NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG
Nhóm tác giả
Nguyễn Mạnh Cường
Nguyễn Đặng Đức Dưỡng
PhạmThị Thuỳ Dung
Dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Dương Thị Thanh Hiền – Khoa Kế toán - DTU
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới để nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Trong điều kiện phát triển và hội nhập nền kinh tế của đấtnước, để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố động lực của vùngkinh tế trọng điểm miền Trung, chính quyền thành phố đã khôngngừng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, ban hành những chính sáchưu đãi mang tính đột phá để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) pháttriển, đặc biệt là trong lĩnh vực TMĐT.Mặc dù trong những năm qua, TMĐT được ứng dụng rộngrãi trong các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Song, cácDN luôn đứng trước những khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhânlực, cơ sở pháp lý để triển khai TMĐT. Những hiểu biết hạn chế vềlợi ích của TMĐT cũng như tâm lý e ngại, chưa chủ động trong việcthay đổi hướng kinh doanh ... đã phần nào cản trở đến việc ứng dụngTMĐT trong các DN. Vì vậy,Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵnglà thật sự cần thiết, giúp các DN có nhữngquyết định phù hợp để ứng dụng TMĐT. Đồng thời, giúp cho các nhàquản lý có những giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ cho các DNứng dụng và phát triển TMĐT một cách hiệu quả hơn.
Do giới hạn về nguồn lực cũng như thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự chấp nhận sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tiếp cận theo thực tiễn và yêu cầu của hoạt động TMĐT tại các DN Đà Nẵng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT, qua đó nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của ứng dụng TMĐT trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính gồm thu thập tài liệu nghiên cứu về hoạt động TMĐT trong các DN để hình thành bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng phân tích dữ liệu điều tra 287 Phiếu khảo sát với 57 biến cùng các dữ liệu về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp… và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp đang ứng dụngTMĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp các DNnhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của ứng dụng TMĐT trongchiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT được tìm thấyqua nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý DN tham khảo đểhoạch định chiến lược phát triển TMĐT. Các đề xuất giúp các cơquan quản lý nhà nước tham khảo để xây dựng chính sách phù hợpthực tế; tạo môi trường pháp lý an toàn, hỗ trợ cho DN ứngdụng và phát triển TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, bài nghiên cứu gồm 5 chương, với cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về thương mại điện tử
Chương 2: Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
8. Kết quả nghiên cứu
Tính đến đầu năm 2018, quy mô số lượng các doanh nghiệp Đà Nẵng, bao gồm 38.715 doanh nghiệp, trong đó huyện Hòa Vang 1.464 DN, quận Cẩm Lệ 4.438, quận Hải Châu 12.623, quận Liên Chiểu 4360, quận Ngũ Hành Sơn 2847, quận Sơn Trà 4943, quận Thanh Khê 8090 và nội thành Đà Nẵng 50.
Hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử rất nhanh, đồng thời phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Hiện nay, lĩnh vực thương mại điện tử rất có tiềm năng phát triển, song trong bối cảnh nền kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với không ít thách thức.
Khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếthế giới, thì hoạt động ứng dụng TMĐT của ViệtNam nói chung và của Thành phố Đà Nẵng (TP ĐN)nói riêng ngày càng được quan tâm phát triển. UỷBan nhân dân TP ĐN đã đặt ra mục tiêu phát triểnTMĐT giai đoạn 2016-2020 là đẩy nhanh loại hìnhgiao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêudùng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, trongđó có 80% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử tronghoạt động giao dịch, trao đổi thông tin. 35% doanhnghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳthông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm doanh
nghiệp, 10% doanh nghiệp tham gia các trangthông tin điện tử TMĐT để mua bán, 20% doanhnghiệp ứng dụng các phần mềm ứng dụng các phầnmềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sảnxuất kinh doanh (SXKD). Tuy nhiên, tình hình ứngdụng TMĐT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) tại TP ĐN trong thời gian qua còn gặpnhiều trở ngại do nhận thức của doanh nghiệp vềTMĐT còn hạn chế, nguồn nhân lực dành choTMĐT tại các doanh nghiệp cũng chưa thật phùhợp...
Việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại thành phố ĐàNẵng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Thành phố đã chútrọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT. Các hoạt độngđào tạo, tư vấn, tuyên truyền, hội thảo về TMĐT… đã được đẩy
mạnh. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhất định. Nhận thức củalãnh đạo DN về hiệu quả kinh doanh TMĐT còn hạn chế mặc dù sốkết nối internet khá cao. Các DN chưa định hướng các ứng dụng theohướng TMĐT. Đội ngũ chuyên viên CNTT trình độ cao còn rấtmỏng. Ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại Đà Nẵng chỉ mớidừng lại ở cấp độ 1, 2 và hiệu quả về việc áp dụng TMĐT trong kinhdoanh của DN chưa cao.
Bài nghiên cứu tiến hành lược khảo tài liệucùng với việc nghiên cứu khám phá nhằm hoànchỉnh mô hình nghiên cứu (Hình 1) trước khi tiếnhành nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 200DNNVV bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênđơn giản từ danh sách 600 DNNVV hiện có đanghoạt động SXKD trên địa bàn TP ĐN đã ứng dụngTMĐT do Sở Công Thương cung cấp. Với cỡ mẫu200 DNNVV là cỡ mẫu đủ lớn và mang tính đại
diện cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụngmột số thông tin thứ cấp từ Cục Thống Kê, SởCông Thương TP ĐN. Đối tượng nghiên cứu là chủdoanh nghiệp, hoặc là người đại diện DNNVV trênđịa bàn TPCT đã ứng dụng TMĐT vào hoạt độngSXKD. Bài nghiên cứu không xem xét trường hợpsử dụng email trong giao tiếp hàng ngày như là
việc ứng dụng TMĐT vì tính phổ biến của emailtrong xã hội ngày nay. Việc phân loại DNNVV dựatheo NĐ 56/2009/NĐ-CP. Địa bàn nghiên cứu tậptrung chủ yếu ở các quận trung tâm như quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, Cẩm Lệ là những quận có sốDNNVV chiếm đa số và đại diện cho TP ĐN.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứulựa chọn Khung phân tích Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh kết hợp Lý thuyết chấp nhận công nghệ mới làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số điều chỉnh cũng được thực hiện trên các khung phân tích này nhằm thích ứng với bối cảnh của một quốc gia đang phát triển. Mô hình nghiên cứu mà nhóm tác giả đề xuất được trình bày dưới:
Sự sẵn sàng của tổ chức |
Nhận thức lợi ích của TMĐT |
Lựa chọn ứng dụng TMĐT |
Các rào cản của TMĐT |
Các hỗ trợ cho TMĐT |
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu chothấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụngTMĐT của các doanh nghiệp.. Vì thế, trong nghiên cứu này, các yếu tốtrên được đưa vào mô hình phân tích để xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV. Để đánh giá các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DN, nhóm nghiên cứu đã lập ra gồm21biến phân thành 4 nhóm như trình bày ở Hình 1 và từng biến được đo lường bằng phân tích nhân tố.
(1)Sự sẵn sàng của tổ chức(gồm 4 biến)
(2)Nhận thức lợi ích của TMĐT(gồm 5biến)
(3)Các rào cản của TMĐT(gồm 7biến)
(4) Các hỗ trợ cho TMĐT(gồm 5biến).
(H1), (H2), (H3), (H4) được xây dựng từ các giả thuyết củaLê Văn Huy (2008), Basil Alzougool Sherah Kurnia, 2008, Teo, T. S. H. et Tan, M., 1998, Ling, C. Y., 2001: Thông qua lược khảo một số nghiên cứu chothấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụngTMĐT của các doanh nghiệp.
(H1) Sự sẵn sàng của DN: Trong các nghiêncứu của Huy (2008), Ling (2001), Teo và Tan(1998) đã chỉ ra rằng đặc điểm sản phẩm, quy môdoanh nghiệp là một trong những yếu tố có ảnhhưởng đến việc ứng dụng TMĐT của doanhnghiệp.
(H2) Nhận thức lợi ích của TMĐT: Theo nghiên cứu của Basil AlzougoolSherah Kurnia (2008) để cho việc hội nhập côngnghệ mới nói chung và TMĐT nói riêng được thựchiện nhanh chóng trong doanh nghiệp đòi hỏingười lãnh đạo phải có những nhận thức và kiếnthức nhất định về vai trò của TMĐT đối với doanh nghiệp.
(H3) Các rào cản của TMĐT: Bên cạnh tập quán tiêu dùng, nhận thứcvề thanh toán điện tử là một trở ngại lớn khi xã hộiViệt Nam có một thói quen lâu đời sử dụng tiềnHuy (2008). Một trong những yếu tố môi trườngtác động đến việc hội nhập là sức ép từ chínhnhững người bán và nhà cung cấp của doanhnghiệp (Ling (2001), Tan và Teo (2000).
(H4) Các hỗ trợ cho TMĐT: Khôi vàctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủdoanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủcó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD củaDNNVV. Vì thế, trong nghiên cứu này, các yếu tốtrên được đưa vào mô hình phân tích để xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng.
Nghiên cứu định lượng (n = 200 ) |
Thang đo chính thức |
Quy trình nghiên cứu
Điều chỉnh |
Nghiên cứu thử (n= 10) |
Thang đo nháp |
Cơ sở lý thuyết |
Phân tích nhân tố khám phá EFA |
Cronbach’s Anpha |
Thang đo hoàn chỉnh |
Phân tích hồi quy tuyến tính bội |
-Đánh giá độ tin cậy các thang đo -Loại biến không phù hợp |
-Kiểm tra nhân tố trích -Kiểm tra phương sai trích
|
Viết báo cáo |
-Kiểm định sự phù hợp của mô hình -Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố |
Công cụ đo lường
Thang đo được xây dựng cụ thể qua bảng câu hỏi khảo sát.
Bảng câu hỏi gồm 4 phần. Phần A thu thập thông tin về DN; Phần B thu thập thông tin liên quan đến ứng dụng TMĐT tại DN; Phần C thu thập các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các DN; Phần D gồm những thông tin về nhân khẩu học.
Thang đo trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết đo lường đa hướng. Theo đó, một tập hành vi có thể quan sát (các phát biểu) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (khái niệm nghiên cứu). Do có sự khác biệt nhau về văn hóa và cơ sở hạ tầng kinh tế, cho nên có thể các thang đo được xây dựng tại các nước phát triển hay các thang đo được xây dựng từ các cuộc nghiên cứu tương tự ở trong nước cũng như các mô hình nghiên cứu chưa phù hợp và thích ứng với thị trường Việt Nam. Thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sơ bộ, các biến quan sát đã được chỉnh sửa cho phù hợp đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1 = “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “hoàn toàn đồng ý”.
Nghiên cứu định tính
Do mô hình nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng doanh nghiệp được khảo sát nên nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn sâu (qua email và thảo luận trực tiếp) cácchuyên gia trong lĩnh vực phát triển và sử dụng TMĐTđể xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến việc áp dụng TMĐT của DN.
Thiết kế nghiên cứu định tính, dựa trên các mô hình nghiên cứu và tham khảo ý kiến của đội ngũ chuyên gia, thang đo việc ứng dụngTMĐT của các DN tại Đà Nẵng, để nghiên cứu gồm 21 biến quan sát đo lường 4 thành phần, như sau:
(1) Sự sẵn sàng của DN để áp dụng TMĐT (SS1-SS5): 4 biến
(2) Nhận thức lợi ích của TMĐT(NT1-5): 5 biến
(3) Các rào cản ảnh hưởng đến áp dụng TMĐT(RC1-7): 7 biến
(4) Các hỗ trợ cho việc áp dụng TMĐT(HT1-5): 5 biến
Và biến phụ thuộc: Việc ứng dụng TMĐT (UT1-3): 3 biến
STT |
Mã hóa |
Biến quan sát |
Nguồn thang đo |
|
|
1 |
Sự sẵn sàng của DN để áp dụng TM ĐT |
SS1 |
DN có đủ nguồn lực tài chính để ứng dụng TMĐT |
Lê Văn Huy (2008) Basil Alzougool Sherah Kurnia, 2008. Teo, T. S. H. et Tan, M., 1998. Ling, C. Y., 2001 |
|
2 |
SS2 |
DN có đủ nguồn lực công nghệ thông tin để thực hiện TMĐT |
|
||
3 |
SS3 |
DN có nguồn lực nhân sự có trình độ CNTT đáo ứng việc thực hiện TMĐT |
|
||
4 |
SS4 |
DN có nguồn cơ sở hạ tầng đáp ứng việc áp dụng TMĐT |
|||
5 |
Nhận thức lợi ích của TMĐT |
NT1 |
TMĐT giúp DN tiết kiệm chi phí |
Lê Văn Huy (2008) Basil Alzougool Sherah Kurnia, 2008,
|
|
6 |
NT2 |
TMĐT giúp DN tiết kiệm thời gian |
|
||
7 |
NT3 |
TMĐT giúp DN tiếp cận khách hàng nhiều hơn |
|
||
8 |
NT4 |
TMĐT giúp DN tiếp cận thông tin nhiều hơn |
|
||
9 |
NT5 |
TMĐT giúp DN mở rộng cơ hội kinh doanh, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận |
|||
10 |
Các rào cản áp dụng TMĐT |
RC1 |
Tập quán mua bán truyền thống cản trở ứng dụng TMĐT |
(Ling (2001), Tan và Teo (2000). Khôi và ctv (2008) |
|
11 |
RC2 |
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu |
|||
12 |
RC3 |
Chi phí đầu tư cho TMĐT còn hạn chế |
|
||
13 |
RC4 |
Nhận thức về lợi ích của TMĐT chưa rõ ràng |
|
||
14 |
RC5 |
TMĐT chưa phù hợp với cách thức kinh doanh |
|
||
15 |
RC6 |
TMĐT chưa phù hợp với khách hàng và nhà cung ứng |
|||
16 |
RC7 |
Môi Trường pháp lý về TMĐT chưa hoàn chỉnh |
|
||
17 |
Các hỗ trợ cho việc áp dụng TMĐT |
HT1 |
Chính phủ cung cấp các ưu đãi về thuế |
Lê Văn Huy (2008) (Ling (2001), Tan và Teo (2000). Khôi và ctv (2008) |
|
18 |
HT2 |
Chính phủ cung cấp các cơ sở hạ tầng với chi phí hợp lý |
|
||
19 |
HT3 |
Hoàn thiện môi trường pháp lí về TMĐT |
|
||
20 |
HT4 |
Có các khóa tập huấn, đào tạo về TMĐT |
|||
|
|||||
21 |
HT5 |
Thị trường có dịch vụ tư vấn, thiết kế, phát triển trang tin điện tử (phần cứng, phần mềm) |
|
||
22 |
Việcứng dụng TMĐT tại DN |
UT1 |
DN có đủ nguồn nhân lực, vật lực đế ứng dụng TMĐT |
(Ling (2001), Tan và Teo (2000). Khôi và ctv (2008) |
|
23 |
UD2 |
TMĐT thực sự mang lại lợi ích cho DN khi giảm chi phí và tăng doanh thu |
|
||
24 |
UD3 |
DN được sự hỗ trợ cần thiết để áp dụng TMĐT |
Thiết kế nghiên cứu định lượng
Chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sẽ khảo sát trực tiếp doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng.Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được xây dựng.
Phân tích nhân tố với các nhóm biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy |
.835 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
2124.510 |
df |
210 |
|
Sig. |
.000 |
Hệ số KMO and Bartlett’s Test = 0.835>0.5 phân tích EFA có ý nghĩa. Từ 21biến quan sát trích được 4 nhân tố với phương sai trích 62.976% > 50%, trị số Eigenvalue = 1.052>1. Các hệ số Factor loading đều lớn hơn 0.5.
Phương pháp trích trong phân tích nhân tố yêu cầu các giá trị trích Eigenvalue phải lớn hơn mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Do đó 4 nhân tố được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 4 có Eigenvalue là 1.052>1. Tổng phương sai trích của 4 nhân tố bằng 62.976%>50% điều này cho thấy khả năng sử dụng 4 nhân tố thành phần này giải thích được 62.97% biến thiên của các biến quan sát.
|
Component |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
SS2 |
.737 |
|
|
|
SS3 |
.752 |
|
|
|
SS1 |
.655 |
|
|
|
SS4 |
|
|
|
|
RC7 |
|
.594 |
|
|
RC6 |
|
.596 |
|
|
RC4 |
|
.552 |
|
|
RC2 |
|
.719 |
|
|
RC3 |
|
.687 |
|
|
RC5 |
|
.717 |
|
|
RC1 |
|
|
|
|
HT4 |
|
|
.773 |
|
HT1 |
|
|
.612 |
|
HT2 |
|
|
.709 |
|
HT5 |
|
|
.590 |
|
HT3 |
|
|
|
|
NT4 |
|
|
|
710 |
NT3 |
|
|
|
.798 |
NT2 |
|
|
|
.595 |
NT5 |
|
|
|
.716 |
NT1 |
|
|
|
.651 |
Bảng 4.7: Kết quả Rotated Component Matrixa
Phân tích nhân tố với các nhóm biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy |
.661 |
|
Bartlett's Test of Sphericity |
Approx. Chi-Square |
96.651 |
df |
3 |
|
Sig. |
.000 |
Hệ số KMO của ứng dụng= 0.661>0.5 nên kết quả phân tích này có ý nghĩa.
Component |
Initial Eigenvalues |
Extraction Sums of Squared Loadings |
||||
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
Total |
% of Variance |
Cumulative % |
|
1 |
1.842 |
61.413 |
61.413 |
1.842 |
61.413 |
61.413 |
2 |
.630 |
20.983 |
82.396 |
|
|
|
3 |
.528 |
17.604 |
100.000 |
|
|
|
Extraction Method: Principal Component Analysis. |
Từ 3biến quan sát trích được 1 nhân tố duy nhất với phương sai trích 61.413%. Trị số Eigenvalue = 1.842>1. Các hệ số loading đều lớn hơn 0.5.
Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả kiểm định hệ số tương quan r như sau:
Correlations
|
UD |
SS |
NT |
RC |
HT |
|
UD |
Pearson Correlation |
1 |
.620** |
.601** |
.809** |
.701** |
Sig. (2-tailed) |
|
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
SS |
Pearson Correlation |
.620** |
1 |
.694** |
.672** |
.647** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
|
.000 |
.000 |
.000 |
|
N |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
NT |
Pearson Correlation |
.601** |
.694** |
1 |
.737** |
.648** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
|
.000 |
.000 |
|
N |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
RC |
Pearson Correlation |
.809** |
.672** |
.737** |
1 |
.709** |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
.000 |
|
.000 |
|
N |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
|
HT |
Pearson Correlation |
.701** |
.647** |
.648** |
.709** |
1 |
Sig. (2-tailed) |
.000 |
.000 |
.000 |
.000 |
|
|
N |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). |
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan r
Cụ thể là: Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng có tương quan chặt chẽ với các nhân tố: Sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT(SS),Nhận thức lợi ích của việc ứng dụng TMĐT(NT),Rào cản của việc ứng dụng TMĐT(RC),Các hỗ trợ cho việc ứng dụng TMĐT(HT).
Sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến
Mô hình lý thuyết đề xuất gồm có 5 thành phần: (i) Sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT; (ii) Nhận thức lợi ích của việc ứng dụng TMĐT; (iii) Rào cản của việc ứng dụng TMĐT; (iv) Các hỗ trợ cho việc ứng dụng TMĐT; (v) Ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng. Trong đó, 4 thành phần là những thành phần độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đếnViệc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng. Để nhận diện các nhân tố tác động, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
UD = f(F1, F2, F3, F4)
Trong đó: UD: biến phụ thuộc
F1, F2, F3, F4: biến độc lập
Tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định.
Kiểm định giả thuyết mô hình hồi qui giữa 4 thành phần là biến độc lập (i) Sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT; (ii) Nhận thức lợi ích của việc ứng dụng TMĐT; (iii) Rào cản của việc ứng dụng TMĐT; (iv) Các hỗ trợ cho việc ứng dụng TMĐT; và (v) Ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng(ký hiệu UD) là biến phụ thuộc vào 4 thành phần trên.
ANOVAa
Model |
Sum of Squares |
df |
Mean Square |
F |
Sig. |
|
1 |
Regression |
42.640 |
4 |
10.660 |
109.765 |
.000b |
Residual |
18.938 |
195 |
.097 |
|
|
|
Total |
61.577 |
199 |
|
|
|
Bảng 4.9: Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy
Giá trị sig của phân tích ANOVA về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Thống kê giá trị F = 109.765được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, sự tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức tin cậy 99%.
Model Summaryb
Model |
R |
R Square |
Adjusted R Square |
Std. Error of the Estimate |
Durbin-Watson |
1 |
.832a |
.692 |
.686 |
.312 |
1.559 |
Bảng 4.10: Hệ số phù hợp của mô hình
Qua bảng trên ta thấy: R2 = 0.692, R2 hiệu chỉnh = 0.686. R2 > R2 hiệu chỉnh, nên nó dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh là 0.686nghĩa là 68.6% sự biến thiên của biến phụ thuộc là Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng được giải thích bởi biến thiên của 4 biến độc lập.
Coefficientsa
Model |
Unstandardized Coefficients |
Standardized Coefficients |
t |
Sig. |
Collinearity Statistics |
|||
B |
Std. Error |
Beta |
Tolerance |
VIF |
||||
1 |
(Constant) |
.324 |
.193 |
|
1.640 |
.003 |
|
|
SS |
.204 |
.164 |
.299 |
1.642 |
.000 |
.433 |
1.310 |
|
NT |
.112 |
.073 |
.129 |
1.531 |
.000 |
.376 |
1.662 |
|
RC |
.672 |
.073 |
.694 |
9.535 |
.000 |
.350 |
1.856 |
|
HT |
.245 |
.072 |
.297 |
4.096 |
.000 |
.434 |
1.306 |
Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của nghiên cứu này có dạng:
Hồi quy chưa chuẩn hóa sẽ là:
UD = 0.324 + 0.204SS + 0.112NT + 0.672RC + 0.245HT + e.
Hồi quy đã chuẩn hóa sẽ là:
UD* = 0.299SS* + 0.129NT* + 0.694RC* + 0.297HT*
Kết quả phân tích các hệ số hồi qui trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của các thành phần Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,01). Do đó, ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến việc Ứng dụng TMĐT tại ĐN. Tất cả các thành phần đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến việc Ứng dụng TMĐT, do các hệ số hồi qui đều mang dấu dương.
Xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình. Ở phần phân tích hệ số tương quan ở trên, giữa biến phụ thuộc có quan hê tương quan khá rõ với các biến độc lập, nhưng các biến độc lập cũng có sự tương quan với nhau. Điều này sẽ xảy ra đa cộng tuyến của mô hình. Ta có độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF).
VIF < 2: Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng không đáng kể đến mô hình
2<VIF: : Hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đáng kể đến mô hình
VIF>10: Dấu hiệu của đa cộng tuyến
Mô hình cũng đáp ứng điều kiện về phần dư, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn (trung bình mean = 4.46E-15 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.990)
Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1.595 nên các phần dư trong mẫu không có tương quan với nhau.
Trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Do đó, dựa trên kết quả hồi quy hiệu chỉnh, ta thấy biến Rào cản đến TMĐT ảnh hưởng nhiều nhất đến việc Ứng dụng TMĐT của các DN trên địa bàn ĐN (beta = 0.694); Mô hình trên giải thích được 69% sự thay đổi của biến UD là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 31% biến thiên được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình.
Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui với 4 biến độc lập và 1 biến phụ: Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thỏa mãn của người sử dụng ở độ tin cậy 69%. Qua phương trình hồi qui hiệu chỉnh chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về tính Sẵn sàngtăng lên 1 điểm thì việc Ứng dụng TMĐT tại ĐNtăng lên trung bình 0.299 điểm; khi điểm đánh giá về Nhận thức liên quan đến TMĐT tăng lên 1 điểm thì việc Ứng dụng TMĐT tại ĐNtăng lên trung bình 0.129 điểm; khi điểm đánh giá vềRào cản đối với TMĐT tăng lên 1 điểm thì việc Ứng dụng TMĐT tại ĐN tăng lên trung bình 0.694 điểm và khi điểm đánh giá về sự Hỗ trợ đối với TMĐT tăng lên 1 điểm thì việc Ứng dụng TMĐT tại ĐN tăng lên trung bình 0.297 điểm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Các hệ số hồi quy trong mô hình cho ta biết mức độ ảnh hưởng giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc, giá trị hồi qui chuẩn của sự Sẵn sàng ảnh hưởng 29,9% đến việc Ứng dụng TMĐT; giá trị hồi qui chuẩn của Nhận thứcảnh hưởng 12,9% đến việc Ứng dụng TMĐT; giá trị hồi qui chuẩn của Rào cảnảnh hưởng 69,4% đến việc Ứng dụng TMĐT và giá trị hồi qui chuẩn của Hỗ trợảnh hưởng 29,7% đến việc Ứng dụng TMĐT.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua hình sau.
Sẵn sàng |
Nhận thức |
Rào cản |
HS hồi quy: 0.204 HS Beta: 0.299 |
HS hồi quy: 0.112 HS Beta: 0.129 |
HS hồi quy: 0.672 HS Beta: 0.694 |
Việc ứng dụng TMĐT |
Hỗ trợ |
HS hồi quy: 0.245 HS Beta: 0.297 |
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Ngoài ra, cần thực hiện một số cách khảo sát khác nhau, như: Xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram; Biểu đồ P-P Plot; Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không.
9. Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu với 4nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng, bao gồm: Sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT; Nhận thức lợi ích của việc ứng dụng TMĐT; Rào cản của việc ứng dụng TMĐT;Các hỗ trợ cho việc ứng dụng TMĐT. Thông qua kết quả khảo sát điều tra ta thấy sự tác động lần lượt của các nhân tố đến Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng .
Trong nghiên cứu và kiểm định mô hình hồi qui, 4 thành phần đề xuất phù hợp và có ý nghĩa trong thống kê, mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập. Trong 4 thành phần được xác định trong mô hình nghiên cứu, mức độ tác động của các thành phần khác nhau đối với Việc ứng dụng TMĐT của các DN Đà Nẵng.
Một số giải pháp kiến nghị:
Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử
Đa số các DN tại Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa tiếp cận và phát triển TMĐT một cách bài bản, phần lớn đều mang tính tự phát nên hiệu quả và khả năng phát huy của TMĐT vẫn còn bị hạn chế. Nhiều DN vẫn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, lợi ích của TMĐT, tiềm năng cũng như hạn chế của TMĐT. Phần lớn DN cho rằng TMĐT đơn thuần chỉ là các ứng dụng của CNTT, hay TMĐT chỉ là làm website giới thiệu về DN. Hạn chế này đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của TMĐT trong những năm vừa qua.Do đó, các DN muốn ứng dụng và phát triển TMĐT thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của TMĐT. Cụ thể: - Các DN cần chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT, cần lựa chọn những cán bộ đã được đào tạo về CNTT, mạng Internet và đặc biệt là có am hiểu về TMĐT.
Các DN cần chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó cụ thể là Sở Công Thương, Trung tâm phát triển TMĐT thuộc Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương; chủ động tham gia các đợt tập huấn, các khóa đào tạo và các chương trình phát triển TMĐT do các sở, cơ quan ban ngành tổ chức.
Tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền về lợi ích của TMĐT để từng bước thay đổi tập quán, tâm lý của người tiêu dùng từ chỗ chỉ quen mua sắm trực tiếp tại các siêu thị, các chợ chuyển sang mua sắm qua mạng.
Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử
Dù kinh doanhtheo bất kỳ hình thức nào, ở bất kỳ giai đoạn nào thì việc xây dựng kế hoạch kinh doanhcũng là một yêu cầu tất yếu nếu DN muốn đạt được mục tiêu phát triển lâu dài. Đặc biệt, đối với các DN bắt đầu tiến hành triển khai và ứng dụng hình thức kinh doanhTMĐT. Với ý nghĩa quan trọng này, các DN tại Đà Nẵngcần phải xây dựng cho riêng mình kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế về nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất... trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanhcũng như căn cứ vào mục tiêu hoạt động trong tương lai. Công tác lập kế hoạch kinh doanhTMĐT đòi hỏi DN phải thận trọng và dành công sức thích hợp cho việc này.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển thương mại điện tử
Để theo kịp được với sự phát triển không ngừng của tiến bộ xã hội mà đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các DN cần tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản trị mạng cũng như có thể khai thác đầy đủ các ứng dụng của TMĐT. Bởi vậy, phải đào tạo các chuyên gia tin học và phải phổ cập kiến thức về TMĐT không những cho các bộ phận quản lý mà còn cho các bộ phận thực thi về TMĐT. Tuyển chọn các chuyên viên CNTT có đủ trình độ, kinh nghiệm nhất định vào làm việc và đảm nhiệm một số vị trí quan trọng trong DN. Đào tạo cơ bản và chuyên sâu về TMĐT cho đội ngũ chuyên gia tin học, CNTT. Đây là những người thường xuyên phải cập nhật những kiến thức của CNTT và khả năng đưa vào ứng dụng trong điều kiện kinh doanhcụ thể.
10.Những hạn chế của nghiên cứuvà hướng nghiên cứu trong tương lai
Một số điểm hạn chế của đề tài có thể hoàn thiện hơn trong tương lai:
Mẫu nghiên cứu là 200 là tương đối đạt, nhưng nếu có thời gian đầu tư nghiên cứu sâu hơn với số mẫu lớn hơn thìnên việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT sẽ đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu việc ứng dụngthương mại điện tử trong các doanh nghiệp rất khó mà giải quyết trọn vẹn được các vấn đề, bởi vì việc ứng dụng thương mại điện tử trong mỗi doanh nghiệp là rất khác nhau. Nghiên cứu chỉ mới thực hiện đối với loại hình doanh nghiệp chung, chưa đi sâu nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể để mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tập trung hơn.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau nên việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn để có thể tìm ra những điểm đồng nhất.
Hướng nghiên cứu trong tương lai
Kết quả của nghiên cứu này có thể mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai như sau:
Thứ nhất, có thể mở rộng mẫu nghiên cứu đểnắm bắt được việc ứng dụngthương mại điện tử để tiếp tục đưa ra các chiến lược phù hợp với sự phát triển.
Thứ hai, có thể chỉ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp của một chuyên ngành nào đóđể giúp cho lãnh đạo ngành đó đưa ra các giải pháp cụ thể hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi ứng dụng thương mại điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thuỷ (2016) “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trong điểm Miền Trung”.
[2]Nghiên cứu của Phạm Phương Trung (2014) “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thừa Thiên Huế ”.
[3] Nghiên cứu của Lê Văn Huy (2008) “Nghiên cứu hội nhập TMĐT trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”.Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế, Đà Nẵng.
[4] Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại điện tử ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành;
[5] Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam
[6]Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?, Tạp chí The Leader;năm 2018;
[7] Basil Alzougool Sherah Kurnia, 2008. Electronic Commerce Technology Adoption by SMEs: A Conceptual study. Luleå University of Technology Master Thesis, Continuation Courses, Marketing and ecommerce Department of Business Administration and Social Sciences Division of Industrial marketing and e-commerce.
[8] Teo, T. S. H. et Tan, M., 1998. An empirical study of adopters and nonadopters of the Internet in Singapore, Information & Management, 34, 339-345.
[9] Ling, C. Y., 2001. Model of factors influences on electronic commerce adoption and diffusion in small & medium sized enterprises, ECIS Doctoral Consortium, 24- 26 June, AIS region 2 (Europe, Africa, Middle-East).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: