Lê Thị Huyền Trâm1; Đinh Thị Thu Hiền2
TÓM TẮT:
Từ khóa: Kế toán quản trị chiến lược, doanh nghiệp, thủy sản.
1. Đặt vấn đề
2. Giới thiệu về Lý thuyết dự phòng và kế toán quản trị chiến lược
Lý thuyết dự phòng là một trong các lý thuyết phổ biến được dùng trong các nghiên cứu KTQT nói chung. Theo Gosselin (1997), chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thực hiện đổi mới hệ thống KTQT. Frederick Taylor (1911) và Henri Fayol (1949) cho rằng, các nguyên tắc quản lý chung sẽ làm cho các công ty thành công hơn. Tuy nhiên, Taylor cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn hình thức quản lý phù hợp nhất với một trường hợp cụ thể. Trong nghiên cứu của Henri Fayol cho thấy, không thể cứng nhắc hay tuyệt đối trong công việc quản lý. Nghiên cứu trong thời kỳ này nhấn mạnh sự khác biệt về cấu trúc giữa các tổ chức. Các nghiên cứu này nêu lý do tại sao cấu trúc tổ chức lại khác nhau và chỉ ra 3 vấn đề: Không có cách tổ chức chung tốt nhất cho mọi tổ chức; cung cấp một khái niệm chính xác hơn để mô tả quản lý tổ chức và đề xuất các yếu tố môi trường cho những cách tổ chức khác nhau (Van de Ven và cộng sự, 2013). Đây là nền móng ban đầu cho sự ra đời của lý thuyết dự phòng, lý thuyết mô tả sự đa dạng của các cấu trúc và hành vi tổ chức. Vào giữa những năm 1960, lý thuyết dự phòng đã được phát triển sử dụng bởi các nhà nghiên cứu KTQT giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết dự phòng có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT, vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết dự phòng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về KTQT của Otley (1980).
Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu KTQT thay đổi tập trung các biến như văn hóa (Harrison và McKinnon 1999) và chiến lược (Langfield- Smith 2006). Bên cạnh đó, công nghệ là một biến ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu KTQT. Những thay đổi về công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu của tổ chức về KTQT. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kế toán chỉ ra rằng, các yếu tố về sự biến động về môi trường kinh doanh và chiến lược môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống thông tin kế toán (Hutaibat, 2005). Các nhà nghiên cứu khác cũng đồng quan điểm khi cho rằng, chiến lược kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán và quá trình đổi mới kế toán (Chandler, 1990; Chenhall, 2003).
Đặc biệt, đến giữa những năm 1970, đã có một khung lý thuyết tạm thời xoay quanh lý thuyết dự phòng (Üsdiken, 2008). Các nghiên cứu nổi bật nhất và được trích dẫn thường xuyên nhất trong lý thuyết dự phòng đến từ Anh (Woodward (1958, 1965); Burns và Stalker (1961); Pugh (1973); Pugh và cộng sự (1968), (1969); Emery và Trist (1965); Child (1972) và Hoa Kỳ (Chandler (1962); Lawrence và Lorsch (1967); Perrow (1967); Thompson (1967); Blau (1970); Hage và Aieken (1967).
* Kế toán quản trị chiến lược
Như vậy có thể hiểu KTQTCL là việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu KTQT về DN, đối thủ cạnh tranh và khách hàng, nhằm sử dụng cho việc phát triển và giám sát chiến lược kinh doanh của DN.
- Vai trò của kế toán quản trị chiến lược
4. Vận dụng lý thuyết dự phòng trong kế toán quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
Thủy sản là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân không chỉ về mặt giá trị kinh tế mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Việc vận dụng lý thuyết dự phòng trong các DN thủy sản là cần thiết. Từ các nghiên cứu lý thuyết dự phòng và KTQT, cũng như sự phát triển của KTQT chiến lược, các nhà nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết dự phòng trong KTQT chiến lược, vì chúng có mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài DN. Trong bối cảnh KTQT chiến lược, cách tiếp cận dự phòng dựa trên tiền đề là không có hệ thống kế toán chung, phù hợp với tất cả các tổ chức trong mọi hoàn cảnh (Otley, 1980, Emmanuel et al., 1990; Islam và Hu, 2012). Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, một hệ thống kế toán thích hợp phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà một tổ chức tự nhận thấy. Do đó, lý thuyết dự phòng xác định các khía cạnh cụ thể của hệ thống kế toán gắn với hoàn cảnh xác định.
Các nhà nghiên cứu lý thuyết tổ chức truyền thống cũng tin rằng có thể xác định được cấu trúc tối ưu cho tất cả các tổ chức (Fayol, 1949; Taylor, 1911; Weber, 1946). Tuy nhiên, trong thực tế không có một cơ cấu nào là tốt nhất cho một tổ chức. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh được gọi chung là lý thuyết dự phòng.
Theo lý thuyết dự phòng, kế toán quản trị được coi là thành phần của cơ cấu tổ chức. Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu kế toán quản trị là quá trình điều chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong một doanh nghiệp.
Các biến như môi trường bên ngoài, công nghệ, cơ cấu tổ chức và quy mô (Otley 1980; Waterhouse và Tiessen 1978) đã được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị trong hơn 25 năm. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu kế toán quản trị thay đổi tập trung các biến như văn hóa (Harrison và McKinnon 1999) và chiến lược (Langfield- Smith 2006).
Bên cạnh đó công nghệ là một biến ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu kế toán quản trị. Những thay đổi về công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức thường dẫn đến những thay đổi trong các yêu cầu của tổ chức về kế toán quản trị. Ví dụ, tổ chức có sử dụng công nghệ sản xuất hàng loạt trong sản xuất, quá trình sản xuất yêu cầu hệ thống ngân sách hỗ trợ quản lý các hoạt động thường xuyên hàng ngày (Chenhall 2007).
Ngược lại, các tổ chức áp dụng công nghệ sản xuất đơn vị phức tạp như doanh nghiệp thủy sản yêu cầu sự kiểm soát và điều khiển linh hoạt cần khuyến khích các nhân viên phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau (Woodward 1965). Với việc giới thiệu các sáng kiến quản lý hiện đại như Just-in time (JIT) và quản lý chất lượng toàn diện (TQM), DN thủy sản cần phương tiện hiệu quả để đo lường kết quả của các sáng kiến chiến lược của các nhà quản trị. Quản lý hệ thống kiểm soát liên kết chiến lược và hoạt động giống như thẻ điểm cân bằng phù hợp với nhu cầu của quản trị.
Cadez và Guilding (2008) đề xuất 4 yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với thiết kế hệ thống KTQT chiến lược gồm: Chiến lược kinh doanh, mức độ mà chiến lược đã áp dụng được xây dựng có chủ đích; định hướng thị trường, quy mô DN. Aver và Cadez (2009) đề xuất một quan điểm xã hội học của lý thuyết dự phòng và cho rằng, sự phát triển xã hội học liên quan đến sự tham gia của kế toán viên trong quá trình ra quyết định chiến lược. Merchant (1985) khám phá các mối quan hệ ngẫu nhiên giữa quy mô của công ty, sự đa dạng của sản phẩm, mức độ phân cấp và việc sử dụng thông tin ngân sách.
Như vậy, chúng ta không thể xây dựng một hệ thống SMA khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mà việc vận dụng SMA vào doanh nghiệp phải tùy thuộc vào đặc thù từng doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức vì mỗi DN có quy mô doanh nghiệp, trình độ công nghệ và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn là khác nhau. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống SMA hiệu quả phải thích hợp với từng doanh nghiệp, với môi trường bên trong và bên ngoài mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
5. Kết luận
Trong những năm gần đây, SMA là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng, xét về góc độ nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại các doanh nghiệp. Việc vận dụng lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu giúp khám phá các nhân tố tác động đến KTQT chiến lược trong DN cụ thể là các DN thủy sản Việt Nam. Từ những nền tảng này, DN có thể đưa ra giải pháp điều chỉnh các biến ngữ cảnh nhằm xây dựng hệ thống thông tin KTQT hiệu quả. Trong đó, cải thiện chức năng cung cấp thông tin ngày càng chất lượng và hữu ích hơn, phục vụ cho việc thực hiện chiến lược dài hạn của DN.
-----------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Thống kê
[3] Bromwich, M. (1990), “The Case for Strategic Management Accounting: The Role of Accounting information for Strategy in Competitive Markets”, Accounting Organizations and Society, Vol. 15 No.1/2, pp. 27-46;
[4] Cadez, S. And Guilding, C. (2008), “An Exploratory investigation of An Integrated Contingency Model of Strategic Management Accounting”, Accounting, Organizations and Society, 28 (2-3); 127-168.
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: