Trao đổi về lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, mức hưởng BHYT
Nguyễn Khánh Thu Hằng
Tóm tắt:Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20/5/2019 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng. Vì vậy, từ ngày 1/7/2019 sẽ có 8 nhóm đối tượng sẽ được hưởng mức tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2019 và ngày 16/5/2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng ban hành Công văn số 1602/BHXH-CSYT hướng dẫn áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm ý tế (BHYT). Bài viết này trao đổi về những thay đổi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, mức hưởng BHYT.
Từ Khoá: Lương, trợ cấp BHXH, …
Hiện nay vấn đề về lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và mức hưởng BHYT là những vấn đề được người lao động quan tâm và tìm hiểu. Khi có bất cứ sự thay đổi nào cũng trở thành điểm nóng của xã hội. Khi Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ban hành thì từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động là 1.490.000 đồng/tháng, tăng thêm 100.000 đồng so với hiện hành. Như vậy mức lương cơ sở tăng lên sẽ kéo theo mức hưởng BHYT cũng tăng lên.Cụ thể, kể từ ngày 01/7/2019, mức hưởng BHYT là 15% mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng; 6 tháng lương cơ sở tương đương với 8.940.000 đồng. Đối với mức thanh toán trực tiếp là 0,15 lần mức lương cơ sở tương đương với 223.500 đồng; 0,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 745.000 đồng; 1,0 lần mức lương cơ sở tương đương với 1.490.000 đồng; 2,5 lần mức lương cơ sở tương đương với 3.725.000 đồng. Ngoài ra, về mức thanh toán chi phí vật tư y tế, danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT không vượt quá 45 tháng lương cơ sở tương đương với 67.050.000 đồng.
Sau nghị định số 38/2019/NĐ-CP, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định số 44/2019/NĐ-CP về 8 nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng. Đó là:
Một là, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ Quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Hai là, cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/ 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Ba là, người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Bốn là, cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Năm là, quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáu là, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảy là, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tám là, người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Như vậy, Với những sự thay đổi trên thì người lao động sẽ khi nghỉ hưu sẽ nhận tiền lương tăng thêm một khoản và những người lao động khác chưa tham gia đóng các khoản bảo hiểm thì sẽ có động lực hơn trong việc thực hiện đóng các khoản này.
Tài liệu tham khảo
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: