PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
ThS. Dương Thị Thanh Hiền
Khoa Kế toán – Trường Đại học Duy Tân
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh khả năng kết hợp các nguồn lực đầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu sinh lợi của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được những điểm mạnh cần phát huy và hạn chế cần khắc phục trong sử dụng nguồn lực, từ đó, doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần đạt được mục tiêu sinh lợi trong kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt mang tính toàn cầu như hiện nay.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cá biệt:
Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi, như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất ...
Hiệu suất sử dụng tài sản |
= |
Doanh thu thuần |
* 100% |
Tổng tài sản bình quân |
Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Nếu giá trị của các chỉ tiêu trên càng cao thì doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra càng nhiều, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Khi phân tích hiệu suất sử dụng tài sản thì sử dung phương pháp so sánh để có thể thấy được sự tăng giảm hiệu suất sử dụng tài sản giữa các kỳ hoạt động, mức độ thực hiện so với kế hoạch hay thấy được sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng quy mô.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn |
= |
Doanh thu thuần |
* 100% |
Tổng tài sản dài hạn bình quân |
Chỉ tiêu này cho ta biết khi đầu tư 100 đồng tài sản dài hạn thì trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định |
= |
Doanh thu thuần Nguyên giá tài sản cố định bình quân |
*100% |
Khi phân tích hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn hay hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì sử dung phương pháp so sánh để có thể thấy được sự tăng giảm hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn hay hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các kỳ hoạt động, mức độ thực hiện so với kế hoạch hay thấy được sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng quy mô.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn là một bộ phận tài sản có tốc độ luân chuyển nhanh so với tài sản dài hạn. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao thì sẽ nâng cao được khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận cũng như tạo ra tiền của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn |
= |
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Tổng tài sản ngắn hạn bình quân |
*100% |
Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư 100 đồng vào tài sản ngắn hạn thì trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Khi phân tích hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn ta xem xét thêm các chỉ tiêu quan trọng khác như: số vòng quay nợ phải thu khách hàng và số vòng quay hàng tồn kho.
- Số vòng quay nợ phải thu khách hàng
Số vòng quay nợ phải thu khách hàng |
= |
Doanh thu thuần BH&CCDV bán chịu + VAT đầu ra tương ứng Số dư bình quân khoản phải thu khách hàng |
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp thì các khoản phải thu khách hàng quay (luân chuyển) được bao nhiêu vòng.
Số ngày của một chu kỳ nợ |
= |
360 Số vòng quay nợ phải thu khách hàng |
(ngày) |
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với thời hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền.
- Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho |
= |
Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân |
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là càng tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao. Khi phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho |
= |
Số dư bình quân hàng tồn kho Giá vốn hàng bán |
* 360 |
Số vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu khách hàng càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng tăng.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của từng loại nguồn lực. Để có thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải phân tích hiệu quả tổng hợp. Phân tích hiệu quả tổng hợp sẽ cho ta thấy được khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu quả tổng hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hiệu quả tổng hợp này được thực hiện thông qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà cụ thể là thông qua việc phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp và phân tích khả năng sinh lời từ tài sản.
Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả.
Cách xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu |
= |
Lợi nhuận Doanh thu |
x 100% |
Khi sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính thì chỉ tiêu trên được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần |
= |
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần |
x 100% |
Khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần HĐKD |
= |
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh |
x 100% |
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong chỉ tiêu này bao gồm doanh thu thuần của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chínhvà lợi nhuận cũng là lợi nhuận của hoạt động bán hàng và cung cấo dịch vụ vào lợi nhuận hoạt động tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần HĐKD |
= |
Lợi nhuận thuần HĐKD + chi phí khấu hao Doanh thu thuần HĐKD |
x 100% |
Phân tích khả năng sinh lời tài sản
Phân tích khả năng sinh lời của tài sản sẽ được thực hiện thông qua việc phân tích 2 tỷ số: tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và nó được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) |
= |
Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân |
x 100% |
Tùy theo mục đích của nhà phân tích mà chỉ tiêu trên có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích thì không chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp so sánh để phân tích mà còn phải sử dụng thêm phương pháp loại trừ để có thể làm rõ các nhân tố ảnh hưởng hay nói cách khác là làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế.
RE |
= |
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân |
X |
100 |
Hay:
RE |
= |
EBIT Tổng tài sản bình quân |
X |
100 |
RE được gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản vì lợi nhuận ở tử số của chỉ tiêu này không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chi phí lãi vay. Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào công thức tính toán HQKD của DN thì con đường cơ bản để nâng cao HQKD là tìm mọi biện pháp để tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu phải nhanh hơn tốc độ giảm chi phí. Các biện pháp để thực hiện rất khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng DN.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp như:
Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động là cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là nhiệm vụ rất quan trọng của mọi doanh nghiệp.
·Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ, mời giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp. Một số vấn đề mới, phức tạp nên kết hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyển giao công nghệ, đào tạo ngay trong quá trình tổ chức triển khai.
· Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe…), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc.
Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh. Có như vậy mới cân đối cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
·Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu.
·Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiết khấu tài chính để kích thích khách hàng thanh toán sớm, huy động vốn cổ đông và trái phiếu dài hạn.
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là công việc thường xuyên và lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
·Đầu tư đổi máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại với giá cả phù hợp với tiềm lực tài chính của từng doanh nghiệp (thời gian khấu hao ngắn, chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp) để nhanh chóng đi vào sản xuất ổn định đạt hiệu quả cao.
· Nâng cao chất lượng công tác duy tu, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác nhằm tăng tuổi thọ, độ tin cậy của máy móc thiết bị, đảm bảo chất lượng hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những gián đoạn trong quá trình sản xuất làm giảm chất lượng sản phẩm.
Ngày nay, công nghệ thông tin giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh xây dựng phần cứng (kỹ thuật), các doanh nghiệp cần quan tâm đến hoàn thiện phần mềm (nội dung) của trang Web nhằm đảm bảo thông tin trên mạng được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng Internet phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng trên mạng để kịp thời đề ra những chính sách thích hợp.
· Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp nên áp dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu hàng hóa của từng doanh nghiệp.
·Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các ngân hàng dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công việc này đòi hỏi sự thiết kế tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin.
3. Kết luận
Tài liệu tham khảo
[3].https://voer.edu.vn/m/mot-so-bien-phap-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-cua-cac-doanh-nghiep/088a6336truy cập ngày 5/6/2019
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: