CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN ĐÀ NẴNG LÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC DUY TÂN
Th.S Lê Thị Huyền Trâm
Tóm tắt
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên Đại học Duy Tân. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trên cơ sỡ khảo sát 450 sinh viên ở nhiều khóa của ĐH Duy Tân, với mô hình giả thuyết gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: (1)Môi trường sống, (2)Thu nhập và việc làm, (3)Cơ hội phát triển nghề nghiệp, (4)Yếu tố gia đình và bản thân.
Từ khóa: sự hài lòng, quyết định , đại học.
Hằng năm, có hàng trăm nghìn sinh viên từ các địa phương theo học từ các trường Đại học và cao đẳng trong cả nước tốt nghiệp và có việc làm, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Hầu hết, sau khi tốt nghiệp ra trường các sinh viên luôn có xu hướng tìm đến làm việc tại các thành phố đang có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng một trong những nơi có mức sống, mức thu nhập cao hơn những vùng khác, có điều kiện phát huy tài năng và trí tuệ của mình nên tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường chọn Đà Nẵng làm nơi làm việc chiếm tỷ lệ cao.Chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường đã chọn Đà Nẵng là nơi làm việc, trong đó có sinh viên Trường Đại học Duy Tân.Đại học Duy Tân là Trường Đại học ngoài công lập lớn nhất miền Trung số lượng sinh viên theo học đông và hằng năm sinh viên ra trường chọn Đà Nẵng là nơi làm việc chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều nguyên nhân để sinh viên Trường Đại học Duy Tân chọn Đà Nẵng là nơi làm việc.
Đó chính là lý do nhóm chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên Đại học Duy Tân”.Để đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chon nơi làm việc của các bạn sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu: các sinh viên đang theo học tại Trường đại học Duy Tân
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng việc chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên trường Đại học Duy Tân.
Để thực hiện tốt nhất cho đề tài nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi. Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS 16.0. Thang đo được xây dựng dựa trên phương pháp đánh giá với hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA và sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc SEM để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết đã xây dựng.
- Môi trường sống: bao gồm các yếu tố liên quan đến nội dungchọn nơi làm việc sau khi ra trường như là thành phố xanh, sạch, đẹp; người dân thân thiện; mức phí sinh hoạt không quá cao; có an ninh tốt và giao thông thuận tiện. Đây chính là nhân tố đầu tiên tác động đếnquyết định chọn nơi làm việc. Vì vậy, một khi các yêu cầu này được thỏa mãn thì chắn chắn quyết định chọn nơi làm việc làm cao.
- Thu nhập và việc làm: khi ra trường vấn đề thu nhập và việc làm thường được sinh viên quan tâm, ví dụ như: nơi dễ tìm việc làm, nơi có nhiều chính sách đãi ngộ, nơi thu nhập cao, nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực. Vì vậy, trong giai đoạn này yếu tố thu nhập và việc làmđóng vai trò quyết định. Do đó, phần II của bảng hỏi sẽ là yếu tố Thu nhập và việc làm.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp:các yếu tố về một thành phố trọng điểm về kinh tế; nơi có nhiều doanh nghiệp và công ty; nơi phát triển mạnh về các lĩnh vực du lịch, khách sạn và công nghệ phần mềm, chế tạo sản xuất lớn; có thể tạo cơ hội khởi nghiệp, cơ hội học tập cao sẽ là vấn đề mà sinh viên ra trường quan tâm sau thu nhập.Một nơi có cơ hội phát triển nghề nghiệp cao sẽ thu hút được nhiều nhân lực. Do đó, phần III của bảng hỏi sẽ là cơ hội phát triển nghề nghiệp.
- Yếu tố gia đình và bản thân: Đây là nhân tố quan trọng trong việc chọn nơi làm việc. Bản thân có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ, tin học tốt, có kỹ năng cơ bản, kỹ năng ứng dụng và kỹ năng phát triển để thích ứng với yêu cầu làm việc sẽ chọn được nơi làm việc tốt và cơ hội để phát triển cao.
Kết quả phát 450 phiếu thu hồi 420 phiếu, trong quá trình nhập liệu, làm sạch số liệu có 20 phiếu trả lời không hợp lệ. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu khảo sát không cung cấp đủ thông tin hoặc thông tin bị loại bỏ do người được điều tra đánh cùng một loại lựa chọn. Do vậy mẫu khảo sát chính thức còn 400 phiếu
Bảng 1 :Kết quả phân tích độ tin cậy các nhóm biến bằng hệ số Cronbach’ Alpha
STT |
Nhóm biến |
Số biến quan sát |
Cronbach’Alpha |
1 |
Môi trường sống |
7 |
0,873 |
2 |
Thu nhập và việc làm |
4 |
0,816 |
3 |
Cơ hội phát triển nghề nghiệp |
5 |
0,918 |
4 |
Gia đình và bản thân |
6 |
0,833 |
Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố thuộc biến độc lập
Trước tiên để kiểm tra xem các nhân tố độc lập có phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA hay không, ta tiến hành kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO.
Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập
KMO and Bartlett's Test |
|
||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.895 |
||
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
6817.902 |
|
Df |
231 |
||
Sig. |
.000 |
||
KMO and Bartlett's Test
|
|
||
KMO and Bartlett's Test |
||||
|
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. |
.728 |
|
|
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
526.795 |
|
|
Df |
3 |
|
|
|
Sig. |
.000 |
|
|
|
||||
Total Variance Explained |
||||||
Component |
Initial Eigenvalues |
Extraction Sums of Squared Loadings |
||||
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
|
1 |
2.318 |
77.266 |
77.266 |
2.318 |
77.266 |
77.266 |
2 |
.383 |
12.771 |
90.037 |
|
|
|
3 |
.299 |
9.963 |
100.000 |
|
|
|
Hệ số KMO = 0.728 (>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.000 (<0.05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp.Tại mức Eigenvalues = 2.318 (>1), EFA đã rút trích được 4 nhân tố từ 22 biến quan sát với tổng phương sai trích là 77.266 % (>50%) và không có nhân tố mới được hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.
Bảng 4: Kết quả chạy tương quan
Correlations |
||||||
|
QD |
MT |
NN |
GD |
TN |
|
QD |
Pearson Correlation |
1 |
.559** |
.380** |
.566** |
.209** |
Sig. (2-tailed) |
|
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
|
MT |
Pearson Correlation |
.559** |
1 |
.427** |
.590** |
.433** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
|
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
|
NN |
Pearson Correlation |
.380** |
.427** |
1 |
.409** |
.553** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
|
.000 |
.000 |
|
N |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
|
GD |
Pearson Correlation |
.566** |
.590** |
.409** |
1 |
.351** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
.000 |
|
.000 |
|
N |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
|
TN |
Pearson Correlation |
.209** |
.433** |
.553** |
.351** |
1 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
|
N |
400 |
400 |
400 |
400 |
400 |
|
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). |
Sau khi rút trích được các nhân tố tư phân tích nhân tố khám phá, ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên. Phân tích hồi quy thực hiện với 4 nhân tố độc lập: (1) Môi trường sống, (2) Thu nhập và việc làm, (3) Cơ hội phát triển nghề nghiệp, (4) Yếu tố gia đình và bản thân.
Coefficientsa |
||||||||
Model |
Unstandardized Coefficients |
Standardized Coefficients |
t |
Sig. |
Collinearity Statistics |
|||
B |
Std. Error |
Beta |
Tolerance |
VIF |
||||
1 |
(Constant) |
.539 |
.220 |
|
2.451 |
.015 |
|
|
MT |
.458 |
.065 |
.351 |
7.027 |
.000 |
.584 |
1.714 |
|
NN |
.179 |
.048 |
.181 |
3.763 |
.000 |
.631 |
1.586 |
|
GD |
.362 |
.051 |
.342 |
7.053 |
.000 |
.621 |
1.611 |
|
TN |
.189 |
.055 |
.163 |
3.437 |
.001 |
.646 |
1.548 |
|
a. Dependent Variable: QD |
Hồi quy chưa chuẩn hóa sẽ là:
QD = 0.539 + 0.458MT + 0.179NN + 0.362GD + 0.189TN + e
Hồi quy chuẩn hóa sẽ là:
qd* = 0.351mt* + 0.181nn* + 0.342gd* + 0.163tn*
Nguồn nhân lực của mỗi địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó các vấn đề thu hút sinh viên đã tốt nghiệp để ở lại địa phương đó làm việc luôn là vấn đề quan trọng và thiết yếu, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng . Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên trong đó có 4 nhân tố chủ yếu là: Môi trường sống, Thu nhập và việc làm,Cơ hội phát triển nghề nghiệp, Yếu tố gia đình và bản thân. Trong đó yếu tố môi trường sống và cơ hội phát triển nghề nghiệp có tác động mạnh nhất.
Bằng nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu liên quan trước đây, đề tài đã xây dựng mô hình nghiên các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên Trường Đại học Duy Tân đolườngquyếtđịnhchọnĐà Nẵng là nơi làmviệc đối với các nhân tố kểtrên.
Qua kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha đối với từng nhân tố cho thấy các thang đo đều thỏa. Năm nhân tố này được đưa vào phân tích hồi qui tuyến tính để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên Trường Đại học Duy Tân. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, cả bốn nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có tác động đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc của sinh viên. Gồm các nhân tố việc làm, môi trường sống, thu nhập, cơ hội phát triển nghề nghiệp, yếu tố gia đình và một số yếu tố khác. Từ các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan, đề tài đã xây dựng được tổng cộng 22 biến quan sát dùng để làm thang đo của sinh viên Trường Đại học Duy Tân với mức độ khác nhau. Trong đó, nhân tố Môi trường sống có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc (với Beta = 0,458). Các nhân tố tác động đến quyết định chọn Đà Nẵng là nơi làm việc tiếp theo lần lượt là Thu nhập và việc làm (với Beta= 0,179); Cơ hội phát triển nghề nghiệp (với Beta = 0,362); Yếu tố gia đình và bản thân (với Beta = 0,189).
Thực tế hiện nay, số lượng sinh viên sau khi ra trường có việc làm ngay đúng với nghề nghiệp chuyên môn là còn khá ít, thất nghiệp nhiều là những trở ngại lớn nhất. Nguyên nhân một phần là do chưa có sự gặp nhau giữa nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương và ngành nghề được đào tạo từ trường đại học của sinh viên. Do đó, để giải quyết được vấn đề ảnh hưởng đến quyết định làm việc của sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần có sự phối hợp từ nhiều phía.
Theo đó, tập trung vào một số giải pháp như sau:
- Tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Kêu gọi, thu hút đầutư trong và ngoài nước về địa phương nhằm tạo ra nhiều công ăn, việc làm để tuổi trẻ có cơ hội làm việc không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp cho gia đình, xã hội.
Đẩy mạnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút sinh viên tốt nghiệp. Tăng cường cung cấp thông tin tuyển dụng .Trước tiên, các địa phương cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực chính quyền và minh bạch hóa thông tin. Xử lý nhanh những hồ sơ tuyển dụng đạt yêu cầu và thực hiện theo đúng chính sách thu hút đưa ra. Tránh tình trạng chậm chạp, quy trình phức tạp làm họ phải mất thời gian lâu, chờ đợi dẫn đến chán nản, thất vọng rồi lại đi tìm một cơ hội mới tốt hơn để làm việc. Mạnh dạn giải quyết nhanh chóng, kịp thời những tồn đọng như tình trạng con ông cháu cha, quan liêu, cửa quyền… Có như vậy, sinh viên mới có được niềm tin, cơ hội và tương lai để mạnh dạn đến địa phương để làm việc, góp phần nâng cao mạnh mẽ sự phát triển của địa phương mình.
6.4 Về phía sinh viên:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: