SỬ DỤNG CHỈ SỐ ENTERPRISE VALUE ĐỂ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.
Định giá là một trong những công đoạn cuối cùng của phân tích cơ bản doanh nghiệp, dĩ nhiên định giá xong chưa phải là có thể quyết định mua cổ phiếu đó được hay chưa nhưng nhờ định giá mà chúng ta có thể biết cổ phiếu đó có đáng mua ở hiện tại hay phải tiếp tục chờ. Do đó, đối với những nhà đầu tư theo phân tích cơ bản, định giá là một công việc cực kỳ quan trọng.
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02,
"Giá trị doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Giá trị của mỗi tài sản cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp không thể tách rời nhau và cũng không thể thẩm định trên cơ sở giá trị thị trường.
Giá trị doanh nghiệp phải được xem xét trên tổng thể tài sản, không phải là giá trị của từng tài sản riêng rẽ, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
Một tài sản nếu để riêng biệt có thể không phát huy được giá trị sử dụng nhưng khi kết hợp với một tài sản khác lại có thể phát huy được giá trị sử dụng của chính tài sản đó. Giá trị của từng tài sản riêng rẽ được xác định dựa trên phần đóng góp của tài sản đó vào hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp nên không liên quan đến thị trường, không tính đến giá trị sử dụng tối ưu và tốt nhất của tài sản đó cũng như số tiền mà tài sản đó mang lại khi được mang ra bán.
Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp có xu hướng cao hơn giá trị thị trường của tài sản khi doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả, thu được lợi nhuận cao hơn so với doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm tương tự; ngược lại có xu hướng thấp hơn giá trị thị trường khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng cũng có xu hướng cao hơn giá trị thị trường khi doanh nghiệp có bằng sáng chế, giấy phép, hợp đồng sản xuất những sản phẩm đặc biệt, hoặc doanh nghiệp có uy tín đặc biệt, họăc các dạng tài sản thuộc sở hữu trí tuệ khác mà các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh khác không có."
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học theo trường phái lợi ích: “Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lợi ích hay thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được trong tương lai”
Thông thường một doanh nghiệp có thể được xác định theo các cặp tiêu chuẩn giá trị chủ yếu sau:
- Giá trị hoạt động và giá trị thanh lý
- Giá trị sổ sách và giá trị thị trường
- Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết của DN
Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value) chính là thước đo tổng giá trị của công ty, thường được sử dụng như một giải pháp thay thế toàn diện hơn để cân bằng giá trị vốn hóa thị trường.
Giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết có thể được coi là giá phải trả nếu một công ty được mua. Giá trị doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể so với giá trị vốn hóa thị trường và nhiều người coi rằng đó là biểu hiện giá trị chính xác của một công ty.
Giá trị doanh nghiệp (EV, Enterprise Value) = Vốn hóa thị trường + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền
EV là giá trị phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần, nợ vay của doanh nghiệp, và thường được sử dụng trong trường hợp mua lại doanh nghiệp.
Tiền và các khoản tương đương tiền được loại khỏi trong viêc tính EV vì bản thân khoản mục này đã nằm trong Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.
EV cho biết đánh giá của thị trường về toàn bộ doanh nghiệp đó, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình. Mục đích của việc sử dụng chỉ số EV là:
Có thể sử dụng 2 chỉ tiêu EV/EBITDA và EV/EBIT để xác định đúng giá trị của doanh nghiệp. Hai chỉ số này dưới 10 là tốt, tuy nhiên cũng cần lưu ý nếu sử dụng chỉ số này để so sánh công ty trong cùng ngành thì sẽ cho cái nhìn khách quan và chính xác và không nên máy móc hoàn toàn. EV/EBITDA và EV/EBIT có thể do công ty quá giá trị nhưng cũng có thể do doanh nghiệp tăng trưởng tốt. EV/EBITDA và EV/EBIT thấp có thể do công ty định giá thấp nhưng cũng có thể doanh nghiệp chất lượng kém, nhiều rủi ro.
Ví dụ: Hãy xem giá của hai cổ phiếu tương đương: Air Macklon và Cramer Airlines. Với mức giá 45 đô la trên mỗi cổ phiếu, Macklon có mức vốn hóa thị trường là 13,5 tỷ đô la và tỷ lệ giá trên thu nhập (P / E) là 10. Nhưng trên bảng cân đối kế toán , khoản nợ là 30 tỷ đô la .Vậy EV của Macklon là 43,5 tỷ đô la, và tỷ lệ EV / EBIT gấp gần 13 lần .
Ngược lại, Air Cramer có mức giámỗi cổ phiếu là 23 đô la và mức vốn hóa thị trường là 6,1 tỷ đô la và tỷ lệ P / E là 20, gấp đôi so với Air Macklon. Nhưng Cramer nợ ít hơn rất nhiều, khoản nợ ròng của nó ở mức 3,5 tỷ đô la, EV của nó là 9,6 tỷ đô la và tỷ lệ EV / EBIT của nó chỉ là 10.
3.Kết luận
Giá trị của EV nằm ở khả năng so sánh các công ty với các cấu trúc vốn khác nhau. Bằng cách sử dụng giá trị doanh nghiệp thay vì vốn hóa thị trường để xem xét giá trị của một công ty, các nhà đầu tư có được cảm nhận chính xác hơn về việc một công ty có thực sự bị định giá thấp hay không.
Tài liệu tham khảo:
1.https://www.investopedia.com/articles/fundamental/04/031004.asp, truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2020
2.http://kakata.vn/ky-thuat-dinh-gia-doanh-nghiep-nhanh-bang-p-e-va-evebitda.t2244.html
3. https://bitcoinvietnamnews.com/chi-so-ev-ebit-ebitda-la-gi, truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2020
4.https://pedia.vietstock.vn/44/Phan-tich-co-ban/1979/Gia-tri-doanh-nghiep, truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2020
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: