính nội bộ khu vực FDI, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trái lại, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới nước nhận đầu tư về cả mặt kinh tế và xã hội. Những nước này đang phải đối mặt với những thách thức phức tạp, đòi hỏi sự chuyển dịch sang một mô hình tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường, với việc thu hút nhiều hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó ngày càng quan tâm đến dòng vốn FDI “xanh”. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững phải song hành cùng nhau và đầu tư xanh là điều kiện tiên quyết để thực hiện cả hai mục tiêu. Chuyển sang nền kinh tế xanh đòi hỏi phải thay đổi chính sách và giải pháp thu hút FDI phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất của quá trình tái sản xuất
2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
FDI tại Việt Nam chỉ thực sự được mở ra sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành ngày 29/12/1987, đây là một bước ngoặt thực sự quan trọng trong thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế, tạo tiền đề FDI vào Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, pháp luật về FDI và chính sách FDI không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 30 năm, FDI luôn là khu vực phát triển năng động và đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tính đến tháng 12/2017, cả nước có 24.748 dự án FDI còn hiệu lực, đến từ 125 quốc gia và vũng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đạt gần 319 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). FDI đã có mặt trên 63/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam [9]
Bảng 1.Đầu tư trực tiếp nước ngoàiđượccấpgiấyphéptheotừnggiai đoạn
Đơnvịtính:TriệuUSD
Năm |
Sốdựán |
Vốnđăngký |
Tổngsốvốnthựchiện |
Tổngsố |
26.500 |
375.470,01 |
171.992,9 |
1988-1990 |
211 |
1.603,5 |
|
1991-2000 |
3.133 |
43.888,7 |
20.668,2 |
2001-2010 |
10.082 |
168.880,5 |
58.478 |
2011-2015 |
7.980 |
100.355,6 |
59.546,7 |
2016-2017 |
5.094 |
60.741,7 |
33.300 |
(Nguồn:TổngcụcThốngkê)
Số dự án được cấp phép và số vốn FDI thực hiện luôn có sự gia tăng của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Nếu xét theo từng năm, các con số này thường có sự biến động, thể hiện sự phụ thuộc vào việc điều chỉnh chính sách của Việt Nam trong từng giai đoạn và tình hình kinh tế, tài chính khu vực và toàn cầu.
Hình 1.Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1991-2017 theo từng năm.
(Nguồn:TổngcụcThốngkê)
* Về cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực:
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: VớichủtrươngchútrọngmởrộngFDI trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng, cho đến nay các dự án FDI thuộc các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may... vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và bảo đảm nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech, Samsung.... Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Tính đến tháng 12/2017, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 14.153 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký xấp xỉ 222,6 tỷ USD, chiếm 57,2% về số dự án,69,84%tổngvốnđăngkývà khoảng70%vốnthực hiện
- Lĩnh vực dịch vụ: Việt Nam có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa đối với FDI hướng vào phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2017, có 10.084 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 92,6 tỷ USD, chiếm 40,7% về số dự án và gần 29,06% tổng vốn đăng ký.
- Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: Việt Nam luôn có dành những ưu đãi cho các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả là tỷ trọng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp của khu vực kinh tế FDI chưa được như mong muốn. Tính đến tháng 12/2017, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có 511 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 3,52 tỷ USD, chiếm 2,06% về số dự án và 1,1% tổng vốn đăng ký. Các dự án FDI trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư rất thấp
* Về cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức và đối tác đầu tư
- Tínhđếntháng 12/2017,chủyếucácdựánFDIđanghoạtđộnglàtheohìnhthức100%vốnnướcngoài,có20.719dựánĐTNNvớitổngvốnđăngkýhơn231,2tỷ USD,chiếm83,72%vềsốdựánvà72,54%tổngvốnđăngký.Theohìnhthứcliên doanhcó3.775dựánvớitổngvốnđăngkýgần68,31tỷUSD,chiếmgần15,25%về sốdựánvà21,43%tổngvốnđăngký.Sốcònlạithuộccáchìnhthứckhácnhưhình thứcHợpđồnghợptáckinhdoanh,BOT,BT,BTOvớisốdựánchiếmkhoảng1%và tổngsốvốnđăngkýkhoảng6% [10].
Hình 2. TỷtrọngFDItheohìnhthứcđầutưtínhđến12/2017
(Nguồn:CụcĐầutưNướcngoài)
PhầnlớncácdoanhnghiệpFDIlàdoanhnghiệp100%vốnnướcngoài,vànhiềuliêndoanhsaumộtthời gianvậnhànhcũngbịphíađốitácnướcngoàithaotúng,phảichuyểngiaochophía nhàđầutưnướcngoàithànhdoanhnghiệp100%vốnnướcngoài.Điềunàyhạnchế rấtlớnmụctiêuhọctập,chuyểngiao,tiếpthu,làmchủcáccôngnghệtiêntiến,cũng nhưkiểmsoáttiêucựcnhưchuyểngiá(lỗgiả,lãithật),thaotúngthịtrường...củacác doanhnghiệpFDI,dẫntớitìnhtrạngpháttriểnthiếubềnvữngcủaFDIgâykhókhăn trongtheođuổimụctiêupháttriểnkinhtế bềnvữngcủaViệtNam. [3]
- Theo đối tác đầu tư: Trong tổng số 24.748 dự án được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 318 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm), tính đến 20/12/2017, các nước Châu Á chiếm khoảng trên 70%, riêng ASEAN chiếm khoảng 20% tổng vốn đăng ký. Một số nước chiếm tỷ trọng vốn đăng ký đầu tư khoảng 10% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam trở lên, đó là Hàn Quốc 18,09%, Nhật Bản 15,52%, Singapore 13,23% và Đài Loan 9,7%. Các dự án FDI vào Việt Nam của EU chiếm 10%, đứng thứ 5. Và Hoa Kỳ chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 9 trong tổng số trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam
Nếutínhtheoquymôvốnbìnhquânmộtdựán,cócácdựánđếntừtrên30quốcgiavàvùnglãnhthổcóquymôvốntrungbìnhmộtdựántrên 10triệuUSD. FDItrongthờigianquachothấy,cácnhàđầutưnướcngoài đếntừkhuvựcĐôngNamÁvàChâuÁvẫnchiếmtỷtrọnglớn.Điềunàyđồngnghĩa vớiviệcngànhnghề,sảnphẩm,côngnghệtriểnkhaiởViệtNamcủanhàđầutưchủ yếuởmứctrungbình,thậmchíkhôngítdựánlàngànhnghề,sảnphẩm,côngnghệ thấp,gâyônhiễmmôitrường.ViệtNamvẫnchưathuhútđượchoặcthuhútđượcrất hạnchếcácnhàđầutưhàngđầutrongtừnglĩnhvực,ngànhnghề,sảnphẩmcụthể. VớinhữngnhàđầutưlớncódựánđầutưởViệtNamnhưSamsung,Cannon,Intel, Piaggio…,ViệtNamcũngchỉthamgiaởkhâulắpráp,làkhâucógiátrịgiatăngthấp nhấttrongchuỗigiátrịsảnphẩm.Đâylàmộttháchthứckhôngnhỏđốivớiviệcthực hiệnmụctiêupháttriểnkinhtếtheo hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào có thể xuất hiện các nguy cơ tiềm ẩn xấu đối với nền kinh tế nếu không kiểm soát chặt chẽ, chẳng hạn như nguy cơ thâm hụt thương mại, và phải lệ thuộc phần lớn vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại. Đối với các nước chủ nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn với các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ, các ngành công nghiệp được bảo hộ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản. Thách thức chủ yếu đối với Việt Nam là phải tìm được giải pháp thúc đẩy FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầm của các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên những xung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của khu vực FDI trong lĩnh vực năng lượng xanh, nông nghiệp sạch và công nghiệp xanh ở Việt Nam là cần thiết để Chính phủ nắm bắt tình hình và có động thái phù hợp nếu cần thiết. [5]
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo cung cấp khoảng 19,3% tổng tiêu thụ năng lượng toàn thế giới vào năm 2015. Năng lượng tái tạo đang được phát triển nhanh trên toàn thế giới, xu thế ngày càng trở lên rõ ràng, phát triển năng lượng tái tạo không còn phụ thuộc vào một số quốc gia nhỏ các quốc gia mà đã mang tính toàn cầu.
Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong hơn 30 năm qua với dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sử dụng năng lượng chủ yếu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang một nền kinh tế công nghiệp sử dụng các dạng năng lượng tổng hợp và hiện đại. Tổng lượng cung cấp các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2015 là 70,6 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), trong đó năng lượng thương mại chiếm 81,1% và năng lượng phi thương mại chiếm 16,9% trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp quan trọng cho sản xuất điện trong những năm qua là thủy điện, công suất và điện năng sản xuất từ các nhà máy thủy điện đóng góp một tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu sản xuất điện của Việt Nam. Với những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển điện quốc giá sửa đổi giai đoạn 2011 – 2020 với tầm nhìn đến 2030 tại quyết định số 428/QĐ – TTg ngày 18/03/2016 (sau đây gọi tắt là quy hoạch điện VII điều chỉnh), theo quy hoạch điện VII thì Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, tăng tỷ trọng điện phát sinh từ các nguồn năng lượng tái tạo (trừ thủy điện có quy mô lớn và vừa) lên tới 7% vào năm 2020 và trên 10% vào năm 2030 [2].
Bảng 2. Các mục tiêu của quy hoạch điện VII điều chỉnh về năng lượng tái tạo
Năng lượng thay thế |
2020 |
2025 |
2030 |
|
---|---|---|---|---|
Gió |
Tổng công suất |
800 MW |
2.000 MW |
6.000 MW |
% sản lượng điện |
0,8% |
1% |
2,1% |
|
Thủy điện |
Tổng công suất |
21.600 MW |
24.600 MW |
27.800 MW |
% sản lượng điện |
29,5% |
20,5% |
15,5% |
|
Sinh khối |
Tổng công suất |
N/A |
N/A |
N/A |
% sản lượng điện |
1% |
1,2% |
2,1% |
|
Mặt trời |
Tổng công suất |
850 MW |
4.000 MW |
12.000 MW |
% sản lượng điện |
0,5% |
1,6% |
3,3% |
(Nguồn: TS. Michael Braun, Công nghệ năng lượng tiên tiến: Xu hướng và ứng dụng tại Việt Nam, 2018.)
Về tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam: Bộ công thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió ở một số địa phương, theo đó dự kiến đến năm 2030 Cà Mau có thể phát triển 3.607 MW, Bình Thuận: 2.500 MW, Ninh Thuận: 1.409 MW, Trà Vinh: 1.608 MW, Sóc Trăng: 1.470 MW. Đối với năng lượng mặt trời, Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời có cường độ bức xạ mặt trời trung bình trong năm của cả nước khoảng 4,6 tỷ kWh/m2/ngày cao hơn so với mức trung bình của thế giới, trong đó khu vực phía Bắc có cường độ bức xạ trung bình là 3,69 kWh/m2/ngày và khu vực phía Nam là 5,9 kWh/m2/ngày. Trong thời gian gần đây đã có nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển các dự án điện mặt trời, EVN và các đơn vị thành viên đang triển khai các bước quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 23 dự án với tổng công suất khoảng 3.100 MW, chủ yếu phát triển trên các mặt hồ của thủy điện. Ngoài ra, các nguồn năng lượng sinh khối và các dạng năng lượng tái tạo khác như thủy điện, địa nhiệt và năng lượng đại dương. [4]
Theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam hiện nay, nguồn năng lượng truyền thống đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn và nhu cầu sử dụng ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc tăng cường đầu tư cho năng lượng tái tạo là một trong các giải pháp tối ưu. Trong thời gian tới, Việt Nam tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trong đó thu hút FDI trong lĩnh vực năng lượng sạch, sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hoá môi trường có thể mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam và giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh [7].
Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong số 110 dự án FDI đầu tư vào các dự án sản xuất điện, khí đốt, Việt Nam đã thu hút được 16 dự án FDI trong lĩnh vực năng lượng sạch, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 778 triệu USD (chiếm 14,5% về số dự án và 6% tổng số vốn đầu tư đăng ký trong ngành điện và khí đốt). Quy mô bình quân cho một dự án năng lượng xanh khoảng trên 48 triệu USD, cao hơn quy mô bình quân cho 1 dự án FDI khoảng 13 triệu USD/dự án, nhưng thấp hơn nhiều so với quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án trong ngành sản xuất điện (khoảng 115 triệu USD). Năm 2009, có 2 dự án FDI trong năng lượng đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 90,5 triệu USD. FDI trong lĩnh vực này có giảm xuống trong năm 2013 sau đó tăng dần vào năm 2014. Năm 2015, vốn đăng ký vào lĩnh vực này đạt trên 356 triệu USD. Sản xuất điện từ năng lượng gió thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là 577 triệu USD, chiếm 74% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực năng lượng xanh. Đứng thứ 2 là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 137,38 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký của lĩnh vực này. Cuối cùng là dự án sản xuất điện sinh khối, với số vốn đầu tư đăng ký là 59,2 triệu USD, chiếm 8%. Tháng 8/2018, Trà Vinh chấp thuận chủ trương cho 3 nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 3.370 tỷ đồng; trong đó vốn góp của nhà đầu tư chiếm 20%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng Landesbank Baden-Wurttembrg-LBBW, CHLB Đức. Dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh sẽ được xây dựng trên tổng diện tích 2.747 ha tại khu đất bãi bồi ven biển xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh), với công suất thiết kế 78 MW, có từ 18-19 cột tua bin gió. Các nhà đầu tư thực hiện dự án gồm Công ty CP Năng lượng tái tạo Ecotech Việt Nam; Công ty Janakuasa Pte LTD (Singapore) [8].
4. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam
Qua thực trạng ở trên, nhóm tác giả đánh giá thu hút FDI trong lĩnh vực năng lượng sạch, những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng và lĩnh vực hàng hoá môi trường có thể mang lại lợi ích đối với môi trường của Việt Nam và giúp đất nước đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh. Việc thúc đẩy những dự án FDI xanh vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế, có thể thấy rằng số lượng và quy mô dự án trong lĩnh vực năng lượng xanh chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam. Việc thu hút dự án năng lượng xanh vào Việt Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Để thúc đẩy hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, cần có chính sách quảng bá, mời gọi các doanh nghiệp FDI cho các lĩnh vực phát triển năng lượng xanh. Cùng với đó cần thiết phải xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương để lựa chọn, đề xuất các lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đầu tư ngay từ khâu mời gọi và xúc tiến đầu tư. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu vực khó khắn như: Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực vùng núi, Miền Trung,…Có như vậy chính phủ mới điều tiết được các nguồn vốn đầu tư FDI vào địa bàn mong muốn, đồng thời nhà đầu tư có thể phát huy được lợi thế của mình trong từng lĩnh vực, địa bàn để có phương án đầu tư hiệu quả.
Hai là, cần tiếp tục ban hành hệ thống văn bản pháp quy tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư thông qua cơ chế một cửa đảm bảo các thủ tục liên ngành tương đối đồng bộ, thuận lợi cũng như là tiêu chuẩn dự án năng lượng xanh để có cơ sở cho việc vấp vốn cho dự án đầu tư.
Ba là, Nghiên cứu ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển năng lượng xanh, như ưu đãi về tín dụng đầu tư, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án năng lượng xanh... Một vấn đề khác là các doanh nghiệp nước ngoài không thể phát triển năng lượng xanh nếu như không có doanh nghiệp trong nước cung cấp trang thiết bị để sản xuất điện. Vì vậy, các nhà đầu tư lớn hiện vẫn đang tìm đối tác đủ mạnh ở trong nước, cũng như kết nối với những công ty toàn cầu để tìm nguồn cung cấp thiết bị, giúp hạ tối đa giá thành sản xuất điện. Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp lớn ở các quốc gia phát triển muốn mua năng lượng với cam kết 100% năng lượng sạch. Đơn cử là các doanh nghiệp của Mỹ như Google, Nike, Intel… sẵn sàng thỏa thuận mua điện trực tiếp từ nhà cung cấp, mang tính chất toàn cầu, chứng nhận toàn cầu, kể cả phải trả tiền cao hơn để sử dụng nguồn năng lượng sạch từ gió, mặt trời. Và như vậy Việt Nam rõ ràng là có cơ hội rất lớn để thu lợi từ việc đầu tư vào năng lượng xanh.
Bốn là, phải có lộ trình rõ ràng và chính sách minh bạch hơn nữa về năng lượng xanh. Gần đây một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh vì họ đã hiểu rõ ràng hơn về lộ trình, hướng đi của lĩnh vực này tại Việt Nam. Đối với năng lượng xanh là lĩnh vực đòi hỏi vốn tương đối lớn, vì vậy các tập đoàn lớn có những quy tắc đầu tư nghiêm ngặt. Để đảm bảo thu hút đầu tư, các nhà đầu tư cần thấy rõ quy hoạch tổng thể cũng như các chính sách minh bạch để yên tâm thực hiện dự án.
Năm là, Cần sớm điều chỉnh quy hoạch và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đáp ứng cho việc thực hiện các dự án đầu tư vào năng lượng xanh của các doanh nghiệp FDI. Từng địa phương, khu vực cần nhìn thấy rõ nhu cầu thực tế từ các dự án trên địa bàn để năm bắt nhu cầu cụ thể của từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc,…
Sáu là, cần tăng cường công tác truyền thông để các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt được các thông tin và những định hướng về chính sách ưu đãi nhà nước đối với lĩnh vực năng lượng xanh. Điều này khẳng định chính sách nhất quán của nhà nước trong việc đảm bảo tính pháp lý về quyền lợi cảu các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: